MỤC LỤC
Nội dung Trang
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Mục đích nghiên cứu 5
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
IV. Giả thuyết khoa học 5
V. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
VI. Giới hạn của đề tài 6
VII. Cái mới của đề tài 7
VIII. Phương pháp nghiên cứu 7
Phần II Nội dung 9
Chương I: Cơ sở lý luận 9
1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên 9
2. Vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ 10
3. Nội dung của công tác bồi dưỡng giáo viên 11
Chương II: Thực trạng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thượng Cửu - Thanh Sơn - Phú Thọ 13
I. Khái quát tình hình nhà trường 13
II.Thực trạng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viến ở trường Tiểu học Thượng Cửu. 14
III. Thực trạng chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học và giáo dục. 17
Chương III: Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thượng Cửu 20
Phần III: Kết luận 24
I. Kết luận chung 24
II. Kiến nghị và đề xuất 25
Phụ lục 26
Tài liệu tham khảo 27
27 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Thượng Cửu - Thanh Sơn - Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t TW 2 khoá VIII, Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh, Huyện.
- Tổ chức học tập và quán triệt các văn bản của Nhà nước về Giáo dục và đào tạo
1.1. Các văn bản đã triển khai, học tập, quán triệt:
- Chỉ thị 40/CT – TW của Ban bí thư TW Đảng (khoá IX)
- Nghị quyết 40/2001/QH 10 và Nghị quyết 41/2000/QH 10 của quốc hội khoá X.
- Luật giáo dục 1998: Luật giáo dục 2005.
- Pháp lệnh cán bộ công chức
- Điều lệ trường tiểu học
- Nhiệm vụ, vị trí, chức năng của trường phổ thông
- Tiêu chuẩn công chức ngạch giáo viên tiểu học.
- Quy chế bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên phổ thông
- Chỉ thị, nhiệm vụ các năm học và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
1.2. Hình thức tổ chức học tập:
- Tập trung học tập toàn Hội đồng sư phạm vào đầu năm học và định kỳ hàng tháng để hoc tập Nghị quyết, Chỉ thị, hướng dẫn
- Học tập theo tổ chuyên môn các nội dung có liên quan đến chuyên môn.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn trường, xem các băng hình dạy học mẫu theo phương pháp mới
- Phân công trách nhiệm cho báo cáo viên. Cuối năm học có kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu giáo viên lưu giữ hồ sơ.
2. Điều tra tình hình đội ngũ làm căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Đầu năm học tổng hợp tình hình đội ngũ giáo viên từ đó có kế hoạch phân công công tác cho phù hợp với khả năng của từng người. Đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ nhằm đạt hiệu quả cao.
3. Tăng cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng:
3.1. Công tác bồi dưỡng:
Xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học về công tác bồi dưỡng, về phẩm chất, nhân cách và năng lực sinh hoạt. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch phân phối thời gia hợp lý cho từng tuần, tháng, kỳ và theo từng nội dung cụ thể như tham gia tập huấn của ngành, cụm liên trường, trường hay tổ chức chuyên môn với các hình thức như : Sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, giáo viên cốt cán báo cáo, dự giờ, thăm lớp Trong đó chú trọng tới năng lực bồi dưỡng sư phạm mà điểm mấu chốt là đổi mới phương pháp dạy học. Đây là vấn đề chủ yếu là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Các hoạt động trên đều được đánh giá cụ thể tới từng giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của tổ và đây cũng là tiêu trí để đánh giá xếp loại thi đua.
3.2. Công tác bồi dưỡng:
Ngay từ đầu năm học, mỗi giao viên căn cứ từ kế hoạch bồi dưỡng chung của trường để xây dựng kế hoạch và nội dung cho hoạt động tự học, tự bồi dưỡng và đăng ký thi đua cho năm học để làm tiêu chí phấn đấu. Lãnh đạo nhà trường duyệt các nội dung: Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ đó giáo viên căn cứ vào kế hoạch định hướng và phấn đấu cuối mỗi kỳ nhà trường đều có sự kiểm tra, đánh giá sổ tự học, tự bồi dưỡng, kế hoạch cá nhân đánh giá và xếp loại giáo viên.
4. Xây dựng, củng cố, duy trì, kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy giáo dục:
Xây dựng các nề nếp về tổ chức, chuyên môn, hoạt động tập thể, chế độ thông tin báo cáo. Nề nếp dạy và học là điều kiện để rèn luyện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Các nề nếp trên phải được thực hiện đúng tinh thần pháp luật, các văn bản quy định của ngành và xuất phát từ lợi ích của tập thể nhà trường với yêu cầu tự giác của mỗi cá nhân. Tất cả các hoạt động được xây dựng thành tiêu chí cụ thể gắn với việc kiểm tra thường xuyên nhằm trao đổi kinh nghiệm và uốn nắn kịp thời những sai xót.
5. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV:
Thực hiện đúng, đầy đủ, công khai các chế độ chính sách đối với giáo viên theo chế độ chính sách của Nhà nước. Đồng thời tích cực tham mưu và trang thủ các nguồn lực trong khả năng của đơn vị để quan tâm đến đội ngũ trong các ngày lễ, tết
Qua tình hình hoàn cảnh của mỗi gia đình mà động viên, thăm hỏi kịp thời tới gia đình khi vui, khi hoạn nạn Đồng thời qua các hoạt động văn nghệ, thể dụ thể thao nhằm tạo điều kiện về tinh thần cho giáo viên thông qua các hoạt động đó.
6. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo dục.
- Tích cực tham mưu và tập trung xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thoe hướng chuẩn hoá hiện đại hoá nhằm phục vụ cho các hoạt động của trường, xây dựng kế hoạch, sử dụng bảo quản thiết bị giáo dục hợp lý, có hiệu quả, tránh thất thoát, hư hỏng.
- Động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học nhằm bổ sung và tạo sự phong phú trong công tác thiết bị của đơn vị.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên:
Qua kế hoạch đầu năm tiến hành kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các mặt hoạt động của giáo viên.
Hình thức kiểm tra có thể là chuyên đề, toàn diện sau đó tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và xếp loại sau kiểm tra đồng thời việc hoàn thiện và lưu giữ hồ sơ. Có chế độ kịp thời đối với những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng cho cán bộ giáo viên.
8. Bồi dưỡng đội ngũ thông qua phẩm chất năng lực của người quản lý:
Để cao công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có hiệu quả, các biện pháp, sự chỉ đạo của người quản lý, của hiệu trưởng thực sự đi vào cuộc sống thì người hiệu trưởng phải là “Con chim đầu đàn” trong đội ngũ giáo viên. Qua phẩm chất, đạo đức, chính trị, lối sống, tác phong, năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn, khả năng tập hợp quần chúng, làm việc khoa học là uy tín của người lãnh đạo: Ngoài ra còn thể hiện các phẩm chất, thái độ phê và tự phê, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xây dựng sự đoàn kết, dân chủ trong đơn vị, biết lắng nghe ý kiến của tập thể Như vậy sẽ tạo đà cho phong trào bồi dưỡng trong trường học.
Phần III. Kết luận
I. Kết luận chung:
Cùng với việc đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, sách giáo khoa thì đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá mang tính quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy – giáo dục. Vì vậy việc bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là điều kiện cơ bản để đổi mới phương pháp dạy học thành công. Có thể nói chưa khi nào, chưa bao giờ giáo dục chúng ta đứng trước những thời cơ đồng thời là những thách thức lớn đòi hỏi ta phải kiên trì giữ vững mục tiêu và vượt qua thử thách đó. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” và khẳng định rằng “bậc tiểu học là bậc học nền tảng”. Hơn lúc nào hết giáo dục đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi đúng đắn chứ không thể tuỳ tiện. Một trong những bước đi quan trọng và đúng đắn đó chính là xây dựng đội ngũ giáo viên để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của chúng ta. Chính vì thế người hiệu trưởng cần thực hiện tốt các biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng là lực lượng quyết định thành công hay không thành công của mục tiêu cấp học. Xây dựng đội ngũ giáo viên vừa là yêu cầu vừa là xu thế tất yếu. Làm cho mỗi giáo viên thấm nhuận đạo đức cách mạng. Biến “yêu cầu” thành “nhu cầu” tự học, tự rèn để hoàn thiện bản thân mình.
Từ thực trạng và tình hình đội ngũ giáo viên trường tiểu học Thượng Cửu nói riêng, với thực tế công tác bồi dưỡng đội ngũ trong 3 năm gần đây cho thấy: Chất lượng đội ngũ có sự chuyển biến tích cực góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng của trường cũng còn có một số hạn chế như: Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều. Do giáo viên chưa an tâm công tác nên có ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng. Nhưng nói đến vấn đề mà đề tài đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường bước đầu đã đem lại hiệu quả. Vấn đề đặt ra là phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ, liên tục, thường xuyên 8 biện pháp đã nêu trên một cách triệt để và linh hoạt. Trong đó việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp tiếp theo có hiệu quả.
II. Kiến nghị và đề xuất:
Đề nghị các cấp quản lý Bộ GD &ĐT, Sở giáo dục triển khai sớm hơn việc bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học. Nghiên cứu và cung cấp cho cơ sở trường thiết bị, đồ dùng dạy học có chất lượng tốt.
Phòng giáo dục và UBND huyện điều tiết ổn định giáo viên luân chuyển đảm bảo thời gian tối thiểu là 3 năm.
- Có kinh phí hỗ trợ cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng và nhà công vụ của giáo viên để yên tâm công tác.
- Nhà trường có chế độ động viên kịp thời những giáo viên dạy giỏi
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên.
Phụ lục : M1: Thống kê số lượng đội ngũ cán bộ giáo viên
Năm học
Tổng số CB, GV
Nữ
Đảng viên
Dân tộc
Độ tuổi
Dưới 30
30 - 40
40 - 50
2003 - 2004
22
16
9
11
11
10
1
2004 - 2005
27
20
8
13
13
12
2
2005 - 2006
30
21
9
14
17
11
2
M2: Thống kê hệ thống đội ngũ giáo viên và hệ đào tạo
Năm học
Tổng số CB, GV
Trình độ đào tạo
Xếp loại phẩm chất
đạo đức
Xếp loại chuyên môn
TC
CĐ
ĐH
Tốt
Khá
Giỏi
Khá
Trung bình
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2003 - 2004
22
19
2
1
17
77,2
5
22,5
4/21
19,0
9
42,8
8
38,2
2004 - 2005
27
23
3
1
24
88,8
3
11,2
5/22
22,7
10
45,4
7
31,9
2005 - 2006
30
26
3
1
27
90
3
10
6/25
24,0
13
52,0
6
24,0
M3: Mẫu thống kê chất lượng giáo dục học sinh
Năm học
Tổng số học sinh
Hạnh kiểm
Học lực
Đ (tốt)
CĐ (khá tốt)
Giỏi
Khá
Trung bình
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2003 - 2004
374
339
90,6
35
9,4
50
13,3
148
39,5
226
47,2
2004 - 2005
326
312
95,7
14
4,3
42
12,8
128
39,2
152
48,0
2005 - 2006
314
309
98,4
5
1,6
35
11,1
105
33,3
174
55,6
Tài liệu tham khảo
1. Đảng cộng sản Việt Nam
2. Ban bí thư TW Đảng (khoá IX)
3. Quốc hội khoá (X)
Luật giáo dục – NB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998
4. Bộ giáo dục và đào tạo
Điều lệ trường tiểu học
5. Nhà xuất bản giáo dục: Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2005 – 2006
Luật giáo dục 2005
6. trường CBQL GD - ĐT Phú Thọ
Tài liệu giảng dạy chương trình bồi dưỡng CBQL trường học.
File đính kèm:
- SKKN Boi duong chat luong doi ngu.doc