Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học Lịch sử qua kênh hình cho học sinh Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Đông

Thông qua quá trình quan sát cũng như qua các lần dự giờ thăm lớp ở bộ môn Lịch sử của một số giáo viên, tôi nhận thấy rằng :

 - Trong giờ dạy lịch sử, đa số giáo viên mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.

 - Có một số giáo viên lại chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa nên ngại không dám khai thác.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học Lịch sử qua kênh hình cho học sinh Lớp 6 - Trường THCS Ngọc Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh quan sát sơ lược vài nét chính để học sinh nắm được biểu tượng ban đầu về chúng mà thôi. Tránh tình trạng ôm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh nào cũng giới thiệu, mô tả thì không đủ thời gian. Ví dụ: Bài 6. Văn hoá cổ đại (trang 17,18,19,20). Đây là bài có tới 7 kênh hình minh hoạ. Nếu như kênh hình nào giáo viên cũng khai thác kĩ sẽ không đủ thời gian. Đây chỉ là một bài trong số rất nhiều bài tương tự như vậy. - Kênh hình trong sách giáo khoa giúp học sinh phát hiện ra kiến thức mới. Vì thế, nội dung thuyết minh kênh hình phải phong phú, sinh động, kết hợp với lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh, tạo nên ở các em cảm xúc thực sự, nội dung bài giảng vì thế cũng sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ trở nên yêu thích học tập môn lịch sử hơn. - Thông thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt trước hết giáo viên phải xác định rõ được nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh ảnh. Tiếp theo giáo viên phải dự kiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng chúng trong từng bài cụ thể. Phương pháp sử dụng trong dạy học loại kênh hình này là giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát. Đầu tiên là quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh rút ra được những kết luận. Khi tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi gợi mở giáo viên có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc toàn lớp. 2.4. Các bước làm việc với kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6 - Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình đó để học sinh xác định một cách khái quát nội dung cần khai thác. - Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung của kênh hình. - Bước 3: Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học sinh khác bổ sung hoàn thiện. - Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử. 3. Phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6 ở một số bài cụ thể Bài 1. Sơ lược về môn lịch sử Mục 2. Học lịch sử để làm gì ? Hình 1: Một lớp học ở trường làng xưa. Phương pháp giảng dạy : Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận : Quan sát hình 3, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào ? Vì sao có sự khác biệt đó ? Bức ảnh nói lên điều gì ? Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi và trả lời các câu hỏi trên Bước 4 : Giáo viên chốt lại và phân tích thêm : - Đây là bức ảnh chụp khung cảnh của một lớp học ở trường làng xưa, Nhìn vào bức ảnh, ta thấy lớp học được tổ chức ở ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng cũng như không có bảng đen, phấn trắng. Lớp học có khoảng 7 – 8 học sinh; sách vở được đặt ngay dưới nền, trước mặt. Tất cả học sinh đều mặc quần trắng và áo the dài và đặc biệt không có học sinh nữ. Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo; một học sinh đứng cạnh bàn, mặt quay vào thầy giáo, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy. - Lớp học trong kênh hình khác với lớp học ngày nay là lớp có ít học sinh, học sinh nữ không được đi học cho thấy sự bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ, thầy và trò không có phòng học riêng, không có bảng đen, không có bàn ghế cho thầy trò. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do thời xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bài 3. Xã hội nguyên thủy Mục 1. Con người đã xuất hiện như thế nào? Hình 4 – Săn ngựa rừng Phương pháp giảng dạy : Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức ảnh . Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh khai thác nội dung : Quan sát bức ảnh, hãy cho biết : Ngày xưa người nguyên thủy đã dùng cách gì để săn được ngựa rừng? Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trên theo từng cá nhân, học sinh khác nhận xét. Bước 4 : Giáo viên chốt lại và phân tích thêm : - Như các em đã biết, ngựa là một loài vật có đôi chân chạy rất nhanh, nhanh hơn con người rất nhiều. Chính vì vậy, Nếu như dùng sức của một người với những công cụ thô sơ như cành cây hoặc hòn đá thì rất khó có thể bắt được chúng. - Nhìn vào hình ta thấy được, để có thể săn được ngựa rừng thì cần phải tập trung sức của rất nhiều người đàn ông, họ sẽ cùng nhau chặn những con đường có thể rút chạy của bầy ngựa, sau đó họ sẽ dồn chúng đến một vực thẳm, để chúng rơi xuống vực thẳm mà chết hoặc nếu chúng phân vân chần chừ thì họ sẽ dùng những cành cây nhọn đã chuẩn bị sẵn phóng vào đâm chết chúng. Sau đó mang về cùng ăn. Mục 2. Người tinh khôn sống như thế nào ? Hình 5 - Người tối cổ và người tinh khôn Phương pháp giảng dạy : Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức ảnh . Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh khai thác nội dung : Xem hình 5, em thấy người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm nào ? Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trên theo từng cá nhân, học sinh khác nhận xét. Bước 4 : Giáo viên chốt lại và phân tích thêm : - Người tối cổ: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ, thể tích não và hộp sọ còn nhỏ, dáng đi còn hơi còng, lao về phía trước - Người tinh khôn: có cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, không còn lơp lông trên người, dáng đi thẳng, cơ thể gọn gàng và linh hoạt. Bài 9. Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta Mục 3. Đời sống tinh thần Hình 27 – Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình) Phương pháp giảng dạy: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 27 trong sách giáo khoa. Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh khai thác nội dung. - Trong hình vẽ có mấy mặt người? - Những mặt người này có gì khác so với những người bình thường? - Sự khác biệt đó muốn thể hiện điều gì? Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày. Bước 4: Giáo viên nhận xét và phân tích thêm: - Đây là một hình vẽ cổ, thể hiện một con thú và ba mặt người – một biểu hiện sinh động về nghệ thuật và tín ngưỡng sơ khai của người tinh khôn. - Hình vẽ có hai mặt nhìn thẳng, một nhìn nghiêng, mặt ở giữa lớn hơn cả, đây là mặt duy nhất có khắc lông mày. Trên ba mặt người đều có khắc chữ Y, thể hiện của cái sừng. Hình vẽ tuy đơn sơ, giản dị nhưng nhiều vẻ sinh động, thú vị. Đó là nghệ thuật sơ khai của người nguyên thủy ở Việt Nam. - Mặt khác, hình người có sừng là một hiện tượng không đúng hiện thực, chúng giống như những hình nửa người, nửa thú khác, nó còn mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là tôn giáo thờ vật tổ. Tôn giáo này ra đời trong xã hội thị tộc của mình là một động vật tổ để đặt tên cho thị tộc mình như: thị tộc hươu, thị tộc gấu...Ngày nay chúng ta còn thấy dâu vết tàn dư này ở những quy định cấm kị ở một số dân tộc miền núi ở nước ta. Chẳng hạn một số dân tộc không ăn thịt khỉ, trâu, chó...tục thở trâu còn ở một số vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trên mộ táng, người ta thường khắc hình đầu trâu. Như vậy, hình này cho phép ta suy đoán rằng cư dân nguyên thủy ở đây có tín ngưỡng thờ vật tổ. Vật tổ của họ là một loài ăn cỏ, có thể là hươu hay trâu vì trên mặt người có sừng. III. KẾT LUẬN: Nói tóm lại, “Phương pháp dạy học lịch sử qua kênh hình cho học sinh lớp 6’’ giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học lịch sử, làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích sự hứng thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho học sinh. Song đến nay, số lượng giáo viên sử dụng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa đạt chất lượng giờ dạy tốt chưa nhiều, việc biên soạn tài liệu, hướng dẫn phương pháp sử dụng còn ít. Tôi cho rằng công việc này cần được chú trọng nhiều hơn nữa không chỉ riêng lớp 6 mà có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp. Muốn làm tốt việc này, người giáo viên cần phải: - Xác định được vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 6, nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. - Việc sử dụng kênh hình không phải chỉ được tiến hành vào những giờ thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn sử dụng và khai thác hết được nội dung lịch sử được phản ánh trong các kênh hình thì giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị công phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học, đồng thời căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông tin về các kênh hình trong sách giáo khoa. Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ đưa ra những định hướng chung về phương pháp sử dụng một số tranh ảnh ở một số bài. Tôi hy vọng chuyên đề này sẽ giúp ít được phần nào cho giáo viên giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, phần nào giảm bớt khó khăn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử qua hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa. Mặt khác, khi trình bày chuyên đề này, tôi cũng khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm của Ban giám hiệu trường, các đồng nghiệp giảng dạy cùng bộ môn để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy. Ngọc Đông, ngày 10 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Trần Thị Cẩm Nhung

File đính kèm:

  • docSKKN PHUONG PHAP DAY HOC LICH SU QUA KENH HINH CHO HOC SINH LOP 6.doc
Giáo án liên quan