Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở nhà trường phổ thông - Nguyễn Đình Thế

Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề - đề tài, một sự vật hiện tượng chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tổng kết kinh nghiệm này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá

Những phương pháp này đã góp phần rất lớn cho tôi hoàn thành đề tài tổng kết kinh nghiệm này.

 Qua các phương pháp nghiên cứu làm việc như đọc các tài liệu tham khảo, tìm hiểu thực trạng việc học tập môn lịch sử của học sinh cũng như trao đổi với học sinh về thái độ tình cảm cũng như phương pháp học tập. tôi rút ra được nhiều kết luận để viết đề tài và hoàn thành theo đúng kế hoạch.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở nhà trường phổ thông - Nguyễn Đình Thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết định hàng đầu (Con người- Khách quan) Chi phí cho quốc phòng thấp... Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và tính cạnh tranh cao Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước Tận dụng các yếu tố bên ngoài:nguồn viện trợ.. Từ bảng so sánh trên, học sinh có thể nhận thấy rằng nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau năm 1945 cơ bản là giống từ 1,3,4,5 (6), chỉ có nguyên nhân thứ 2 là có sự khác biệt: Mỹ (điều kiện tự nhiên thuận lợi); Nhật Bản (Con người là vốn quý- kỷ luật lao động, năng động, sáng tạo, giàu nghị lực...) Trong quá trình học và tự học chúng ta cần có sự so sánh để dễ dàng chiếm lĩnh tri thức; ví dụ: Cương lĩnh chính trị (2/1930) với Luận cương (10/1930); Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) với Hiệp định Pari (27/1/1973), Tổ chức Liên Hợp quốc với tổ chức ASEAN ... Học lịch sử có rất nhiều số liệu và ngày tháng khó nhớ, nhưng chúng ta nếu biết vận dụng tìm những điểm chung tương đối và đưa ra so sánh thì một số sự kiện ghi nhớ rất đơn giản. Ví dụ, từ khi Đức đánh bại Pháp (22/6/1940) đến khi Đức tấn công Liên Xô (22/6/1941) là đúng một năm trời và một năm cũng là thời gian từ khi tướng Nava được cử làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (7/5/1953) đến khi tướng Đờ Cátơri đầu hàng ở Điện Biên phủ (7/5/1954). Số người chết và bị thương trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai lần lượt là: 10 - 20 triệu => 60 - 90 triệu... Trong thực tế có rất nhiều đơn vị kiến thức nội dung có mà chúng ta có thể áp dụng đưa vào so sánh để học một cách hiệu quả. 3.4. Sử dụng tranh ảnh, lược đồ-bản đồ: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ thường gây ấn tượng mạnh cho học sinh, ấn tượng mạnh là một trong những nguyên nhân giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn. Ví dụ, bức tranh biếm hoạ: “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng” ( “Chà, tình cảnh này đến chừng nào mới chấm dứt” ) sẽ giúp học sinh nhớ ngay đến nỗi thống khổ của người nông dân Pháp trước cách mạng 1789, đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cách mạng tư bản Pháp. Hình ảnh “Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp”, sẽ làm học sinh hiểu sâu sắc sự “cảm tử” anh dũng hi sinh của các Trung đoàn thủ đô trong những ngày đầu kháng Pháp ở Hà Nội ( ôm bom đánh địch ). Sử dựng lược đồ: “Cuộc chiến đấu của ta ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16”, học sinh sẽ dễ dàng nhớ kiến thức và xác định các đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng... Tranh ảnh, lược đồ-bản đồ là phương tiện dạy và học, là một kênh thông tin hết sức quan trọng, là hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập và góp phần rất quan trọng trong việc ghi nhớ kiến thức của học sinh. 3.5. Thực hành, luyện tập: Thực hành luyện tập được ví như chiếc cầu “đưa tri thức chuyển tới năng lực” vì nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu mà còn nhớ lâu kiến thức. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói “Học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn”... Thành ngữ Trung Quốc cũng có câu “Tôi nghe, thì tôi quên. Tôi thấy, thì tôi nhớ. Tôi làm , thì tôi hiểu ”. Từ “học tập” là gồm hai động từ “học” và “tập” ; “học” là quá trình ở lớp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới, “tập” là thực hành, luyện tập ở nhà của học sinh.Trong đó “tập” bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của học sinh: tập tìm các ý cơ bản, tập diễn đạt, làm bài tập, vẽ lược đồ, sơ đồ, lập bảng so sánh, tìm tài liệu, đọc sách tham khảo, trao đổi với ban... Trong các môn khoa học tự nhiên thì luyện tập là công việc thường xuyên, nhưng trong các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử thì rất hiếm, mà có yêu cầu học sinh thì giáo viên cũng không có thời gian để kiểm tra sữa chữa nên cũng chưa thật hiệu quả... Như vậy, học tập thì học sinh cần phải tự thực hành luyện tập nhiều, đấy là điều tối quan trọng để học sinh nhớ lâu kiến thức, nâng cao hiểu quả học tập. Ngoài ra còn nhiều cách ghi nhớ khác nữa như: chuyện kể, bài hát, bài thơ, nhớ theo ngày sinh, số điện thoại, số nhà, tên gọi... 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua gần sáu năm dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi nhận tấy rằng cách học của đa số học sinh trong môn học lịch sử là hết sức thụ động, thầy cô giảng dạy như thế nào là về nhà học thuộc lòng “máy móc” như thế mà ít chịu nghiên cứu tìm tòi, dẫn đến những kết quả không mong đợi- học sinh ngày càng ngán học môn lịch sử và kết quả ngày càng thấp. Với tình hình như vậy, trong dạy học tôi đã vận dụng nhiều phương pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh cũng như hướng dẫn đổi mới phương pháp học tập cho học sinh. Qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi và rút kinh nghiệm từ bản thân tôi thấy rằng việc tự giác học tập của học sinh là rất quan trọng, đồng thời tự học cũng phải có phương pháp, khi tôi đưa những phương pháp đã nêu trên hướng dẫn học sinh tự học thì học sinh rất hứng thú và kết quả ngày càng đáng khích lệ. BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH *Năm học 2010-2011: Lớp- sĩ số Giỏi (%) Khá(%) Trung bình(%) Yếu kém(%) 10A – 42 3- 7.1 25 - 59.5 11 - 26.2 3 - 7.1 10B – 41 2- 4.3 14 -29.8 11 - 23.4 20 - 42.6 Tổng - *Năm học 2011-2012: Lớp -sĩ số Giỏi(%) Khá(%) Trung bình(%) Yếu kém(%) 11/3 -39 11/4 -40 Tổng- III. PHẦN KẾT LUẬN Có thể nói rằng, việc phát triển kỹ năng tự học cho học sinh đóng vai trò tối quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, là ngọn đèn lớn soi sáng người đi trong đêm tối, "thiếu phương pháp người có tài cũng không đạt kết quả, có phương pháp đúng thì người bình thường cũng làm được việc phi thường". Trong học tập hay bất kỳ một công việc gì đều phải ứng dụng các cách thức phương pháp phù hợp mới dẫn bạn đi đến thành công và mình phải là người chủ động tìm tòi nghiên cứu. Cho nên, học sinh phải luôn phải tự trau dồi kiến thức, tìm kiếm cho mình những phương pháp đúng và bồi dưỡng rèn luyện thuần thục trở thành kỹ năng cơ bản, nhất là “kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử”. Việc tự học của học sinh phải được tiến hành với sự hứng thú say mê và ý thức trách nhiệm tinh thần lao động cần cù. Trong việc tự học, điều quan trọng đối với học sinh không chỉ là ghi nhớ, nắm vững, hiểu sâu kiến thức mà còn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của người lao động- kiên nhẫn, độc lập, tự tin và sáng tạo. ( Quả thật, khi học lịch sử bằng những phương pháp như vậy chúng ta thấy sự tiến bộ rõ rệt và học cũng đỡ ngán lịch sử hơn mà còn cảm thấy thú vị " Phương pháp chính là linh hồn của nội dung đang vận động"./.)* Người viết NGUYỄN ĐÌNH THẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Một số kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học phổ thông”. NXB GD - Ths: Trần Minh Quốc và Ths: Bùi Ngọc Diệp. 2. “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế...” Tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ. 3. “Phương pháp dạy học lịch sử”. NXB GD - Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị. 4. “Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại”. NXB ĐHSP Hồ Chí Minh – Lê Vinh Quốc. 5. Lịch Sử 10 - SGK, SGV, Chuẩn KT-KN 6. Lịch Sử 11 - SGK, SGV, Chuẩn KT-KN 7. Lịch Sử 12 - SGK, SGV, Chuẩn KT-KN... MỤC LỤC I. Phần mở đầu ..................................................................................... Trang 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 1 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 II. Phần nội dung ............................................................................................. 3 1. Thực trạng ................................................................................................... 3 1.1. Thuận lợi ................................................................................................... 3 1.2. Khó khăn .................................................................................................. 3 2. Cơ sở lý luận................................................................................................. 4 2.1. Khái niệm.................................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm kỹ năng ................................................................................ 4 2.1.2. Khái niệm tự học ................................................................................... 5 2.1.3. Khái niệm kỹ năng tự học ..................................................................... 5 2.1.4. Khái niệm nhớ ....................................................................................... 5 2.2. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh trong nhà trường phổ thông ............................................................................................ 6 2.3. Một số lưu ý khi học sinh tự học...............................................................7 3. Biện pháp..................................................................................................... 8 3.1. Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình...................8 3.2. Sơ đồ .......................................................................................................9 3.3.So sánh ....................................................................................................11 3.4. Sử dụng tranh ảnh, lược đồ-bản đồ..........................................................14 3.5. Thực hành, luyện tập............................................................................... 15 4. Kết quả .......................................................................................................16 III. Kết luận.....................................................................................................17 Tài liệu tham khảo ..........................................................................................18 Mục lục ..........................................................................................................19

File đính kèm:

  • docSKKN HCPHAT TRIEN KY NANG TU HOC.doc
Giáo án liên quan