Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy trí lực của học sinh qua việc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở môn ngữ văn bậc THCS

 Môn ngữ văn và việc dạy văn bản là nghệ thuật "trò diễn bằng ngôn

 Từ” .Với phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và thầy đóng vai trò hướng dẫn, trò đóng vai trò tích cực chủ động tiếp nhận thì việc cần chống áp đặt trong cảm thụ nghệ thuật, khắc phục bệnh xã hội học dung tục , phát huy chủ thể học sinh trong tiếp nhận thẩm mĩvới ngành nghệ thuật ngôn từ này là vấn đề bức xúc đang đặt ra. Trượt trên những lối mòn cũ của lí thuyết giảng văn theo những qui trình gần như ổn định là một vấn đề cần thiết phải đặt ra khi bản chất của việc dạy học Ngữ văn hiện tại đã thay đổi.Nhưng bằng những biện pháp nào để dẫn đến những hoạt động của người dạy và người học từ người truyền đạt giảng giải chuyểnsang hướng dẫn,từ người thụ động tiếp nhận sang chủ động là vấn đề bức thiết cần giải quyết. Vì vậy, khi dạy văn bản ( tác phẩm văn học) trong bộ môn Ngữ văn giáo viên phải có một cách đặt hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng bộ môn để có thể phát huy được trí lực của hs .

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy trí lực của học sinh qua việc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở môn ngữ văn bậc THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp nhận thì việc cần chống áp đặt trong cảm thụ nghệ thuật, khắc phục bệnh xã hội học dung tục , phát huy chủ thể học sinh trong tiếp nhận thẩm mĩvới ngành nghệ thuật ngôn từ này là vấn đề bức xúc đang đặt ra. Trượt trên những lối mòn cũ của lí thuyết giảng văn theo những qui trình gần như ổn định là một vấn đề cần thiết phải đặt ra khi bản chất của việc dạy học Ngữ văn hiện tại đã thay đổi.Nhưng bằng những biện pháp nào để dẫn đến những hoạt động của người dạy và người học từ người truyền đạt giảng giải chuyểnsang hướng dẫn,từ người thụ động tiếp nhận sang chủ động là vấn đề bức thiết cần giải quyết. Vì vậy, khi dạy văn bản ( tác phẩm văn học) trong bộ môn Ngữ văn giáo viên phải có một cách đặt hệ thống câu hỏi phù hợp với đặc trưng bộ môn để có thể phát huy được trí lực của hs . Vấn đề dạy học bộ môn Ngữ văn từ lâu đã được bàn đến ở nhiều góc độ . Nhưng một lí thuyết về phương pháp đặt câu hỏi để pháp huy trí lực của hs trong việc dạy học văn bản thì chưa có.Vì vậy, sự tuỳ tiện đặt câu hỏi trong giờ dạy ngữ văn còn khá phổ biến . Xuất phát từ thực tế qua gần hai mươi năm dạy văn tôi thiết nghĩ để phát huy được trí lực của hs khi học văn bản trong môn ngữ văn , trước hết người GV cần phải có một phương pháp đặt câu hỏi thích hợp với tất cả các đối tượng hs trong giờ dạy ngữ văn . IV. Phương pháp tiến hành: 1.Những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong việc dạy tác phẩm văn học ở bộ môn ngữ văn bậc THCS: -Câu hỏi phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ tác phẩm của học sinh. -Câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mĩ có tính chất trực giác của học sinh . -Việc đưa ra câu hỏi phải xác định được bức tranh toàn cảnh có diện và có điểm để giờ dạy học tác phẩm văn học có trọng tâm,những điểm sáng thẩm mĩ phải được khai thác sâu sắc hơn. -Câu hỏi phải xác định được sự hiểu biết của học sinh theo mức độ từ dễ đến khó. -Câu hỏi phải giúp cho hs phát hiện được hết chi tiết nghệ thuật có giá trị và toàn bộ cấu trúc tác phẩm. -Câu hỏi phải có tính chất mã hoá lượng thông tin một cách đơn giản phù hợp sát thực với thể loại, nội dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi. -Câu hỏi có cả hai dạng : tự luận và trắc nghiệm trong một đơn vị bài học. 2.Phương pháp đặt câu hỏi trong việc dạy tác phẩm văn học ở bộ môn ngữ văn bậc THCS : a,Loại câu hỏi cảm xúc : Loại câu hỏi này gồm hai dạng:câu hỏi cảm xúc vật chất và câu hỏi cảm xúc nghệ thuật . * Câu hỏi cảm xúc vật chất : Câu hỏi này thiên về những rung động vật chất của người đọc trước sự tác động của hs trước tác động của số phận nhân vật trong văn xuôi, mâu thuẫn có tính chất xã hội trong xung đột của số phận cá nhân và xã hội trong kịch,và gây ấn tượng tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ.Loại câu hỏi này tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng khi trả lời hs phải bộc lộ được cảm xúcvui , buồn , đau khổ , yêu thích , căm ghét sợ hãi ...ở dạng trực giác . VD: Sau khi học văn bản"Trong lòng mẹ" : -Tâm trạng em thế nào? -Em thương nhân vật nào nhất ? Tại sao? - Em sợ nhân vật nào? -Nhân vật người cô của bé Hồng gợi ở em ấn tượng gì? Em có thấy buồn không? Thông qua câu trả lời, thầy có thể phát hiện ngay sự mẫn cảm trong cảm nhận của trò . *Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật : Loại câu hỏi này hướng về những rung động ban đầu của người đọc bởi tác động của những hình thức nghệ thuật của tác phẩm , ngữ điệu nhạc tính trong thơ, hoặc cấu trúc độc đáo trong văn xuôi . VD: -Trong bài ''Tiếng gà trưa'' sự lặp lại một số dòng thơ gợi cho em ấn tượng gì? -Nhạc điệu , vần điệu của bài thơ có để lại cho em cảm giác đặc biệt không ? b.Loại câu hỏi hình dung tưởng tượng : Loại câu hỏi này được thể hiện ở hai dạng :câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiệnvà câu hỏi hình dung tái tạo. *Câu hỏi hình dung tuởng tượng tái hiện: Dạng câu hỏi này đòi hỏi thầy và trò xác định bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mình khi đọc tác phẩm hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc. Cũng như loại câu hỏi cảm xúc, loại câu hỏi này trước đây ít được sử dụng. N.D. Lêvi tôp đã nóirất đúng: '' Những hình tượng trong sáng có nội dung phong phú , có sắc màu cảm xúc là chỗ dựa tốt nhất để nắm vững bài học... Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, khéo léo dùng các biện pháp và phương pháp kích thích hs tạo nên các hình ảnh của những cái chưa bao giờ thấy''tránh chủ quan và bịa đặt'' VD: Trong suốt cuộc đời nhân vật nàng Kiều ,giai đoạn nào gợi ở em ấn tượng mạnh nhất? Hãy minh hoạ bằng lời? Em hình dung như thế nào về bóng dáng nhà thơ Nguyễn Du ở đầu ởgiữavà cuối tác phẩm ? Hãy tả lại? *Câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo: Những hình tượng của tưởng tượng tái tạo có ưu thế hơn những hình tượng của kí ức vì hoạt động tích cực hơn ,mặc dù có điều khiển các hình tượng này để cho chúng phản ánh đúng hiện thực và đặc biệt là trong văn học nghệ thuật thậm chí phong phú hơn hiện thực cũng không phải là không có những tác dụng nhất định. Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận,sắc sảo , tinh tế, có tính chất phát hiện sáng tạo . Loại câu hỏi này cũng phản ánh được ngay cái mạnh , cái yếu của hs để từ đó GV có thể điều chỉnh cho hs . VD: -Em hình dung như thế nào về hình ảnh chú bé Hồng khi nói chuyện với người cô trong văn bản '' Trong lòng mẹ ''? Hãy tả lại? c.Loại câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức của tác phẩm (văn bản): Loại câu hỏi này có hai dạng: * Dạng câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm (văn bản) . Dạng câu hỏi này có ba mức độ: +Kể(tóm tắt) lại được đối với tác phẩm văn xuôi hoặc tác phẩm thơ có cốt truyện . Đây là mức độ đơn giản, bước đầu của việc hiểu nội dung. VD: Sự kiện nào đáng ghi nhớ trong cuộc đời nhân vật ? Câu thơ hay đoạn thơ nào làm em xúc động nhất ? Hãy đọc câu thơ hay đoạn thơ đó? Kể tóm tắt cuộc đời Thuý Kiều (trong ''Truyện Kiều'' của Nguyễn Du) ? -Có mấy sự kiện trong đời Kiều đáng ghi nhớ ? +Phân tích lí giải: Câu hỏi này ở mức độ cao hơn. Học sinh đã tìm ra những mối tương quan của sự kiện, sự việc, những biến cố trong cuộc đời nhân vật của văn xuôi hay kịch hoặc những biến đổi tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.Học sinh đi tới những so sánh, đối chiếu ,quy nạp, phân tích được ít nhiều đã có sự suy diễn đối lập . VD: -Tại sao tác phẩm có tên là ''Bến quê'' ? -Hành động của nhân vật Nhĩ ở cuối truyện có làm em ngạc nhiên không? Tại sao? +Phát biểu quan điểm (thường tiến hành ở các lớp 8,9 ). Những câu hỏi này khai thác ở mức độ cao hơn . Trả lời được câu hỏi này hs thể hiện được khiếu thẩm mĩ của mình. VD: Sau khi học xong văn bản''Bố của Xi -mông'',GV đặt câu hỏi củng cố: -Ai có lỗi trong đau khổ của Xi -mông? - Em có tin nhân vật bác Phi -líp là người tốt không? -Chị Blăng -sốt đáng thương hay đáng trách? Tại sao? * Dạng câu hỏi hiểu biết hình thức nghệ thuật của tác phẩm (văn bản): Dạng câu hỏi này có tác dụng giúp hs đi sâu vào khám phá các chi tiết nghệ thuật của văn bản và cấu trúc của nó . +Câu hỏi chi tiết hình thức nghệ thuật là những câu hỏi thiên về những chi tiết so sánh hình thức nghệ thuật của văn bản . Dựa vào đặc trưng thể loại, những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của văn bản mà GV đặt câu hỏi. VD: Trong những lời độc thoại của ông Hai (trong đoạn trích ''Làng ''-Kim Lân) , câu nào đáng nhớ? Vì sao? -Khổ thơ cuối của bài ''Đoàn thuyền đánh cá '',tác giả đã dùng phép tu từ gì? A,So sánh. B, Nói quá. C,Nhân hoá. D,Liệt kê. +Câu hỏi về cấu trúc hình thức tác phẩm (văn bản)-khám phá cấu trúc của tác phẩm là đi tìm mối liên hệ giữa các chi tiết , các cấu trúc độc đáo mà nó đóng góp thực sự trong việc hình thành ý nghĩa hay tư tưởng tác phẩm. Từ đó , dựa vào đặc trưng thể loại của tác phẩm và lứa tuổi hs mà GV đặt câu hỏi vừa sức và có trí tuệ . VD: -Theo em, ý nghĩa của sự lặp đi lặp lại trong cách cấu tạo ở các khổ thơ trong bài ''Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ''của Nguyễn Khoa Điềm là gì? A,Tạo nên sự giống nhau của các khổ thơ. B,Tạo nên âm điệu dìu dặt vấn vương của lời ru . C,Tập trung sự chú ý của người đọc . D,Tạo nên tính triết lí của hình tượng thơ . -Cấu trúc của bài thơ ''ánh trăng'' có đặc điểm gì ? c.Loại câu hỏi tích hợp: Loại câu hỏi tích hợp là loại câu hỏi mang tích chất tổng hợp mục đích liên hệ với các phân môn khác và các văn bản khác trong cùng một bộ môn ngữ văn. Loại câu hỏi này gồm có hai dạng: câu hỏi tích hợp ngang và câu hỏi tích hợp dọc. Câu hỏi tích hợp ngang: Là loại câu hỏi chủ yếu tập trung vào mối quan hệ của các phân môn trong một bài,một thời điểm nhất định Khi tìm hiểu các văn bản, rất nhiều kiến thức kĩ năng của phân môn tiếng Việt như:từ ngữ,các biện pháp tu từ, ngữ âm...và các kiến thức của phân môn tập làm văn như:kiểu văn bản, phương thức biểu đạt...được sử dụng. VD:Văn bản "Tức nước vỡ bờ" dược viết theo phưng thức biểu đạt chính nào? Ngoài phương thức ấy nó còn được sử dụng kết hợp với những phương thức biểu đạt nào nữa? Câu hỏi tích hợp dọc: Là dạng câu hỏi tổng hợp các vấn đề giống nhau hoặc gần giống nhau của các văn bản đã ,đang và sẽ học ở các lớp bậc THCS như:chủ đề , đề tài, phương thức biểu đạt... để hs có thể phát huy được khả năng tổng hợp ,khái quát hoá các vấn đề. VD: Khi học văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê GV có thể nêu câu hỏi: -Kể tên các văn bản (đã học ở lớp 9)có cùng thể loại với văn bản "Những ngôi sao xa xôi"? -Những tác phẩm nào đã học cùng viết về đề tài thế hệ trẻ thời chống Mĩ? III. Kết luận: Phát huy trí lực của hs qua việc D-H môn Ngữ văn là yêu cầu mới theo hướng tích hợp mà bộ môn đòi hỏi. Để phát huy được hiệu quả của môn học, nâng cao chất lượng D-H môn Ngữ văn, yêu cầu người thầy phảI tâm huyết, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp và cách đặt câu hỏi cho linh hoạt phù hợp với từng đối tượng hs. Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề thêm hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN Ngu van(2).doc
Giáo án liên quan