Trò chơi không chỉ là một phương tiện giáo dục mà còn được nâng lên vị trí của mỗi phương pháp giáo dục đó là: “Phương pháp vui mà học, học mà vui” như Bác đã căn dặn chúng ta. “Trong lúc học,cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học” vì vậy trò chơi đã cuốn hút tất cả các em từ bậc tiểu học đến THPT kể cả một số thanh niên tuổi đời còn trẻ cũng rất thích vui chơi, đòi hỏi được vui chơi, giải trí mà đã chơi thì rất đam mê.
Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục điêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT, thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này: là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em nên đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất.
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng tiết học thể dục qua áp dụng trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi phù hợp.
- Đối tượng: lứa tuổi, phái tính, trình độ.
- Bầu khí, sân bãi.
b. Một số hình phạt trong sinh hoạt dành cho quản trò:
b1. Cao cẳng cùng cò:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc).
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng.
Cách phạt:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”.
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.
b2. Múa đôi:
Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.
b3. Gia đình nhà Gà:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”
b4. Bữa tiệc bò:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
b5. Vịt béo:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại
b6. Vịt lạ kỳ:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.
b7. Chú mèo đáng yêu:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,
b8. Vịt đẻ trứng vàng:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên
b9. Chú ếch lông bông:
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui.
2. Tổ chức trò chơi:
a. Làm quen:
a1. Ổn định tổ chức:
- Cả nhóm xếp thành hình tròn, chủ trò đứng giữa, chủ trò đề nghị cả nhóm cầm tay nhau có cự ly vừa phải.
- Tất cả cùng hát một bài tập thể (Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Bốn phương trời, Lớp chúng mình, ).
a2. Giao lưu:
- Khi xếp vòng tròn thường đứng theo nhóm riêng, không có sự xen kẽ. Chủ trò tổ
chức trò chơi giao lưu để thay đổi vị trí trong vòng tròn.
- Chủ trò hướng dẫn cho cả nhóm biết cách chơi:
+ Khi chủ trò (Tôi) nói “Giao lưu giao lưu”, cả nhóm hỏi lại “Với ai với ai”
+ Chủ trò sẽ xem tình hình trong nhóm để nói giao lưu với đối tượng nào.
à. Ví dụ: Giao lưu với người đeo kính. Tức thì những người đeo kính sẽ rời vị trí chạy sang chỗ khác, song không được 2 người đeo kính cùng đứng một chỗ.
- Sau đó bắt đầu chơi. (Gợi ý: Có thể chủ trò hô giao lưu với người đi giày, giao lưu với người đeo vòng ở cổ, giao lưu với người đeo đồng hồ ).
a3. Alibaba:
- Chủ trò cho cả vòng tròn thu nhỏ vòng tròn lại, mọi người đứng gần nhau.
- Chủ trò hướng dẫn cách chơi:
+ Mọi người chắc là thuộc câu đầu của bài Alibaba và 40 tên cướp: A li ba ba a lì bà ba á li bà ba, á li ba ba. A li ba ba a li bà ba á li bà ba, á li ba bà.
+ Khi chủ trò hát câu đầu “A li ba ba a lì bà ba á li bà ba”, thì tất cả hát theo “á li ba bà”. Sau đó chủ trò dựa vào câu hát trên hát thành một yêu cầu đối với cả vòng tròn, cả vòng tròn hát á li ba bà và thực hiện theo yêu cầu của chủ trò vừa hát.
Ví dụ: Chủ trò: A li ba ba a lì bà ba á li bà ba. Cả Nhóm: Á li ba bà. Chủ trò: Hôm nay anh em quây quần bên nhau nắm tay nhau đi. Cả nhóm: Á li ba bà (và tất cả cầm tay nhau).
- Sau đó bắt đầu chơi (Gợi ý: Chủ trò có thể hát những yêu cầu sau: Hôm nay anh em quây quần bên nhau móc tay nhau đi ; Hôm nay anh em quây quần bên nhau khoác vai nhau đi ; Hôm nay anh em quây quần bên nhau khoác eo nhau đi ; Hôm nay anh em quây quần bên nhau sờ tai nhau đi ).
a4. Đoàn kết:
- Chủ trò hướng dẫn cách chơi:
+ Khi chủ trò hô “Đoàn kết , đoàn kết” tất cả hô “Kết mấy kết mấy”
+ Chủ trò sẽ yêu cầu kết nhóm, cả vòng tròn lập tức thực hiện theo yêu cầu của chủ trò đã hô.
Ví dụ: Chủ trò: Đoàn kết – đoàn kết. Cả Nhóm: kết mấy kết mấy. Chủ trò: Kết 3 người 4 chân. Cả nhóm: Cả vòng tròn sẽ tự kết 3 người 1 và chỉ có 4 chân
- Sau đó bắt đầu chơi.
+ Chủ trò tùy thích cho mọi người kết với nhau.
+ Lưu ý là đến lần cuối cùng thì chủ trò cho kết thành 4 nhóm. Chủ trò phải đếm số người trong vòng tròn trước rồi chia đều thành 4 nhóm, và hô số người đoàn kết
Ví dụ: Nếu vòng tròn có 24 người, thì chủ trò hô kết 6 người với nhau, lập tức sẽ có 4 nhóm. Nếu vòng tròn có số người khi chia thành 4 nhóm sẽ dư thì cứ kết trước, nếu dư thì sắp vào các nhóm cho phù hợp. Ví dụ nhóm có 22 người, vậy chủ trò hô kết 5, như vậy có 4 nhóm và dư 2, 2 người này chủ trò sắp xếp vào các nhóm nhỏ cho phù hợp.
b. Tổ chức trò chơi:
b1. Nào cùng chơi thể thao:
- Cách chơi:
+ Với 4 nhóm đã chia trong trò chơi đoàn kết ở trên, chủ trò giới thiệu bây giờ chúng ta cùng chơi thể thao.
+ Chủ trò đặt tên cho từng nhóm là một môn thể thao cùng đặc điểm của bộ môn đó.
Sút à Nhóm 1: Bóng đá
Đập à Nhóm 2: Bóng chuyền
Phang à Nhóm 3: Bóng chày
Chụp à Nhóm 4: Bóng rổ
+ Các nhóm nhớ tên của các nhóm khác và đặc điểm từng nhóm. Khi chủ trò chỉ vào nhóm nào, nhóm đó hô tên nhóm mình 2 lần cùng đặc điểm của một nhóm nào đó. Nhóm có đặc điểm vừa bị nêu lên tức khắc hô tên nhóm mình 2 lần cùng đặc điểm của nhóm khác.
Ví dụ: Chủ trò chỉ nhóm bóng đá. Nhóm bóng đá hô: Bóng đá, bóng đá phang. Phang là đặc điểm của nhóm bóng chày, nhóm bóng chày ngay lập tức phải hô tên nhóm mình và đặc điểm của nhóm nào đó, như bóng chày, bóng chày đập.
Cứ như thế, nếu nhóm nào chậm chạp nói không nhanh, ấp úng, không đều sẽ bị loại để các nhóm còn lại chơi. Chơi đến khi còn 1 nhóm.
- Bắt đầu chơi:
b2. Nói và làm ngược:
Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn.
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”.
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”.
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”.
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”.
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt.
b3. Số chẵn số lẻ:
Cách chơi: Khi chủ trò đọc số lẻ thì vỗ tay, đọc số chẵn thì không được vỗ tay
Trong quá trình chơi, chủ trò đọc nhan số lẻ, bất ngờ đọc số chẵn, sẽ có người chơi vỗ tay. Quản trò bắt ra để chút phạt.
V.tµi liÖu tham kh¶o
1.Lý luËn vµ ph¬ng ph¸p TDTT.
(NguyÔn To¸n - Ph¹m Danh Tèn - NXB TDTT - 1995)
2. Sinh lý häc TDTT.
( Lu Quang HiÖp - NXB TDTT - 1993)
3. TuyÓn tËp nghiªn cøu khoa häc gi¸o dôc søc khoÎ thÓ chÊt trong trêng häc c¸c cÊp.
( NXB TDTT - 1993)
4. S¸ch gi¸o khoa thÓ dôc líp 10,11,12.
( NhiÒu t¸c gi¶ - NXB GD - 1992)
5. Ph¬ng ph¸p to¸n häc thèng kª.
(NguyÔn §øc V¨n - TDTT - 1987)
6. Lyù luaän phöông phaùp giaùo duïc TDTT trong nhaø tröôøng.
(PGS – TS Trònh Trung Hieáu. NXB TDTT 2001)
7. TDTT vì söùc khoûe nhaân daân.
(NXB TDTT 1971)
8. Taøi lieäu höôùng daãn giaûng daïy TDTT tröôøng phoå thoâng caáp III.
(Trònh Trung Hieáu. NXB GD 1977)
9. Phöông phaùp nghieân cöùu khoa hoïc trong lónh vöïc TDTT.
(PGS Nguyeãn Thieät Tình. NXB TDTT 1993).
10. Phaân phoái chöông trình moân theå duïc lôùp 10,11,12
File đính kèm:
- SKKN.doc