1. Những cơ sở khoa học để xây dựng chương trình mơn GDCD mới
Môn GDCD thực chất là môn chính trị, nó là bộ môn khoa học thuộc khoa học xã hội. Mục đích của nó là nhằm trao đổi, bồi dưỡng những tri thức cần thiết để chuẩn bị cho học sinh trở thành người có ích cho xã hội.
Chính vì vậy mà nội dung chương trình mới cũng không nằm ngoài những nội dung của chương trình cũ (giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, kiến thức pháp luật). Chương trình cũ:
- Nội dung chương trình môn GDCD ở trường THCS bao gồm 2 loại chương trình
· Chương trình Đạo đức học (lớp 6 - 7)
· Chương trình Pháp luật (lớp 8 - 9)
- Mỗi năm học được kết cấu tri thức theo một hệ thống nhất định, theo một chủ đề nhất định. Mỗi nội dung của chủ đề được lí giải qua một hệ thống bài học. Mỗi bài học chiếm một vị trí xác định trong quá trình diễn giải làm rõ chủ đề.
- Về mức độ: mới dừng lại ở sự nhận biết sơ đẳng về khái niệm. Đây chỉ mới là sự khởi đầu, đặt nền móng cơ sở cho tình cảm đạo đức. Tất nhiên, ở đó chỉ là tình cảm theo cảm tính.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm- Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chùng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực.
Đánh giá vơi hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. Thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Chất lượng học được xem xét là sản phẩm đầu ra sau một quá trình tác động có chủ đích cuả hoạt động dạy học. Tác động của quá trình dạy học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện từ đời sống kinh tế, trình dộ dân trí, cơ sở vật chất, chương trình – SGK, đội ngũ GV, quản lý dạy học . Từ đó sản phẩm được hình thành và tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo của quá trình giáo dục. Không như chất lượng của các loại sản phẩm khác, sản phẩm của quá trình dạy học làm nên chất lượng học tập sau khi đã xác nhận có thể thay đổi theo cả hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Chất lượng học tập của HS đối với mỗi môn học thể hiện số lượng đơn vị kiến thức theo yêu cầu của môn học mà HS nắm được ở các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Ngoài ra, chất lượng học tập cũng biểu hiện ở các kĩ năng và thái độ của HS sau khi có được những vốn kiến thức môn học.
Trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi học HS được trải qua quá trình giáo dục bao gồm cac1 mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ. Đánh giá chất lượng học tập các môn học của HS thực chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá trình giáo dục ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về mặt trí tuệ mà HS đã đạt được sau một giai đoạn học tập.
Tham gia vào quá trình học tập, HS có mục đích chiếm lĩnh tri thức của môn học mà những tri thức này được mục tiêu của mỗi môn học định ra và yêu cầu HS phải đạt được. Mức độ đạt được các tri thức đó so với yêu cầu tạo nên những giá trị của sản phẩm mà quá trình dạy học đạt được. Mục tiêu môn học đặt ra các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ “Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, yêu cầu thái độ” thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông và thể hiện cụ thể qua SGK. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Kiểm tra xem HS đạt được những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến đâu.
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức độ cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của HS. Dạy học căn cứ kết quả đầu ra cần thông tin phản hồi đa dạng. Về phương tiện này chất lượng học tập được xem như chất lượng của một sản phẩm đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện. Sự điều chỉnh bổ sung những kiến thức, kĩ năng, thái độ còn chưa hoàn thiện giúp cho chất lượng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi HS. Việc kiểm tra chât lượng học tập sẽ giúp cho các nhà quản lý giáo dục, các GV và bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học.
b. Đổi mới PPDH là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới đánh giá kết quả dạy học.
Đổi mới nội dung, PPDH theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho HS thì đánh giá phải đổi mới theo hướng phát triển mọi năng lực HS.
c. Đánh giá là một quá trình, theo một quá trình, đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạt động giáo dục, từng môn học và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giá dục.
Đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Đánh giá ở những thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.
Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên, việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từngbài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp, cấp. Các câu hỏi bài tập sẽ được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
2. Phương pháp và hình thức đánh giá:
a. Đánh giá qua bài kiểm tra viết của HS. Đây là phương pháp đánh giá truyền thống. Song cần nhớ điểm mới là khơng kiểm tra học THUỘC LỊNG mà kiểm tra trình độ HIỂU vấn đề, kiểm tra tư duy vận dụng vấn đề (chính là kiểm tra sự sáng tạo, năng động trong hoạt động nhận thức, vì vậy bài viết cĩ thể là một bài tập tình huống, một sự kiện để các em đánh giá nhận xét, tự tìm ra các ứng xử, cách giải quyết các tình huống của bản thân hay của người khác.
b. Đánh giá qua các hoạt động của HS.
Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và Hoạt động ngồi giờ lên lớp như qua đĩng vai, qua các hình thức thi tìm hiểu theo chủ đề, hoặc qua các sản phẩm sưu tầm hoặc sáng tác dưới hình thức tranh vẽ, viết cảm xúc...
Cĩ thể nĩi hình thức kiểm tra đánh giá rất đa dạng, phong phú với mục tiêu đánh giá một quá trình học tập rèn luyện đạo đức thể hiện cả nhận thức thái độ tình cảm và hành vi thĩi quen đạo đức.
Cách 2 :
Yêu cầu chung :
Chương trình mới đòi hỏi kiểm tra, đánh giá trên cả 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ tương ứng với các chuẩn mực đạo đức đã học. Kiểm tra đánh giá theo các yêu cầu trên chính là đánh giá toàn diện chất lượng dạy học môn GDCD, sẽ tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi đạo đức, pháp luật ở học sinh.
Có thể nói đổi mới căn bản cách kiểm tra, đánh giá là chuyển từ kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức sang kiểm tra đánh giá quá trình hình thành nhân cách học sinh ; chuyển từ kiểm tra đánh giá tri thức sang kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, thái độ và coi trọng đánh giá quá trình rèn luyện kĩ năng, phát triển thái độ tích cực. Không chỉ có giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, mà còn đòi hỏi sự kết hợp giữa tự kiểm tra, đánh giá của cá nhân, nhận xét của tập thể học sinh và giáo viên.
Hình thức kiểm tra, đánh giá không chỉ qua bài viết của học sinh mà còn qua việc giải quyết các tình huống, làm bài kiểm tra, qua sản phẩm, qua các loại hình hoạt động thực tế, giao lưu của học sinh.
Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần kết hợp 2 hình thức : hình thức cho điểm (thang điểm 10) và hình thức nhận xét trên 3 yêu cầu của dạy học môn GDCD (năng lực nhận thức, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào giải quyết các tình huống đạo đức, pháp luật và nhận xét thái độ, ý thức hợp tác trong học tập, rèn luyện của học sinh)
- Giáo viên giảng dạy môn GDCD cần kết hợp với GVCN lớp trong việc nhận xét, đánh giá hiệu quả qua quá trình học sinh học tập, rèn luyện các chuan mực của môn GDCD.
Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá cụ thể :
Đánh giá qua bài kiểm tra viết của học sinh :
Đây là phương pháp đánh giá truyền thống. Song, điểm mới là không chỉ kiểm tra học thuộc lòng mà chủ yếu là kiểm tra trình độ hiểu vấn đề và khả năng vận dụng vấn đề (chính là kiểm tra sự sáng tạo, năng động trong hoạt động nhận thức). Vì vậy bài viết có thể là một bài tự luận, bài tập tình huống, một sự kiện để các em đánh giá, nhận xét, tự tìm ra cách ứng xử, cách giải quyết các tình huống của bản thân hay của người khác.
Kiểm tra qua các hoạt động của học sinh :
Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như : hoạt động lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, qua các hình thức thi tìm hiểu theo chủ đề, hoặc qua các sản phẩm sưu tầm hoặc sáng tác dưới hình thức tranh vẽ, viết cảm xúc
Có thể nói, hình thức kiểm tra đánh giá rất đa dạng phong phú diễn ra trong quá trình dạy môn GDCD, trong lớp và ngoài lớp
So với cách đánh giá, kiểm tra trước đây thì chương trình mới có nhiều điểm khác biệt. Việc kiểm tra không còn mang nặng tính lí thuyết dài dòng, học sinh phải vận dụng kiến thức học được để xử lí các tình huống do giáo viên đề ra. Học sinh không còn cảm thấy nặng nề, căng thẳng trước các kì kiểm tra do khối lượng kiến thức quá nhiều, khiến học sinh phải học dồn dập Ỉ dễ dẫn đến tình trạng học sinh quên ngay kiến thức sau khi kiểm tra xong. Bây giờ học sinh không những hiểu mà còn phải nắm vững nội dung để có thể vận dụng, xử lí tình huống.
File đính kèm:
- PHUONG PHAP DAY HOC MON GDCD THCS 20082009.doc