Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục thể chất và tác dụng của việc phòng ngừa chấn thương trong công tác giảng dạy là một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với thế hệ trẻ và học sinh của Trường Tiểu Học phú Thọ B.
II. Mục đích và phương pháp tổ chức nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu thực trạng học sinh Trường Tiểu Học phú Thọ B. Các lớp mà tôi đã giảng dạy tôi nhận thấy những nguyên nhân dẫn đến chấn thương của học sinh. Xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa chấn thương có hiệu quả trong giảng dạy ở trường tiểu học
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa chấn thương trong giừo học thể dục - Trường Tiểu học Phú Thọ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể thao.
- Như vậy công tác phòng ngừa chấn thương là một công tác hết sức quan trọng và không thể thiếu trong các tiet1 dạy và tập luyện nó có ý nghĩa hết sức quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong dạy và học môn thể dục.
III. Thực trạng và những mâu thuẩn dẫn đến chấn thương ở học sinh Trường Tiểu học Phú Thọ B:
1. Thực trạng:
a). Không có ý thức tổ chức kỷ luật:
- Ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao như việc dàn đội ngũ khi tập luyện đội ngũ còn nô đùa, không tập trung hoặc tự làm công việc khác. Dễ dẫn đến chương bất ngờ.
- Trạng thái tinh thần người tập chưa tốt, mất bình tĩnh, sợ hãi, khi tập trung động tác khó dễ gây chấn thương cho người tập luyện.
b). Dụng cụ và trang phục cá nhân không có, không đúng quy định:
- Trang phục không đúng quy định như quần áo quá rộng làm người tập dễ vướng víu; quần áo quá chật làm người tập cử động không linh hoạt. Hoặc người tập mang trong người những đồ vật sắc nhọn như: nhẫn, dây chuyền, để móng tay nhọn hoặc đeo đồng hồ.v.v.v
2. Mâu thuẫn:
a). Khởi động không kỹ trước khi tập luyện:
- Trước khi tập luyện, người tập không kỹ, hoặc không khởi động nên khi vào tập luyện cơ thể phải linh hoạt động tích cực một cách đột ngột cũng dễ gây ra chấn thương. Trường hợp tập quá sức mình, cơ thể không chịu nỗi cũng sẽ dễ gây ra chấn thương cho người tập.
b). Dụng cụ sân bãi thiếu quy cách:
- Các phương tiện tập luyện không đúng quy cách, chất lương không đảm bảo. Điều kiện sân bãi không vệ sinh sạch sẽ, không thuận lợi cho việc tập luyện thể thể dục thể thao cũng dễ dẫn đến chấn thương.
IV. Các biện pháp phòng ngừa chấn thương cho học sinh và giải quyết vấn đề:
- Tôi đã vận dụng những biện pháp sau: Ngay từ giờ học đầu tiên trong giảng dạy và tập luyện môn thể dục, người dạy cũng như người học phải luôn quan tâm nhấc nhở rằng; việc phòng ngừa chấn thương là chính.
- Duy trì chặt chẽ việc tổ chức kỹ luật học tập, nghiêm khắc. thực hiện tốt các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy môn thể dục.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe người học.
- Kiểm tra dụng cụ, sân bãi tập luyện.
- Nâng cao vai trò tự giác tích cực; người học phải tập trung tư tưởng vào việc học tập, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật tập luyện do giáo viên đề ra. Phải tự giác và tích cực trong việc bảo hiểm giúp đỡ lẫn nhau.
- Trang phục đúng, khởi động kỹ: Trang phục tập luyện phải thật gọn ràng, hợp lý. Trước khi tập luyện phải kiểm tra dụng cụ trang phục của bản thân, phải biết khả năng sức khỏe của mình khi tập luyện thể dục thể thao.
- Tiến hành tập luyện một cách có khoa học, và luôn phải tuân theo nguy tắc của giá viên đề ra.
- Ví dụ: Qua các tiết học ở lớp tôi tiến hành các bước như sau:
- Tôi thường tạo ra cho học sinh hứng thú hưng phấn khiến cho các em ham muốn các trò chơi vận động.
- Chỉ ra một số trò chơi mà các em thường hay phạm vi trong khi chơi.
- Biện pháp khắc phục:
- Các em cần cố gắng lắng nghe và phối hợp giữa các bạn trong khi chơi.
- Khi các em biết được cách chơi và hiểu rõ ý nghĩa của các trò chơi thì tiếp tục tiến hành cho các em chơi.
V. Hiệu quả áp dụng:
* Trước khi thực thực hiện đề tài:
- Vào đầu năm học các em học sinh từ mẫu giáo mới vào lớp Một, một số em chưa hiểu biết về môn giáo dục thể chất là gì và thể lực của các em vẫn còn yếu. Qua đó tôi nhận thấy để tạo cho các em một không khí vui tươi trong giờ học nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường để các em có một sức khỏe tốt.
- Trước khi áp dụng các phương pháp tập như trên, tôi thấy học sinh chưa nắm được yêu cầu và mục đích của trò chơi và tình hình thể lực của các em vẫn chưa tốt. Do đó các em phải nắm được cách chơi và thường xuyên tổ chức ở nhà thì các em mới đạt được kết quả như mông muốn.
- Từ những thực tế trên nên tôi chọn lựa một số trò chơi vận động vừa tạo nên một sự hứng thú, từ đó nâng cao thể lực rèn luyện sức khỏe phục vụ tốt cho học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày của các em.
* Hiệu quả thực hiện đề tài:
- Sau một thời gian nghiên cứu tôi nhận thấy một số trò chơi được lựa chọn và áp dụng trong các giờ học của trường học. Đa số là các em thích thú trong các trò chơi các em nắm được cách chơi và tự tổ chức các trò chơi trong các giờ học ngoại khóa, tuy nhiên do điều kiện dụng cụ, sân tập, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến các vấn đế tổ chức các trò chơi.
- Qua một học kỳ của năm học và áp dụng những biện pháp đề ra, các em đạt được chứng cứ về trò chơi vận động và tình trạng thể lực sức khỏe của các em cũng tốt hơn, thay đổi vượt bậc.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ
TT
Tổng số học sinh
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ
(%)
Khối 1
45
24
53,3
22
46,7
Khối 2
51
34
66,6
21
34,4
Khối 3
39
32
82
7
18
Khối 4
40
31
77,5
9
22,5
Khối 5
46
35
76
11
24
- Tuy nhiên vẫn còn một số em biết cách chơi mà chưa tổ chức được ở những nơi khác và tham gia chơi vẫn còn sai sót.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi thấy cần rút ra những kết luận sau: trong giờ học giáo dục thể chất của Trường Tiểu học Phú Thọ B còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện còn nhiều thiếu thốn, nội dung và phương pháp giảng dạy còn chưa hợp lý, nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất của học sinh Trường Tiểu học Phú Thọ B.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
- Tôi nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặn đường khó khăn, vất vả, mong rằng, những người thầy phải có tâm huyết với nghề hết lòng thương yêu học sinh, có như vậy mới có chất lượng giáo dục và sức khỏe, kiến thức vào trong cuộc sống.
II. Khả năng áp dụng:
- Sau khi áp dụng sáng kiến, nhược điểm về thể chất, hiểu biết về giáo dục thể chất của học sinh đã được thay đổi rất nhiều, tỉ lệ học sinh hiểu bài, tích cực tập luyện tăng cường sức khỏe cũng được cải thiện hơn lúc trước, các em thích thú và ham học giờ giáo dục thể chất.
- Áp dụng được cho các trường tiểu học, từ học sinh lớp Một đến lớp Năm. Đặc biệt là áp dụng cho học sinh lớp Một.
III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển:
- Cần tăng cường số tiết học thể dục ở lớp Một, đa số các em còn nhỏ trí nhớ mau quên.
- Khi dạy trò chơi vận động cần chuẩn bị địa điểm, phương tiện.
- Hướng dẫn kỷ cách chơi luật chơi cho học sinh nắm.
- Nên chia học sinh số lượng bằng nhau không trên lệch người.
- Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa làm chủ được bản thân nên các em thường làm theo ý nghỉ của mình tự chơi và không đúng luật.
Giáo dục thể chất, vận động cho học sinh tiểu học mà tôi đã áp dụng là một việc cần thiết, cấp bách hiện nay. Vì con người muốn đảm bảo, duy trì được sức khoẻ tốt phải thường xuyên tập luyện và phải có học tập, biết thực hành cho đúng cách. Do vậy, người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp khác để giáo dục thể chất, vận động có hiệu quả tốt cho học sinh trường mình được giao. Đồng thời phải giáo dục cho các em tuyên truyền vận động mọi người xung quanh ở cộng đồng học tập, luyện tập theo nhằm nâng cao và duy trì tốt sức khoẻ của mình.
IV. Đề xuất kiến nghị:
- Cần tăng cường số tiết giáo dục thể chất ở khối lớp Một.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người viết SKKN
Nguyễn Văn Kế
Tài liệu tham khảo
- Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe thể chất trong nhà trường các cấp (Nhà xuất bản TDTT).
- Trần Lâm Đồng và các tác giả trò chơi vận động cho học sinh tiểu học.
- Thể dục 3- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
- Thể dục 4- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
- Thể dục 5- Sách giáo viên (Nhà xuất bản giáo dục)
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:
+ Xác định tiêu thức để phân chia.
+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.
+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể( có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng.Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.
File đính kèm:
- Sáng kiến kinh nghiệm.doc 2012 - 2013 ke.doc