Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục - Vũ Văn Hoan

 Ngày nay, trong bối cảnh tòan ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng của học sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em.

 Quan sát thực tế tôi thấy việc phát huy hết vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục còn ít nên giáo viên thường mệt mỏi đồng thời tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh, ít gây hứng thú học tập nên chất lượng tiếp thu của học sinh chưa cao

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục - Vũ Văn Hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động đậc lập học theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp học học sinh hoạt động là chính nhưng trước đó khi sọan bài giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn trong các hoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận của học sinh. Giáo viên phải có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề biết xử lý và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng đảm bảo sự tự do của học sinh trong hoạt động học tập. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các phương pháp tích cực như giác ngộ mục đích học tập, tự nguyện tham các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kế quả chung của lớp Hình thức tổ chức lóp học phải dễ dàng thay đổi linh hoạt, phù hợp với cá thể, dạy học hợp tác. Việc kiểm tra đánh giá học sinh phải có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, hình thức, tổ chức theo hướng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. Việc kiểm tra đánh giá học sinh chừng nào chưa thoát khỏi quỷ đạo học tập thụ động, sách vở thì chưa phát triển học tập tích cực. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Việc áp dụng phương pháp tích cực vào dạy học và phát huy tích cực vai trò của Ban cán sự lớp trong tiết dạy thể dục không những giúp cho học sinh tự giác chiếm linh những kiến thức, kĩ năng mà từ hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập, biết sai và tự sữa sai. Qua thực tế ở trường quan sát một số tiết dạy của đồng nghiệp và của chính bản thân tôi thấy viếc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp chiếm tới 70%. Như vậy việc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và bồ dưỡng đội ngũ ban cán sự lớp, xây dựng thói quen tập luyện của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp, bên cạnh đó giáo viên cần phải đổi mới về cách sọan giáo án, thay đổi về cách nhận xét đánh giá học sinh tránh tình trạng nhận xét chung chung. Giáo viên phải xây dựng cho học sinh về những khái niệm về kiến thức động tác khi ôn động tác cũ cũng như khi học động tác mới, khi xây dựng giáo viên thị phạm về động tác mẫu và phân tích kĩ từng chi tiết động tác để từ đó học sinh có thể tự hình thành và nắm bắt rõ từng chi tiết của động tác để quản lí và nhận xét đánh giá một cách toàn diện hơn. B. Nhiệm vụ 2: “ Áp dụng các biện pháp để phát huy hết vai trò của Ban cán sự lớp ” I. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Lựa chọn và bồi dưỡng Ban cán sự lớp: a. Lựa chọn: Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc, vui vẻ và hòa đồng. Thông thường giáo viên dạy thể dục lấy ngay ban cán sự lớp ở các tiết học văn hóa trong lớp. Song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học thể dục và đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong tiết học thể dục. Chính vì vậy, người giáo viên dạy thể dục phải là người nhạy bén trong vịêc lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong tiết thể dục. Môt yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy người giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để tù đó vai trò chỉ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao. b. Bồi dưỡng thường xuyên: Nếu ngay từ đầu năm học trong các tiết học đầu tiên, người thầy chỉ đạo là chủ yếu còn ban cán sự là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thói quen “ỷ lại ” sự chỉ đạo của thầy. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho ban cán sự những kĩ năng chỉ đạo lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt động tập luyện đến việc thả lõng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này, giáo viên phải hướng dẫn các em tĩ mỉ, cụ thể đồng thời giáo viên phải theo dõi uốn nắn, sữa chữa kịp thời cho ban cán sự trong các tiết tiếp theo. Trong một tiết học giáo viên nên giao nhiệm vụ cho lớp trưởng sau đó lớp trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp hoặc giáo viên có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên trong lớp. Ví dụ: +/ Lớp trưởng chỉ đạo chung cả lớp, quan sát và đôn đốc các bạn +/ Tổ trưởng tổ 1: Chỉ đạo các bạn phần khởi động +/ Tổ trưởng tổ 2: Chỉ đạo các bạn phần thả láng Trong từng phần cơ bản sau khi giáo viên hướng ẫn chung xong thì cần hướng dẫn thêm cho ban cán sự theo hướng điều hành cần đạt theo mục tiêu bài học đề ra. Không chỉ có vậy mà khả năng nhận xét đánh giá về kĩ thuật động tác, thái độ tập luyện cũng rất quan trọng. Nên giáo viên cần xây dựng mối quan hệ đánh giá hai chiều và phải là người trọng tài trong việc đánh giá nhận xét. 2. Xây dựng thói quen tập luyện cho học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự: Với học sinh THCS, nhu cầu trong giao tiếp với bạn bè, được hoạt động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng công nhận năng lực của mình, rất sợ bạn bè xa lánh song các em luôn có cảm giác, thái độ không thích bạn bè chỉ đạo mình nên nhiều khi không tuân theo. Do đó việc xây dựng thói quen luyện tập của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp là một biện pháp để phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự. Người giáo viên phải nhận thấy rõ yếu tố này từ đó có biện pháp xây dựng thói quen luyện tập. Thường xuyên nhắc nhở ban cán sự có thái độ hòa nhã, đồng thời thể hiện tốt khả năng chỉ đạo để các bạn thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của mình. Giáo viên phải quan tâm động viên,nhắc nhở các học sinh khác tập luyện có ý thức. Ngoài ra không chỉ có ban cán sự chỉ đạo lớp hoạt động mà giáo viên cần rèn luyện cho tất cả các học sinh trong lớp đều có thể tự điều khiển tập luyện. 3. Đổi mới sọan giáo án: Để nâng cao chất lượng một tiết dạy học thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về: +/ Bài sọan đúng mẫu. +/ Đảm bảo các bước lên lớp và đủ thời gian. +/ Phương pháp giảng dạy hợp lí. +/ Về mục tiêu: Phân định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh làm căn cứ đánh giá hiệu quả. Giáo viên phải hình dung được học sinh có thái độ gì? Phải có kĩ năng như thế nào? Bên cạnh mục tiêu cho cả lớp thì cần phải tính đến mục tiêu riêng cho những nhóm học sinh ( đặc biệt là cán sự ) II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: Sau khi xác định một số biện pháp cơ bản để phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự như: Đổi mới cách sọan giáo án. Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự. Rèn luyện thói quen tập luyện dưới sự chỉ đạo của ban cán sự. Đổi mới cách đánh giá. Tôi đã tiến hành áp dụng thực tế vào giảng dạy để kiểm chứng: thời gian tiến hành 3 tuần (Từ tuần 4 đến tuần 6) thực hiện trên 8 lớp (6 lớp 6; 03 lớp 9) với tổng số tiết là 48. +/ Tuần 1: Giáo viên chỉ đạo chủ yếu ở khối 6 và ban cán sự chỉ đạo chủ yếu ở khối 9. +/ Tuần 2: Học sinh bắt đầu hình thành các kĩ năng chỉ đạo các bạn thực hiện ở khối 6 nà ban cán sự ở khối 9 vẩn chỉ đạo là chủ yếu +/ Tuần 3: Ban cán sự chỉ đạo là chủ yếu ở khối lớp 6 Với những kết quả trên trong quá trình giảng dạy cho phép tôi rút ra kết luận. PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN: Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy việc phát huy vai trò chỉ đạo của Ban cán sự là cần thiết phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp dạy và học. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức trong thời gian đầu năm học với các biện pháp sau: Đổi mới cách sọan giáo án. Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự. Rèn luyện thói quen tập luyện dưới sự chỉ đạo của ban cán sự. Đổi mới cách đánh giá. Thì mới thu được nhiều thắng lợi trong công tác giảng dạy bộ môn thể dục. Với kết quả thu được qua một số năm giảng dạy và qua đợt kiểm nghiệm đã cho phép tôi khẳng định các biện pháp sau là đúng đắn có vai trò quyết định trong việc phát huy sức mạnh của Ban cán sự lớp. Đồng thời khẳng định vai trò của Ban cán sự lớp và sự cần thiết phải sử dụng Ban cán sự lớp. Với SKKN này tuy mới áp dụng vào năm học võa qua trong qu¸ thực hiện tối thấy việc phát huy vai trò chỉ đạo của học học sinh đã phần nào có có hiệu quả, các em luyện tập với tinh thần tự giác cao, học sinh hưng phấn luyện tập kể cả khi luyện tập nhóm, đa số thực hiện tốt theo sự chỉ huy của ban cán sự lớp phát huy tính vai trò chỉ đạo của người chỉ huy, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và nhắc nhở các em luyện tập, không mất thời gian để đi sữa sai từng cá nhân hoặc từng nhóm mà mang tính bao quát tập thể học sinh trong quá trình luyện tập để khi tổng quát tiết học từ đó giáo viên có thể đánh giá nhân xét đúng về quá trình luyện tập của học sinh và từng cá nhân trong lớp. II. ĐỀ XUẤT: Với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết, tăng thực hành, phát huy khả năng của học sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em học sinh. Tuy nhiên việc đổi mới vẫn còn chậm nhất là phát huy vai trò của Ban cán sự lớp. SKKN này tôi nghiên cứu không chỉ áp dụng cho học sinh trường THCS Th¸i Thñy mà còn có thể áp dụng cho tất cả các tiết học thể dục ở các cấp học. Ngoài ra, phát huy vai trò của Ban cán sự lớp có tác dụng mạnh mẽ nhằm đưa công tác giáo dục lên một tầm cao mới, do đó đề tài tối nghiên cứu cũng có thể áp dụng một phần vào các môn học khác. Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Th¸i Thñy , ngày 24 tháng 3 năm 2010 Người thực hiện Vò V¨n Hoan

File đính kèm:

  • docSKKNdat GV gioi.doc