Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng
đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có
vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng
giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu và học tốt các môn
học khác.
Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc - Học thuộc lòng,
Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết, Mỗi phân
môn đều có một chức năng. Tiếng Việt là môn học không thể thiếu được đối
với học sinh tiểu học, là môn công cụ, là chìa khóa, là phương tiện để học
sinh tiếp nhận tri thức của loài người. Nó là môn học mang tính chất tổng
hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học, môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ trau dồi
kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn ) kiến
thức bước đầu về văn học, đời sống giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Phân môn
Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan
trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng, học sinh biết đọc diễn cảm bài
văn, bài thơ đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học
đáng kể cho các em. Mặt khác, nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục
mỹ cảm, giúp các em hiểu được cái đúng, cái đẹp, cái tinh tế của nghệ thuật
ngôn từ. Học đọc, các em đồng thời học cách nói, cách viết một cách chính
xác, trong sáng, có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách
suy nghĩ, diễn đạt cho cả lớp người chủ tương lai của xã hội. Dạy tập đọc
không những rèn kỹ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ Tiếng
Việt phong phú. Từ đó các em học tất cả các môn học khác bởi: Đọc đúng
mới viết đúng, mới hiểu đúng và làm đúng
Và phân môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ
với chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc, học sinh cảm thụ cái
1 hay, cái đẹp, biết được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh
động, học tập được cách viết các thể loại văn bản.
Ở bậc tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng, phân môn Tập đọc có hai yêu
cầu chính đó là:
- Rèn kỹ năng đọc.
- Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật
thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc
hay được tốt. Ngược lại việc đọc hay giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu
sắc.
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, hiểu và cảm thụ được bài văn, bài
thơ thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động học
tập”.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 3, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh
còn yếu. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu đòi hỏi tri thức con người ngày càng cao. Trong đó, ngôn ngữ nói và viết
là rất cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không phải tự nhiên có được,
mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần
nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, tôi đi sâu nghiên cứu:
“Một vài biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập đọc”, hy
vọng phần nào có thể đáp ứng được yêu cầu trên.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3:
1- Thực trạng:
Qua thực tế việc dạy tập đọc cho học sinh nói chung và học sinh khối lớp 3
nói riêng, trong những năm vừa qua, tôi nhận thấy khi đọc bài tập đọc các em
còn có nhiều vướng mắc trong khâu đọc, chất lượng tương đối nhưng chưa
đồng đều. Nhìn chung các em đều ham học hỏi, có động cơ và ý thức học tốt
nhưng mới dừng lại ở những học sinh khá giỏi, còn những học sinh trung bình
2 và đặc biệt đối với học sinh yếu, các em chưa có ý thức luyện đọc, do vậy kỹ
năng đọc hay của học sinh còn yếu. Vấn đề dạy học phân môn Tập đọc hiện
nay rất được chú trọng. Do đó, có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm
đưa chất lượng đọc của các em nâng lên. Song có nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan đã làm ảnh hưởng nhiều đến việc dạy đọc như:
+ Về giáo viên:
Giáo viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới: “Thầy thiết kế, trò thi
công”, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để
giảng dạy phân môn Tập đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ
coi trọng một vấn đề đọc to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc hay nhưng chỉ lướt
qua, ít sử dụng đồ dùng dạy học để giới thiệu bài tạo hứng thú cho học sinh.
Một số giáo viên còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài Tập đọc này với
giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào
để các em đọc nhanh hơn, đọc hay hơn.
+ Về học sinh:
Liên tục trong hai năm (năm học: 2009 - 2010 ; 2010 - 2011), tôi được
phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 3 - Trường tiểu học Hưng
Lộc I. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng của phân môn
Tập đọc lớp 3, bản thân tôi nhận thấy: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài
văn, bài thơ, đã để ý và đọc tương đối đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu
nắm nội dung bài còn gặp nhiều khó khăn, do vậy nên khó khăn trong việc
nêu được ý chính của bài, chưa có kỹ năng đọc hay toàn bài văn. Khi đọc, gặp
các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc đúng giọng câu
hỏi, câu cảm. Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Về khả
năng ngôn ngữ của học sinh còn yếu, tư duy của các em chưa cao. Các em
phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh, cụ
thể là:
+ Các lỗi phụ âm đầu: ch /tr, l/n,
Ví dụ: “ Trong trẻo” thì đọc là “ chong chẻo
3 “long lanh” thì đọc là “nong nanh”
+ Các lỗi về vần:
Ví dụ: “ cuốn sổ” thì đọc là: “cuống sổ”
+ Các lỗi về thanh: các em còn đọc nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi.
Ví dụ: “ nghĩ ngợi” thì đọc là “ nghỉ ngợi”
2- Kết quả thực trạng:
Ngay từ đầu năm học (năm học: 2010 – 2011), sau quá trình tìm hiểu thực
tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm,
tôi nhận thấy: Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc
lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc lát gừng, đọc
lặp từ, thêm từ, bớt từ Mức độ đọc hay chỉ có rất ít em đạt được. Các em
chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, văn Đặc biệt vẫn
còn một số học sinh không biết thế nào là đọc hay.
Tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 3A tôi chủ nhiệm như
sau:
Lớp Sĩ số Chất lượng, mức độ đọc Số lượng Tỷ lệ
- Trôi chảy, rõ ràng, ngắt 26/34 76,4%
3A 34 nghỉ đúng:
- Đọc hiểu: 24/34 70,6%
- Đọc hay: 6/34 17,6%
Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn rất thấp. Đặc biệt là kỹ năng
đọc hay. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm
nâng cao kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh khối lớp 3 trong tiết Tập
đọc.
Là giáo viên tiểu học được trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3, tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn đọc cho
học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3.
4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để tổ chức thực hiện tốt việc đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3, tôi đã bám
vào các giải pháp chủ yếu sau:
1. Giải pháp 1.
Nhận thức rõ nhiệm vụ phân môn Tập đọc. Nắm vững nhiệm vụ, vị trí, đặc
điểm môn học. Như chúng ta đã biết: “Quá trình dạy học là một quá trình
hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó giáo viên giữ vai
trò quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức và điều hành hoạt động của học
sinh. Còn học sinh tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm chiếm
lĩnh kiến thức”.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình SGK và các tài liệu dạy học có
liên quan để từ đó xác định được phương pháp, cách thức tổ chức dạy học
từng bài tập đọc cụ thể.
2. Giải pháp 2:
- Giáo viên phải rèn luyện giọng đọc mẫu thật tốt.
- Trong giờ Tập đọc, giáo viên phải tuân thủ theo các bước có tính đặc
trưng của phân môn Tập đọc. Phải kết hợp giữa hai hình thức: Đọc thành
tiếng và đọc thầm. Hai hình thức này gắn bó chặt chẽ với nhau, cộng tác cùng
thực hiện để đạt một mục đích cuối cùng của đọc là thông hiểu nội dung văn
bản.
3. Giải pháp 3:
Giúp học sinh có ý thức rèn đọc. Việc rèn đọc cho học sinh không phải chỉ
ngày một ngày hai là đạt kết quả. Vì vậy giáo viên phải kiên trì và tạo cho học
sinh có ý thức rèn đọc để đạt 4 phẩm chất: đọc đúng; đọc lưu loát, rõ ràng;
đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc hay.
4.Giải pháp 4:
Tăng cường tổ chức trò chơi học tập, phát huy khả năng đọc hay, thay đổi
các hình thức rèn đọc cho học sinh để tạo cho các em niềm vui, niềm say mê
5 học tập.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Từ các giải pháp nêu trên, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giúp giáo viên
dạy lớp 3 rèn đọc cho học sinh, cụ thể như sau:
1. Biện pháp 1: Nhận thức rõ nhiệm vụ phân môn Tập đọc và việc dạy tập
đọc cho học sinh.
Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Vì
vậy nhiệm vụ dạy học ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn Tập đọc có vai
trò vô cùng quan trọng, giáo viên cần phải hiểu rằng ngay tên gọi của phân
môn là “Tập đọc” cũng nói rõ được mục đích dạy học của người giáo viên và
nội dung học tập của học sinh trong giờ học này. Học sinh phải được “tập” để
“đọc” sao cho đúng, cho hay, các em biết đọc đúng, đọc hay chính là cơ sở để
các em cảm thụ nội dung bài đọc một cách dễ dàng. Từ đó học sinh sẽ không
thấy nhàm chán khi học tập đọc.
Ngay ở cách đánh giá bài đọc của học sinh người giáo viên cũng phải tuân
thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu tối thiểu của học sinh lớp 3 đối với kĩ năng đọc
để đánh giá sát thực, tránh quan niệm “ào ào” hoặc lấy điểm đọc để “vớt”
điểm viết trong môn Tiếng Việt cho học sinh.
Ở các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thẳng thắn trao đổi với
nhau về quan điểm cũng như cách dạy Tập đọc trên cơ sở cùng nhau học hỏi.
Tăng cường thao giảng dự giờ phân môn Tập đọc. Từ đó góp ý, thảo luận xây
dựng một phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả nhất đối với đối tượng học
sinh của mình. Hạn chế tối đa sự nể nang trong đánh giá lẫn nhau mà cần chỉ
rõ cho nhau thấy cái tốt và cái chưa tốt của đồng nghiệp. Tuyệt đối không nên
“ào ào” trong đánh giá cả giáo viên và học sinh. Đối với mỗi bản thân giáo
viên mặc dù không ai thích nghe nhiều về hạn chế hay tồn tại của mình nhưng
cần quan niệm rằng đó chính là cách tốt nhất để mình có thể vượt qua chính
mình.
2. Biện pháp 2: Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên.
6 Trong giờ Tập đọc giáo viên đọc mẫu tốt cũng góp phần đáng kể trong
việc rèn đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em luôn luôn lấy giọng đọc
của thầy cô giáo làm mẫu. Bởi vậy, trước giờ Tập đọc, giáo viên phải nghiên
cứu nội dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần.
Có thể đọc mẫu trong các trường hợp:
- Đọc mẫu toàn bài để gây hứng thú cho học sinh.
- Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó.
- Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn, nhưng
trước hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải đọc diễn cảm tốt
bài văn, bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình
một cách nghiêm túc. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên
xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh.
Ví dụ: Đọc bài “Ai có lỗi” ( TV3 - T1)
Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (nhân vật
“tôi”- En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô).
- Giọng nhân vật “tôi”- En-ri-cô ở đoạn 1 - đọc chậm rãi, nhấn giọng các
từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, kiêu căng.
- Đọc nhanh, căng thẳng hơn (ở đoạn 2 - hai bạn cãi nhau), nhấn giọng các
từ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức.
- Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng (ở đoạn 3) khi En-ri-cô hối hận, thương bạn,
muốn xin lỗi bạn, nhấn mạnh các từ: lắng xuống, hối hận,...
- Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm, Lời
Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.
Hoặc bài “Cuộc họp của chữ viết” (TV3 - T1), đọc thể hiện đúng các
kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm). Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các
nhân vật (bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm).
- Giọng người dẫn chuyện: hóm hỉnh.
- Giọng bác Chữ A: to, dõng dạc.
7 - Giọng Dấu Chấm: rõ ràng, rành mạch.
- Giọng đám đông: khi ngạc nhiên (Thế nghĩa là gì nhỉ ?), khi phàn nàn
(ẩu thế nhỉ !).
Hay là bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
(TV3 - T2).
Đây là nội dung báo cáo hoạt động của tổ lớp. Giáo viên đọc mẫu giọng rõ
ràng, rành mạch, dứt khoát.
Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và
tự tin hơn khi đọc.
3. Biện pháp 3: Rèn cho học sinh đọc đúng.
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,
không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng.
Đọc đúng bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
*Cách thực hiện: Tôi đã hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sau:
Trước khi lên lớp, giáo viên dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc,
những từ, những câu khó trong bài để luyện đọc.
- Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn là l/n, tr/ch: long lanh, lênh
láng, lúc lâu, nở hoa, nóng nảy, trong trẻo, triều đình, buổi trưa, chiêng
trống,
- Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc: cuộn tròn, khuôn cửa sổ, tựu
trường, nảy lộc,
- Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi: quyến rũ, nghĩ ngợi, nghỉ
ngơi,
Phần luyện đọc này phải kết hợp luôn trong phần đọc cá nhân.
Ví dụ : Khi dạy bài: “Chiếc áo len” - (TV3-T1).
Học sinh A đọc đoạn 3, học sinh B nhận xét: Phát hiện bạn đọc sai “núc
nâu, nạnh nắm”. Giáo viên cho học sinh A đọc lại cho đúng: “lúc lâu, lạnh
lắm”. Sau đó gọi 2 đến 3 em hay mắc lỗi phát âm sai phụ âm đầu l/n như trên
đọc lại.
8 - Tương tự đối với đoạn 4 giáo viên cho học sinh luyện đọc đúng các tiếng
có vần, thanh dễ lẫn như: cuộn tròn, xin lỗi.
Ngoài việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải
chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm.
Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách
ý.
Ví dụ1: Khi đọc đoạn 4 bài: “Chiếc áo len”, giáo viên gọi học sinh đọc,
học sinh ngắt hơi như sau:
“Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông / ấm áp, / Lan ân hận quá. // Em
muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ / và anh, / nhưng lại xấu hổ vì mình / đã vờ ngủ.
Áp mặt xuống gối, / em mong trời mau sáng để nói với mẹ: // “con không
thích chiếc áo ấy nữa. / Mẹ hãy để tiền mua áo ấm/ cho cả hai anh em”. //
- Lúc này giúp học sinh sửa lại bằng cách: Treo bảng phụ chép sẵn đoạn
văn đã ngắt sẵn như sau:
“Nằm cuộn tròn / trong chiếc chăn bông ấm áp, / Lan ân hận quá. // Em
muốn ngồi dậy / xin lỗi mẹ và anh, / nhưng lại xấu hổ / vì mình đã vờ ngủ. //
Áp mặt xuống gối, / em mong trời mau sáng / để nói với mẹ: // “Con không
thích chiếc áo ấy nữa. // Mẹ hãy để tiền / mua áo ấm cho cả hai anh em. //”
- Sau đó yêu cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc, cách nào đúng
rồi yêu cầu học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng, nhấn giọng ở từ
gạch dưới. Đặc biệt câu nói của Lan khi đọc học sinh thể hiện sự ân hận, có
như vậy mới biểu đạt được trạng thái cảm xúc của tác giả.
Ví dụ 2: Trong bài “Cửa Tùng”, ( TV 3 – T1)
Học sinh đọc như sau: “Đôi bờ thôn xóm / mướt màu xanh lũy tre làng / và
những rặng phi lao rì rào / gió thổi. //”
- Giáo viên đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ
cô giáo ngắt giọng: “Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng / và
những rặng phi lao rì rào gió thổi. //”
Sau đó yêu cầu 3 - 4 em đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học sinh phát
9 hiện và ngắt nghỉ đúng.
Ví dụ 3: Đối với câu: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng
ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời
quang đãng.”
(Nhớ lại buổi đầu đi học – TV3-T1)
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu văn yêu cầu một học sinh giỏi lên
bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các bạn trong lớp nhận xét, thống nhất
cách đọc đúng như sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng
ấy nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời
quang đãng. //”
* Đối với những bài đọc là thơ giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt
nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
Trong chương trình Tiếng Việt 3 phần lớn các bài thơ thường được viết
theo thể thơ 4 chữ mang một âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm giúp cho
học sinh dễ thuộc, dễ nhớ. Tuy vậy, khi đọc thể thơ này nhiều học sinh chưa
biết ngắt nghỉ đúng với nhịp thơ. Bởi vậy cần hướng dẫn học sinh phải dựa
vào các dòng cụ thể để ngắt nhịp cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì
ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ cho người nghe thấy được cái hay, cái đẹp
của bài thơ.
Ví dụ: Dạy bài “Quạt cho bà ngủ” (TV3 - Tập 1), cần hướng dẫn học
sinh đọc với giọng dịu dàng, tình cảm. Cần ngắt nhịp đúng trong các khổ thơ:
Ơi / chích choè ơi! Hoa, / cam hoa khế /
Chim đừng hót nữa, / Chín lặng trong vườn, /
Bà em ốm rồi, / Bà mơ tay cháu /
Lặng / cho bà ngủ. // Quạt / đầy hương thơm. //
Như vậy, từ cách thực hiện trên tôi đã giúp cho học sinh dần dần có ý thức
tìm hiểu giọng đọc, cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc.
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn tốc độ đọc cho học sinh.
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.doc