a. phần mở đầu
I. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta được biết tiểu học là học phổ cập, tạo tiền để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới: Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.
Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Toán ở bậc tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình môn Toán bậc tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học giữ một trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch, đồng thời giúp học sinh hình thành những biểu tượng về hình học và đại lượng hình học. Đó là một điều hết sức quan trọng. Nó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học với cuộc sống xung quanh là tiền đề để hỗ trợ các môn khoa học khác (như môn vẽ, thủ công, và tìm hiểu tự nhiên xã hội) là mảng kiến thức quan trọng cho học lên cao. Đồng thời có thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình.
25 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đã nắm được quy tắc và công thức tính. Giáo viên nên hình thành cho học sinh các quy tắc tính ngược được.
Suy ra từ công thức
Ví dụ: Chiều cao = ; a x b =
Như vậy khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 5, giáo viên cũng phải quan tâm đến các vấn đề chung trong phương pháp giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 4.
Người giáo viên phải quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành. Tăng cường so sánh đối chiếu để hệ thống hoá các quy tắc, công thức tính toán giúp học sinh nhớ lâu. Đồng thời cần chú ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh vì lớp 5 là lớp cuối cấp, học sinh tương đối lớn, sắp sửa bước vào trường trung học cơ sở. Do đó bên cạnh phương pháp cung cấp kiến thức chính cho học sinh là dựa vào khả năng suy luận một cách có cơ sở, có căn cứ. Để giúp các em nhớ được công thức (kể cả công thức ngược) thì giáo viên phải thường xuyên ôn tập, hệ thống hoá để giúp các em nhận thấy có thể từ quy tắc này trong khi dạy giáo viên đã thường sử dụng 4 phương pháp (công thức) này suy ra quy tắc (công thức kia).
3. Dạy giải toán đó có nội dung hình học
Trong chương trình lớp 4 và lớp 5 (mà chủ yếu là lớp 5) các bài toán đó có nội dung hình học ở tiểu học giữ vai trò rất quan trọng. Khi giải các bài toán này s phải vậndụng tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết về:
+ Yếu tố hình học: Công thức tính P, S,V và các công thức ngược
+ Cách giải các loại toán điển hình
+ Các phép tính số học
+ Cách tính giá trị những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung quanh như tính: số gạch lót nền, tính diện tích quét vôi nhà, tính m3 nước của bể.
Ví dụ: Một cái bể nước hình hộp chữ nhật dài 18dm, rộng 12dm, cao 9dm, hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước.
Để giải bài toán này học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính.
Ví dụ 1: Một tam giác có đáy là 10cm, có diện tích bằng hình vuông có cạnh 8cm, tính đường cao của tam giác đó.
Đối với bài toán này để đi tính chiều cao tam giác phải biết tính diện tích tam giác mà diện tích tam giác bằng diện tích hình vuông. Để giải bài toán này học sinh áp dụng quy tắc tính diện tích hình vuông để làm.
Ví dụ 2: Một nhà máy đào một cái bể ngầm hình hộp chữ nhật dài 12m, rộng 6m và sâu 3m. Đất đào lên cứ 1m3 nặng1,25 tấn. Nếu dùng xe tải loại 5 tấn để chuyển số đất đó thì phải bao nhiêu chuyến mới hết.
Như vậy từ các kiến thức đã học, học sinh đã biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
VII. biện pháp thực hiện việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 5
1. Tổ chức giờ học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động học tập một cách chủ động, tự lực trong mọi khâu để đạt kết quả cao nhất
- Giáo viên phải tổ chức tiết học để học sinh chủ động học bài, làm bài
- Người giáo viên không làm thay hoặc áp đặt mà chỉ định hướng để học sinh tự tìm ra kết luận.
2. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy để thu hút học sinh vào hoạt động học tập
Trong giờ dạy, giáo viên tránh nói nhiều và làm thay học sinh mà phải tổ chức cho tất cả học sinh cùng làm việc dưới hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên kiểm tra, giúp các em sửa sai, động viên các em làm bài tốt.
3. Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức bằng con đường từ quan sát đến nhận xét so sánh và hình thành kiến thức
- Như vậy để học sinh nắm kiến thức một cách chủ động, trong giờ học giáo viên phải khai thác một triệt để các đồ dùng dạy học, tạo không khí lớp thoải mái giờ học nhẹ nhàng.
4. Thực hiện nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở tất cả các khối lớp
- Chúng tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp5 đạt được kết quả thì phải thực hiện đồng bộ đổi mới cách dạy này ở tất cả các khối lớp. Vì thế giáo viên phải hiểu, nắm chắc nội dung chương trình, kiến thức kỹ năng của việc dạy các yếu tố hình học, từ đó định hướng cách dạy cho mình sao cho có sự kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp.
Vậy để nâng cao hiệu quả học về các yếu tố hình học nói riêng và học môn toán nói chung thì phải đổi mới phương pháp dạy một cách đồng bộ. Có như vậy thì mới có thể đưa chất lượng học tập lên đạt kết quả.
C. kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề "Nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5" với các biện pháp mà chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
I. kết quả
1. Về phía giáo viên
- Chúng tôi đã nắm chắc được phương pháp dạy học. Người thầy trên lớp đóng vai trò chỉ đạo dẫn dắt, không làm thay trò.
- Giáo viên đã có kinh nghiệm giao việc cho học sinh đúng đối tượng, vừa sức, tạo cho học sinh say mê, hướng thú tích cực chủ động trong học tập.
2. Về phía học sinh:
Các em nắm chắc các yếu tố hình học, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và hầu hết các em rất thích học môn toán, nhất là học về dạng toán hình học.
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chí như ban đầu.
Kết quả đạt được là:
Nhận biết
về kỹ năng vẽ hình
Nắm kiến thức cơ bản
về hình học
Vận dụng luyện tập
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
91 em
7 em
89 em
9 em
89 em
9 em
93%
7%
91%
9%
91%
9%
Qua bảng khảo sát trên đã bước đầu khẳng định việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học nói riêng và của môn toán nói chung là việc làm rất cần thiết để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
II. Bài học
Từ những kết quả đạt được nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
1. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả giảng dạy tức là phải giảng theo hướng đổi mới. Có được như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta phải thực sự say mê với nghề nghiệp. Có lòng thương yêu, quan tâm tới học sinh, luôn luôn nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy.
2. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình bày dạy sách giáo khoa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài để chủ động về thời gian và lượng kiến thức cần cung cấp.
3. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài soạn xác định đúng mục tiêu yêu cầu của bài dạy. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt các đồ dùng trực quan và sử dụng có hiệu quả, tạo không khí lớp học thoải mái
4. Kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học.
5. Người giáo viên cũng cần nâng cao trình độ về toán học thông qua nghiên cứu các tài liệu thăm lớp dự giờ và các buổi hội thảo chuyên đề.
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 mà nhóm giảng dạy khối 5 chúng tôi. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học.
Đây là một công việc đòi hỏi người thầy phải tìm tòi công phu trong từng tiết học, do vậy mà chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, và sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp đồng chí để giúp tôi có những tiết dạy tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, ngày ... tháng .... năm 200.
Người viết
Diện tích hình tam giác
I. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh biết cách tính diện tích hình tam giác theo cạnh đáy và chiều cao.
II. Chuẩn bị
- HS: 2 tam giác bằng nhau (bằng bìa)
ê ke
- GV: 2 tam giác bằng nhau (bằng bìa)
bảng phụ, phấn màu, ê ke
III. Lên lớp
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là một hình tam giác
- Ngoài những yếu tố trên, trong hình tam giác em còn được học yếu tố nào?
- Trong tam giác thế nào là chiều cao?
- Em hiểu thế nào là diện tích của một hình
HĐ2: Bài mới
- Giới thiệu bài (1 - 2')
- Tìm hiểu bài (12 - 13')
GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho bài mới của HS.
GV
HS
* Hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng
- Dùng bút chì, ê kê kẻ chiều cao trên 2 hình tam giác
Cả lớp thực hiện
- Lấy 1 hình tam giác, dùng kéo cắt theo chiều cao của hình đó.
- Hãy lắp ghép những hình vừa cắt được với hình tam giác còn lại sao cho 2 cạnh của 2 hình ghép với nhau phải bằng khít
- Kết quả khi ghép xong ta được hình gì
HS nêu
*Cho HS quan sát hình cắt ghép của GV trên bảng
- Em hãy so sánh diện tích 1 tam giác ban đầu với diện tích hình chữ nhật
- Diện tích hình tam giác bằng 1/2 diện tích hình chữ nhật
-Vì sao?
- Vì từ 2 tam giác bằng nhau ta cắt ghép được 1 hình chữ nhật
- Để tính diện tích hình tam giác em dựa vào đâu?
- Dựa vào diện tích hình chữ nhật
- Em hãy tính diện tích hình chữ nhật
S = chiều dài x chiều rộng
- Vậy tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
- Lấy diện tích CN chia cho 2
* Dẫn dắt HS so sánh
S =
- Chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật bằng những yếu tố nào của hình tam giác.
- Chiều dài hình CN bằng cạnh đáy hình tam giác
- Chiều rộng bằng chiều cao hình tam giác
đ Thay thế các yếu tố của hình tam giác vừa so sánh vào biểu thức (*) để rút ra cách tính diện tích hình tam giác
đ Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào
2 - 3 em
* Quy tắc: SGK
1 - 2 em đọc quy tác
(Lưu ý đơn vị đo của đáy và chiều cao)
- Diện tích hình tam giác được ghi bằng S
- Đáy hình tam giác ghi bằng a
- Chiều cao hình tam giác ghi bằng h
đ S được tính như thế nào?
HS nêu
*Công thức
- Cho HS ứng dụng tính luôn diện tích hình tam giác trên bảng với các số đo:
Cạnh đáy: 30 cm
Chiều cao: 20cm
HS làm miệng
Nêu cách tính:
- Muốn tính được diện tích hình tam giác em cần biết gì?
HS nêu
HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
Cả lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu bài
Phần a, c
- Thực hiện bảng con
Nhận xét
- Vì sao em thực hiện như vậy?
áp dụng quy tắc
đ Bài 1 củng cố kiến thức gì?
Bài 2
- Lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu bài
- Thực hiện bảng
Bài 3
- Lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu bài
- Bai toán cho biết gì?
- Khi làm bài em lưu ý gì?
-Thực hiện vở
GV chấm một số vở
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- Lớp đọc thầm
GV treo bảng phụ có vẽ hình thể hiện nội dung bài
- Bài yêu cầu gì? Cho biết gì?
- Nhìn hình vẽ em có nhận xét gì?
HS thực hiện vở
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
-Nêu công thức
- Muốn tính diện tích tam giác ta cần biết gì?
- Khi tính ta cần lưu ý điều gì?
Về nhà: Học kỹ bài, hoàn thành bài tập
File đính kèm:
- SKKN Nang cao hieu qua day cac yeu to hinh hoc o lop 5.doc