Dạy Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, phải thực hiện theo hướng để học sinh làm bài thực hành là chính. Các em vẽ không theo một quy luật nào mà vẽ theo cảm xúc do môi trường thẫm mĩ tạo nên. Các em vẽ theo trí nhớ, vẽ theo biểu tượng đã được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn là vẽ theo mẫu thực. Ví dụ khi vẽ theo mẫu em ít nhìn mẫu mà vẽ theo hình ảnh đã được ghi nhớ trong đầu các em.
Khả năng quan sát của các em bước đầu đã mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa. Bằng thị giác các em quan sát đồ vật một cách trực diện sẽ giúp các em nắm được bản chất đồ vật quan sát (mẫu). Từ sự quan sát đó sẽ giúp các em ghi lại hình ảnh một cách chi tiết và cụ thể hơn phục vụ tốt việc so sánh tỉ lệ đồ vật cũng như so sánh tỉ lệ tương quan chung giữa các đồ vật.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy - học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cũng không vẽ theo góc nhìn của mình từ vật mẫu, phần lớn tôi nhận thấy ở một số tiết vẽ theo mẫu đa số học sinh chỉ vẽ theo hình minh họa trên bảng của giáo viên chứ không vẽ theo mẫu thực mà đã được quan sát.
Đặc biệt hơn nữa,học sinh hằng ngày học theo vở ô ly, khi vẽ ở vở Mĩ thuật học sinh thường thấy trang giấy rất rộng, do đó học sinh thường vẽ rất nhỏ so với trang giấy, có khi vẽ lên tới phía trên khi vẽ lệch sang trái, sang phải, khi vẽ lại xuống phía dưới cùng của trang giấy, điều đó bài vẽ có các em sẽ không đẹp, nó lệch về bố cục. Thực tế cho thấy yếu điểm phần này của học sinh chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Từ một số vấn đề còn hạn chế đối với giáo viên và kể cả học sinh đã ảnh hưởng đến kết quả dạy học của phân môn vẽ theo mẫu, tôi đưa ra “Phương pháp Dạy – Học hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu ở Tiểu học”.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn:
Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, là “kim chỉ nam” của các phương pháp dạy học ở học sinh Tiểu học, song để thực hiện được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị bài dạy một cách công phu, trong đó đồ dùng dạy học chiếm vai trò quan trọng.
Là một trường vùng sâu, học sinh trường Tiểu học Phú Thọ B còn gặp rất nhiều khó khăn về dụng cụ học tập của các em như: ( Bút chì, màu, tẩy, vở tập vẽ,), do một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc mua đồ dùng cho các em học còn thiếu thốn nhiều. Bên cạnh đồ dùng học tập của học sinh, với những đồ vật mang tính nghệ thuật như (lọ hoa, chậu cảnh,và các đồ gốm, sứ mĩ nghệ khác) do điều kiện gia đình của các em gần như không có. Do vậy, việc cho các em làm quen và tiếp xúc một cách sâu sắc nhất sẽ giúp các em có cái nhìn đúng đắn và từ đó phát huy óc tưởng tượng, sáng tạo khi thực hiện những bài vẽ theo mẫu còn hạn chế.
Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đầy đủ và đồng bộ, phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân môn vẽ theo mẫu được hiệu quả hơn, và học sinh học Mĩ thuật hoàn thành tốt các bài tập thực hành, cần giải quyết một số vấn đề sau:
IV. Biện pháp giải quyết vấn đề:
*Chuẩn bị cho bài giảng:
- Đối với giáo viên:
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Khi nói đến dạy Mĩ thuật là nói đến việc sử dụng phương pháp trực quan. Vì học sinh phải quan sát, nhận xét từ mẫu thực chứ không thể cho học sinh vẽ theo mẫu mà giáo viên minh họa trên bảng được, nếu không có mẫu thì không phải là vẽ theo mẫu.
Giáo viên cần phải có khả năng thị phạm tốt, vì học sinh rất thích khi giáo viên minh họa trên bảng, giáo viên giảng đến phần nào thì minh họa ngay bước đó, đồn thời bám sát với mẫu thực. Việc đó sẽ dần dần hình thành ý thức cho học sinh một cách có hệ thống.
Giáo viên cần chuẩn bị mẫu tương tự với mẫu chính thức để học sinh so sánh, nhận xét nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giáo viên cần chuẩn bị cho bài giảng của mình những tranh vẽ các bước dựng hình, cách vẽ cụ thể, hoặc để quan sát nhận xét, tất cả đều thể hiện trên khổ giấy lớn để học sinh dễ quan sát.
+ Chuẩn bị phương pháp dạy học:
Để soạn bài và giảng bài tốt, giáo viên cần tập trung vào những phương pháp hiệu quả khi dạy vẽ theo mẫu như: Phương pháp trực quan, phương pháp so sánh, phương pháp gợi mở, phương pháp vấn đáp và luyện tập. Giáo viên cần phải liên kết các phương pháp này với nhau để tạo thành một phương pháp tổng hợp phù hợp cho từng đối tượng.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, suy nghĩ, tìm tòi, sang tạo của học sinh. Cuối cùng kiến thức phải hướng vào người học, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ phía giáo viên. Vì thế, giáo viên cần phải quan tâm đến phương pháp dạy của giaop1 viên và phải chú ý đến phương pháp học của học sinh.
- Đối với học sinh:
Việc xem bài trước là công việc đầu tiên của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ tìm hiểu mẫu ở nhà, sẽ tạo được thói quen chủ động cho học sinh.
Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với học sinh, học Mĩ thuật mà không có đồ dùng cũng như không, những đồ dùng của học sinh không thể thiếu đó là: Vở tập vẽ, bút chì, màu, Học sinh chuẩn bị được đồ dùng học tập tức lả giờ giảng Mĩ thuật đã được hiệu quả tương đối hơn.
* Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
- Đối với phân môn vẽ theo mẫu, phải thực hiện theo hướng để học sinh làm bài là chính, lâu nay dạy vẽ theo mẫu thường là dạy qua loa hơn cả trong năm phân môn của môn học Mĩ thuật. Bởi đồ dùng dạy thiếu rất nhiều, mẫu vẽ hầu như không có trong suốt chương trình Tiểu học, mà giáo viên thì việc chuận bị mẫu cho học sinh quá nhiều là điều không thể.
- Với điều kiện như thế thì việc học sinh quan sát mẫu là một điều tương đối phức tạp và hiệu quả là một vấn đề cần bàn tới. Song song với thực trạng trên thì việc học sinh có cần quan sát mẫu hay không lại là một vấn đề khá bức xúc. Bởi vì, kết quả của các bài vẽ như vậy thường đơn điệu, cứng nhắc,
* Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- Bài vẽ bao giờ giáo viên cũng cần phải hướng dẫn học sinh xây dựng một bố cục đẹp. Để hướng dẫn học sinh vào vấn đề thì giáo viên treo trực quan gồm bốn hình vẽ vật mẫu trong đó có: một hình được vẽ rất nhỏ ở giữa trang giấy; một hình có hình vẽ lệch sang một bên của trang giấy; một hình vẽ thật lớn kín hết cả chiều cau giấy và cuối cùng một hình vẽ cân đối đẹp mắt. Sau đó cho học sinh tự chọn và nhận sét bài đẹp nhất, lúc đó học sinh sẻ dể dàng tìm ra kế quả. Qua đó giáo viên đặt câu hỏi ngược lại: tại sao hình còn lại là hình chưa đẹp; lúc đó học sinh sẻ nêu ra được lý do một cách rõ ràng, nếu trả lời chưa đầy đủ thì giáo viên sẻ bổ sung.
- Muốn vẽ được theo mẫu thì phải dựng được hình chung đó cũng là nền tảng cho bài vẽ. Khung hình chung có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa chọn vẹn bên trong khung hình ấy. Khi vẽ khung hình chung học sinh tiềm được tỷ lệ với trang giấy là điều mà giáo viên rất cần
- Khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình chung cần phải yêu cầu học sinh không dùng thước để kẻ. Thông thường học sinh có thói quen dùng thước để kẻ cho thẳng, vì vậy, giáo viên cần phải định hướng lại ngay từ bây giờ để tránh các bài vẽ theo mẫu còn lại sau này. Phận môn vẽ theo mẫu luyện tập khả năng vẽ nét và đậm nhạt, là nền tảng cho việc vẽ các phân môn khác là rất hiệu quả. Chính vì vậy, mà giáo viên không được để các em dùng thước để kẻ hoặc Compa để vẽ theo mẫu, nếu vậy thì nét vẽ của học sinh không mềm mại
- Khi hoàn thành được hình chung của mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định một số bộ phận chi tiết: vẽ được trục đối xứng cho bài vẽ cân đối, khi học sinh xác định được trục đối xứng thì mẫu vẽ không bị đổ ngả đổ nghiên. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng đánh dấu vị trí các bộ phận của mẫu, làm như vậy vừa tạo được không khí học tập sôi nổi, vừa tập trung được nhiều ý kiến của học sinh và giúp cho học sinh tích cực học tập hơn.
- Để vẽ được bài giáo viên không nên cho học sinh vẽ nét cong giống thực mà phải vẽ phác bằng nét thẳng trước. Giáo viên yêu cầu học sinh khi phác hình phải dùng bút chì vẽ nhẹ tay để tạo thành nét mờ
- Để bài vẽ hoàn thiện hơn hay nói cách khác là vẽ chi tiết, tức là học sinh vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy trên vật mẫu. Cuối cùng học sinh Tiểu học là các em phải mô phỏng được mẫu, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh vẽ bám theo các nét thẳng để hoàn thiện. Giáo viên cần chú ý đến đối tượng học sinh của lớp, có nhiều em có năng khiếu và củng có nhiều em vẽ còn lúng túng. Chính vì điều đó mà giáo viên phải sử dụng những phương pháp phù hợp để cho các em có hứng thú trong học tập hơn. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh vẽ chi tiết xong phải xóa các nét thừa để hình vẽ gọn gàng hơn.
- Ở học sinh Tiểu học bước đầu yêu cầu học sinh nhận biết được độ đậm nhạt khi vẽ theo mẫu là học sinh cần vẽ được ba độ đậm nhạt: sang, tối, trung gian. Nhưng vấn đề ở đây là giáo viên làm thế nào để hướng dẫn học sinh hiểu được ba sắc độ tối thiểu ấy. Giáo viên vẫn sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, nên hỏi học sinh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể hơn là giáo viên nên đặt câu hỏi để học sinh tìm được phần đậm nhất, phần sáng nhất, phần trung gian. Giáo viên treo bài mẫu hoàn thiện lên bảng để học sinh quan sát. Hỏi học sinh: Em biết độ đậm nhạt trên mẫu do đâu mà có ? (do ánh sang chiếu vào).
* Hướng dẫn học sinh thực hành:
Phần thực hành chúng ta cần phải dành 2/3 thời gian tiết học để các em thể hiện bài, cần để học sinh quan sát và vẽ độc lập; giáo viên ẽ tham gia góp ý cho cá nhân học sinh, hướng dẫn học sinh cách vẽ và vẽ theo góc độ của mình ngồi. Đối với vẽ theo mẫu là rất quan trọng chop nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi học sinh làm bài thực hành chưa đúng. Trong lúc học sinh thực hành giáo viên hạn chế nhận xét bài vẽ sai sót của học sinh trước lớp, lúc đó các em phải dừng lại mà nghe giảng khiến các em mất tập trung khi thực hành.
* Nhận xét đánh giá kết quả học tập:
Thông thường học sinh thích vẽ theo đề tài và vẽ tự do, còn vẽ theo mẫu các em chưa yêu thích nhiều. Chính vì lý do đó việc nhận xét bài của học sinh cần phát huy được tinh thần khích lệ các em hăng hái học phân môn vẽ theo mẫu là cần thiết. Một số nội dung cần nhận xét:
Giáo viên chọn những bài vẽ tiêu biểu, bài đẹp và chưa đẹp để treo lên bảng, gợi ý và hướng dẫn học sinh nhận xét chọn ra bài đẹp và chưa đẹp, giáo viên tiếp tục vấn đáp để học sinh tự nhận xét được vì sao bài đó đẹp, vì sao bài đó chưa đẹp. Giáo viên cần cho điểm khích lệ học sinh đối với những bài vẽ đẹp và những bài còn lại giờ sau chấm điểm tiếp.
* Củng cố:
Giáo viên cần chuẩn bị một số trò chơi thật chu đáo được cụ thể qua giáo án, và hướng dẫn từng cách chơi để học sinh thực hiện tốt để củng cố bài học thông qua trò chơi một cách có hiệu quả, giáo viên cần linh hoạt để sử dụng trò chơi phù hợp cho từng bài vẽ.
V. Hiệu quả ứng dụng:
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
II. Khả năng áp dụng.
III. Bài học kinh nghiệm.
IV. Đề xuất, kiến nghị.
XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết SKKN
HIỆU TRƯỞNG
Lương Thị Thanh Thuý
Tài liệu tham khảo:
File đính kèm:
- ThúyR.doc