Con người sống giữa thiên nhiên “đầy ắp” ngôn ngữ tạo hình, đường nét, hình khối,màu sắc của cỏ cây, hoa lá, mây trời, muôn thú tất cả đều lung linh, đẹp đẽ.Chúng không chỉ cho ta vật chất để sống mà từ cái đẹp đó đã đem lại cho con người những xúc cảm, tình cảm yêu đời, yêu người.
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người, như vậy “Cái đẹp là cái đức”
Với nhiều lợi thế, môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả hơn các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học sẽ góp phần hình thành phẩm chất của con người lao động trong thời kì CNH,HĐH đất nước.
Khi đứng trước một công trình kiến trúc cổ hay một tác phẩm hội hoạ đẹp chúng ta không thể không thắc mắc tác phẩm nghệ thuật này có ý nghĩa gì, được xây dựng từ thời nào, ai đã sáng tạo nó, nhất là đối với học sinh, những câu hỏi đó luôn xuất hiện trong đầu các em chính vì vậy tôi thấy rằng phân môn thường thức mĩ thuật là một phân môn hay nhằm trang bị, cung cấp cho các em một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua một số kiến thức sơ lược lịch sử mĩ thuật Việt Nam và thế giới.Qua đó góp phần hình thành ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, không gian ánh sáng, màu sắc, bố cục. Các em được làm quen với một số tác giả tác phẩm nổi tiếng từ đó thấy được giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương hướng phát triển kĩ năng trong thường thức mĩ thuật cho HS Khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màu vẽ hạn chế, khả năng quan sát thực tế chưa cao, ĐDDH chưa gây được hứng thú học tập cho các em (khoảng 10% thích học)
II.SỐ LIỆU VÀ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
- Trong chương trình mĩ thuật ở THCS, thường thức mĩ thuật là một phân môn có thời lượng ít hơn các phân môn khác nhưng nó nhằm cung cấp những hiểu biết, nhận thức về lịch sử mĩ thuật, sự phát triển của mĩ thuật qua các giai đoạn và thời kì, từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết duy trì và phát triển những thành tựu nghệ thuật của cha ông để lại cũng như biết yêu thích và mở rộng tầm hiểu biết của các em ra thế giới thông qua các bài mĩ thuật hiện đại Phương Tây. Tuy nhiên, do thói quen không chăm chú nghe giảng thêm vào đó đồ dùng dạy học hạn chế khiến các em thiếu tập trung, tư duy, nếu có thì chỉ đọc lại từ SGK không chịu tìm tòi, suy nghĩ. Chính vì vậy hiệu quả bài học chưa cao.
- Tôi đã tiến hành cho học sinh khối 8 phân tích một tác phẩm “ Chơi ô ăn quan” của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh và bức tranh chân dung nàng Mô- Na- Li- Da của hoạ sĩ Lê-ô- na Đơ - vanh - xi thuộc chương trình lớp 7 và kết quả thu được là:
Lớp
TS
Điểm 9-10
Điểm trên 5
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
81
40
12
30%
23
57,5%
5
12,5
82
42
10
23,8%
27
64,3
5
11,9
83
40
8
20 %
26
65
6
15
84
40
7
17,5%
26
65
7
17,5
85
41
5
12,2%
29
70,7
7
17,1
Từ đó cho thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm 9- 10 còn thấp, chủ yếu là tập trung ở học sinh lớp 81,82 còn lại là điểm trên 5 và một số bị điểm dưới 5. Chính là do những nguyên nhân kể trên mặc dù các bức tranh này đã được học và phân tích ở lớp 7.
Trên đây là những vấn đề tồn tại trong thực tế giảng dạy, vì vậy tôi đã tìm ra một số phương hướng nhằm phát triển kĩ năng trong thường thức mĩ thuật cho học sinh khối 8
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
A. Kĩ năng hướng dẫn học sinh:
1. Giới thiệu bài mới:
Khi vào bài giáo viên không nên cứ thế là vào đề ngay mà có nhiều cách để vào đề hấp dẫn nhằm dẫn dắt, lôi cuốn các em vào bài học.
(1) Cho học sinh quan sát một bức tranh không có tác giả hoặc tên tác phẩm sau đó yêu cầu học sinh đoán tên tác giả hoặc tên tranh
(2) Có thể cho các nhóm tự giới thiệu bức tranh mà nhóm mình sưu tầm được
Sau đó giáo viên động viên, khích lệ bằng cách cho điểm đối với những nhóm có câu trả lời hay, sáng tạo, có tinh thần sưu tầm tài liệu để phục vụ học tập
2. Hình Thành và phát triển cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá, áp dụng:
- Kĩ năng quan sát :
Giúp cho học sinh biết cách quan sát khi đứng trước một tác phẩm hay một đối tượng thẩm mĩ, quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Trên cơ sở quan sát nhận biết tác phẩm về nội dung và hình thức thể hiện, các em biết phân tích cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Từ phân tích đến tổng hợp khái quát về tác phẩm và biết cách đánh giá tác phẩm đó, các em rút ra được bài học có thể áp dụng vào bài vẽ của mình. Ví dụ: Khi xem tác phẩm “ Bữa cơm ngày mùa thắng lợi” của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh học sinh quan sát tác phẩm để thấy được nội dung và hình thức thể hiện. Nội dung được phản ánh trong tác phẩm hết sức đơn giản, gần gũi với đời sống thường ngày. Một bữa cơm của một gia đình nông dân có vợ chồng con cái ngồi
quanh một mâm cơm, người vợ đang xới
cơm cho con , người chồng và cô con gái
đang ăn. Phía sau là một đống rơm lớn.
Màu sắc trong tranh thật giản dị,bằng gam
màu nâu vẽ trên lụa. Sau khi quan sát nhận
biết những nét chính của tác phẩm học sinh
biết phân tích nội dung được thể hiện thông
qua hình thứccủa tác phẩm. Để có được sự
phân tích này, kiến thức về bố cục, đường nét,
hình mảng, màu sắc trong phân môn vẽ tranh Bữa cơm ngày mùa thắng lợi - Nguyễn Phan Chánh
đề tài sẽ hỗ trợ để các em có thể nhận biết và
phân tích. Ví dụ: Bố cục tranh cân đối và chặt chẽ, các nhân vật được thể hiện tự nhiên trong các tư thế khác nhau , người đang ăn, người đang gắp thức ăn, người đang chăm sóc con, các mảng phụ phía sau làm cho bức tranh thêm phần vững chắc . Màu sắc và bố cục, hình dáng các nhân vật cùng các chi tiết như nổi cơm trắng và đầy, mâm cơm có nhiều món ăn, mọi người ngồi ăn trong tư thế thư thái, đống rơm lớn, gam màu nâu ấm áp. Tất cả những yếu tố đó toát lên nội dung chủ đề của tác phẩm “Bữa cơm ngày mùa thắng lợi”.Từ đó học sinh khái quát được, cảm nhận được không khí gia đình thật đầm ấm , no đủ, hạnh phúc và thấy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm là tính chân thực, tính dân tộc sâu sắc. Qua phân tích tác phẩm các em có thể học tập cách sắp xếp bố cục, cách sử dụng đường nét, đậm nhạt, màu sắc trong bài vẽ của mình.
- Ngoài kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và áp dụng, cần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu SGK, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh.
ô Để phát triển kĩ năng này cần phải yêu cầu học sinh đọc SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung của bài trên báo, tạp chí,có thể đưa ra yêu cầu cụ thể bằng câu hỏi hoặc phiếu giao việc. Ví dụ:
+ Em hãy đọc, ghi tóm tắc nội dung giới thiệu về tác giả Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái,
+ Em hãy xem và cho biết ý kiến nhận xét của mình về nội dung, hình thức, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm “ Tát nước đồng chiêm”, những bức tranh về phố cổ Hà Nội, Em có thể học tập được gì trong những tác phẩm đó?
ô Hay giáo viên có thể giao cho 4 nhóm những nội dung liên quan đến bài học, yêu cầu các em sưu tầm tranh ảnh rồi tạo thành những bài trình diễn bằng PowerPoint sau đó trình bày trước lớp
ô Với những nhiệm vụ như vậy chúng ta dần dần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng tự học, tự nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo. Vào giờ học, giáo viên tổ chức các hoạt động để học sinh thảo luận trong nhóm và trình bày
những hiểu biết của mình về nội dung bài học đã chuẩn bị. Các em có thể nêu những thắc mắc hoặc câu hỏi để giáo viên giải thích những điều mà các em chưa rõ. Giờ học sẽ thật sôi nổi và thú vị nếu các em chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
ô Khi học sinh nêu nhận xét của mình về các tác phẩm có thể còn phiến diện, chưa cụ thể hoặc chưa đúng chúng ta đừng vội đưa ra kết luận của mình hoặc điều chỉnh ý kiến của học sinh mà nên khuyến khích các em phát biểu ý kiến nhận xét của mình. Như vậy, giáo viên sẽ thu được ý kiến của nhiều học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể phân tích khả năng tự nhận biết, kĩ năng của học sinh đến đâu và sau đó giáo viên cần cung cấp, bổ sung thêm kiến thức phát triển kĩ năng cho học sinh nhất là học sinh khối 8.Từ đó phần nào gây được hứng thú học tập cho học sinh đối với những bài thường thức mĩ thuật mà từ trước đến giờ các em cho là khô khang và khó tiếp thu nhất trong bộ môn mĩ thuật ở THCS.
B.Những năng lực và phẩm chất:
1. - Khuyến khích động viên các em trong giờ học: Cho điểm và nâng đỡ các em còn ngại tham gia phát biểu.
- Gặp gỡ ngoài giờ, thăm hỏi các em, trao đổi tạo sự gần gũi giữa thầy và trò để tìm biện pháp tốt nhất , lên lớp có hiệu quả cao.
- Quan tâm hơn nữa các em chậm, ít năng khiếu để các em tích cực tham gia trong giờ học. Tạo nhiều cơ hội cho các em trao đổi khinh nghiệm với bạn bè, giáo viên,từ đó các em có nhiều hứng thú hơn trong giờ học mĩ thuật.
2. - Phát huy trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học
- Người giáo viên cần trau dồi cho mình vốn hiểu biết chung về nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng vẽ tranh, khả năng tổng hợp, tổ chức uy tín của người giáo viên đối với học sinh.
- Bản thân trước khi lên lớp phải soạn bài, xem bài kĩ, nắm vững nội dung bài dạy, phân bố thời gian hợp lí
- Áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại: Dạy học trên máy vi tính, sử dụng internet để khai thác các thông tin về nội dung bài học hoặc gợi ý để học sinh khai thác
- Có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong bài học.
- Phải có lòng yêu thương học sinh, tận tụy, yêu nghề khi đó người giáo viên mới thực sự truyền thụ cho học sinh những bài giảng hay trên lớp.
IV. KẾT QUẢ:
Sau khi thực hiện những phương pháp trên, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến. Các em có ý thích tìm tòi, phân tích các bức tranh của hoạ sĩ Việt Nam cũng như những công trình mĩ thuật thời Lê và các tác phẩm của mĩ thuật nước ngoài. Đặc biệt là học sinh từ lớp 83 đến lớp 85 đa số các em thích học phân môn thường thức mĩ thuật.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả điểm sau khi tôi áp dụng phương pháp mới vào việc dạy học môn thường thức mĩ thuật với việc cho các em phân tích một số tác phẩm của hoạ sĩ Viêt Nam và thế giới
Lớp
TS
Điểm 9-10
Điểm trên 5
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
81
40
15
37,5%
22
55%
3
7,5%
82
42
12
28,6%
27
64,3%
3
7,1%
83
40
10
25%
20
70%
4
10%
84
40
10
25%
27
67,5%
3
7,5%
85
41
9
22%
27
65,8%
5
12,2%
Đã tăng tỉ lệ điểm 9-1, giảm tỉ lệ điểm 5 và dưới 5.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn mĩ thuật, đặc biệt là phân môn vẽ tranh đề tài, ngoài kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy trên lớp đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề chịu khó và say mê tận tuỵ với công việc giảng dạy.
Tham khảo góp ý rút kinh nghiệm và tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyên môn.
Học sinh có ý thức trong học tập, biết trao đổi với nhau cùng tiến bộ, học sinh phải có đầy đủ dụng cụ học tập nhất là giấy và màu vẽ.
Phối hợp với nhà trường, hội phụ huynh quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, dụng cụ dạy học để phục vụ thiết thực cho bộ môn này.
Trên đây là một số phương pháp của tôi trong công tác giảng dạy bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng, với kinh nghiệm nhỏ nhoi này tôi hi vọng là sẽ phần nào thúc đẩy quá trình học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. Rất mong sự góp ý của hội đồng khoa học đề đề tài được hoàn chỉnh.
Hương Văn, ngày 3 tháng 5 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Huệ
Ý kiến nhận xét, xếp loại của HĐKH nhà trường
Nhất trí xếp loại:
Hiệu trưởng- Chủ tịch hội đồng xét SKKN
Ý kiến nhận xét, xếp loại của HĐKH phòng giáo dục và đào tạo Hương Trà
Nhất trí xếp loại:..
Hương Trà, ngày..tháng..năm 2008
Trưởng phòng GD & ĐT - Chủ tịch HĐKH
File đính kèm:
- SKKN Thuong thuc mi thuat 8.doc