B1. Cơ sở lý luận:
Việc vận dụng phương tiện trực quan trong dạy học là điều kiện không thể thiếu được đối với các cấp học đặc biệt ở các trường phổ thông. Vì vậy bước đầu hình thành cho các em khái niệm tư duy trừu tượng. Nếu như không có phương tiện trực quan chứng minh cho các em thây có thể các em không tin vào kiến thức mà mình đã được học, vả lại kiến thức ấy không đi sâu vào tư duy của các em dẫn đến hiệu quả không cao trong học tập.
Đây là một phương pháp hướng dẫn cho học sinh trực tiếp các sự kiện Lịch sử, qua đó học sinh tích lũy được những tài liệu cảm tính để làm cơ sở cho quá trình tư duy trừu tượng.
Ví dụ: ở Lịch sử lớp 6 Bài 8 “Thời nguyên thủy, trên đất nước ta” Ở bài học này không dừng lại ở kênh chữ dưới dạng minh họa cùng một số câu hỏi. Giáo viên khai thác kênh hình ở chương I và chương II (của phần 2) gồm chủ yếu các hình công cụ thực rất xa xưa, giáo viên cho học sinh quan sát kỹ từng yếu tố cụ thể. Từ đó học sinh mới hiểu ra rằng công cụ nầy được hình thành vào giai đoạn nào, sau đó phát triển ra sao và nó được chuyển tiếp như thế nào? Như vậy thì học sinh mới hứng thú trong khi học.
Do đó, việc sử dụng phương pháp này còn huy động được sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp chặt chẽ với nhau, nên học sinh hình thành được những biểu tượng sinh động và chính xác về các sự kiện và hiện vật tạo điều kiện cho học sinh nhớ lâu và hứng thú trong học tập
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Những kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học môn sử - Võ Kim Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến:
A1.Về mặt lý luận:
Là một trong những phương pháp đặc thù của quá trình dạy học, phương tiên trực quan có vai trò rất lớn với hoạt động dạy học của thầy nói chung và quá trình dạy học của học sinh nói riêng. Bên cạnh đó làm cho vấn đề học tập của học sinh luôn thể hiện ở hai mặt lý thuyết, bài tập đi đôi với nhau và bổ sung cho nhau. Từ đó là động lực thúc đẩy Thầy và Trò cùng nhịp nhàng trong giờ học. Ngược lại dù thầy có giảng bài hay đến đâu và học sinh tiếp thu kiến thức nhanh như thế nào, nhưng không có phương tiện trực quan minh họa thì việc học tập của học sinh không đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, trong quá trình dạy học nhất là đối với môn Sử việc sử dụng phương tiện trực quan là điều kiện hết sức cần thiết. Nó là nguồn gốc làm cho học sinh tính tò mò, tìm tòi trong khi học tập. Trong quá trình dạy học phương tiện trực quan làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ngày càng mở rộng và thúc đẩy tính tư duy sáng tạo ở các em.
Ngoài ra nó còn là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình làm việc giữa thầy và trò. Chính vì vậy, chúng ta phải biết vận dụng vào trong bài giảng là một công việc hàng đầu mà người giáo viên không thể thiếu được.
A2.Về mặt thực tiễn:
Phương thức trực quan trở nên quan trọng trong việc học như ở bộ môn sử, đối với học sinh ở các trường có phương tiện trực quan thì học sinh mới hiểu được nội dung bài học qua một số bài nói về diễn biến các cuộc khởi nghĩa được trình bày trên bản đồ hay lược đồ. Tuy nó không phải là phương pháp quan trọng trong các phương pháp dạy học nhưng thiếu nó thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh không vững chắc. Do đó nó có vai trò rất quan trọng.
Trong quá trình dạy học môn sử ở các trường sử dụng phương tiện trực quan chiếm vị trí quan trọng nó có khả năng giúp học sinh hiểu đúng về lý thuyết được dẫn chứng qua việc quan sát tìm hiểu trên bản đồ, lược đồ, hình vẽ hay một số mô hình khác mà giáo viên đã sử dụng trong việc giảng dạy. Từ đó giúp các em phát huy năng lực và nâng cao trí tuệ.
Thậy vậy việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học có tác dụng lớn trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp tư duy khoa học tối ưu trong học tập, giải quyết các vấn đề quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, và qua đó có tác dụng lớn trong việc rèn luyện cho học sinh trí thông minh sáng tạo, không những thế, phương tiện trực quan còn có khả năng góp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh tư tưởng đạo đức trong cuộc sống.
Ví dụ ở Lịch sử lớp 7. Bài 20 phần IV. Một số danh nhân văn hóa thế giới. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết về một số danh nhân văn hóa thế giới như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh. Qua đó, chúng ta giáo dục được gì cho học sinh về đạo đức hay lối sống.
Chẳng hạn như: Ngô Sĩ Liên tên tuổi của Oâng còn để lại dấu ấn gì. Qua đó học sinh trả lời Oâng đã để lại tên trường, tên đường phố, tên trường. Ý nói lên nêu cao vai trò trách nhiệm học tập để từ đó chúng ta phải biết noi theo.
Giáo viên có thể cho học sinh xem hình H47 của Nguyễn Trãi chúng ta đặt câu hỏi ngay trong sách giáo khoa. Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông. Học sinh đọc xong. Nhận xét trên đã nói lên điều gì. Học sinh trả lời con người và sự nghiệp của Oâng. Từ đó chúng ta giáo dục học sinh về lối sống và đạo đức.
B.NỘI DUNG:
B1. Cơ sở lý luận:
Việc vận dụng phương tiện trực quan trong dạy học là điều kiện không thể thiếu được đối với các cấp học đặc biệt ở các trường phổ thông. Vì vậy bước đầu hình thành cho các em khái niệm tư duy trừu tượng. Nếu như không có phương tiện trực quan chứng minh cho các em thây có thể các em không tin vào kiến thức mà mình đã được học, vả lại kiến thức ấy không đi sâu vào tư duy của các em dẫn đến hiệu quả không cao trong học tập.
Đây là một phương pháp hướng dẫn cho học sinh trực tiếp các sự kiện Lịch sử, qua đó học sinh tích lũy được những tài liệu cảm tính để làm cơ sở cho quá trình tư duy trừu tượng.
Ví dụ: ở Lịch sử lớp 6 Bài 8 “Thời nguyên thủy, trên đất nước ta” Ở bài học này không dừng lại ở kênh chữ dưới dạng minh họa cùng một số câu hỏi. Giáo viên khai thác kênh hình ở chương I và chương II (của phần 2) gồm chủ yếu các hình công cụ thực rất xa xưa, giáo viên cho học sinh quan sát kỹ từng yếu tố cụ thể. Từ đó học sinh mới hiểu ra rằng công cụ nầy được hình thành vào giai đoạn nào, sau đó phát triển ra sao và nó được chuyển tiếp như thế nào? Như vậy thì học sinh mới hứng thú trong khi học.
Do đó, việc sử dụng phương pháp này còn huy động được sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp chặt chẽ với nhau, nên học sinh hình thành được những biểu tượng sinh động và chính xác về các sự kiện và hiện vật tạo điều kiện cho học sinh nhớ lâu và hứng thú trong học tập.
Ngoài ra nó còn phát triển ở học sinh năng lực chú ý quan sát bồi dưỡng sự say mê, óc tò mò, tìm tòi phát hiện những tri thức mới. Nhưng nếu sử dụng phương pháp này không khéo, không đúng mức thì dễ làm cho học sinh phân tán đến sự chú ý, lòng say mê học tập của học sinh, đồng thời giáo viên đi xa trọng tâm bài dạy và làm cho học sinh không chú ý, không tập trung vào bài giảng của mình.
Vì vậy, trong nhà trường phổ thông dùng các phương tiện trực quan chủ yếu bằng mẫu vật, mô hình, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, phim, máy chiếu, chính vì vậy phương tiện trực quan phải gắn liền với quan sát khoa học. Nên đồ dùng trực quan là yếu tố quan trọng trong việc dạy học môn Sử.
B2. Phân tích hiện tượng về nội dung:
Đối với giáo viên của các trường THCS nói chung việc vận dụng phương tiện trực quan giảng dạy môn sử ở các khối lớp chủ yếu là diễn biến các cuộc khởi nghĩa thì đó là phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh.
Do đó áp dụng phương pháp trực quan hầu như không gặp trở ngại gì. Hơn nữa phương pháp trực quan có ý nghĩa góp phần rèn luyện các kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh.
Ví dụ ở Lịch sử 7 bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” (thế kỷ XIII) phần III cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288). Trong phần này dạy đến phần III, chiến thắng Bạch Đằng giáo viên dùng lược đồ chiến thắng Bạch Đằng 1288 hoặc chỉ học sinh quan sát H33 (SGK) trang 64 trình bày diễn biến.
Tháng 4 – 1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng
Ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao
Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ.
Sau khi giáo viên trình bày diễn biến và bị quân ta đánh từ hai bên bờ lên trình bày lại để học sinh dễ tiếp thu bài hơn. Hoặc giáo viên có thể liên hệ đến Lịch sử 6 có thể đặt câu hỏi cho học sinh. Dựa vào đâu mà vua Trần chọn Sông Bạch Đằng là nơi mai phục? Học sinh nhớ lại trận chiến sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Từ đó kiến thức của học sinh khắc sâu thêm nữa.
Ví dụ: ở Lịch sử 9 bài 21; Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 phần II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên.
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
Đối với cuộc khởi nghĩa này giáo viên cần kết hợp giảng bài mới với sử dụng lược đồ để làm nổi bật các ý.
Nhật tấn công Pháp ở Lạng Sơn, Pháp thua chạy quan chân Bắc Sơn.
Đảng bộ Bắc Sơn lảnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành được thắng lợi.
Sau đó thực dân Pháp và Phát xít Nhật lại cấu kết với nhau để đàn áp cách mạng.
Dưới sự lảnh đạo của Đảng bộ địa phương nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố.
Giáo viên vừa giảng vừa chỉ rõ trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa để học sinh dễ tiếp thu bài hơn. Sau đây giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lại băng lược đồ để khắc sâu kiến thức hơn.
Hoặc đối với các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Lịch sử 7 giáo viên dùng lược đồ để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa.
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
C1: Kết luận:
Sáng kiến này là một sáng kiến không thể thiếu được trong quá trình dạy học đối với tất cả các thầy cô đang giảng dạy. Vì nó là sáng kiến thực tế chứng minh cho các cơ sở lí luận đưa ra hoàn toàn đúng mà nó luôn luôn đi sát với thực tiễn mà chúng ta đang xác định.
Do đó đối với tôi là giáo viên đang giảng dạy phải tìm hiểu để vận dụng vào bài giảng của mình để bài học trở nên sinh độngvà tạo hứng thú cho các em hiểu bài và học bài tốt hơn.
C2: Kiến nghị:
Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục luôn quan tâm đến tất cả các trường trong tỉnh để tạo mọi điều kiện cho nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình dạy học, để từ đó các môn học của các em được đầy đủ thiết bị giúp cho kiến thức các em nắm vững hơn và phát huy tư duy sáng tạo. Từ đó chất lượng học tập của các em ngày càng được vững vàng hơn.
Vĩnh Mỹ B Ngày 25 tháng 02 năm 2008
Người trình bày
Võ Kim Ngân
File đính kèm:
- SKKN Phuong phap su dung do dung trucquan.doc