Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU
Theo Nghị quyết của Chính phủ số: 90/CP ngày 21/8/1997 về phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục (đã được Chính phủ
thông qua tại phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 1997) khẳng định:
“Xã hội hóa giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển giáo dục, nhằm từng bước nâng
cao mức hưởng thụ về giáo dục, sự phát triển về thể chất và tinh thần của
nhân dân”.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và toàn xã hội.
Xã hội hóa giáo dục Mầm non là bộ phận của xã hội hóa công tác giáo
dục nói chung, tức là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào công
tác giáo dục Mầm non dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Việc chăm
sóc - giáo dục trẻ Mầm non là nhiệm vụ chung của trường lớp Mầm non, của
gia đình trẻ và cộng đồng; cần huy động và tạo điều kiện cho các gia đình
cùng cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục Mầm non, để giáo dục
Mầm non đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội hiện nay. Xã hội hóa công
tác giáo dục Mầm non thì mọi người, mọi nhà mới biết và hiểu được bậc học
Mầm non vô cùng quan trọng, cần thiết biết nhường nào. Từ đó thực hiện tốt
mục tiêu của giáo dục Mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách con người, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một, một cách vững vàng tự
tin.
Mặt khác làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non sẽ tạo được sự
giúp đỡ để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đề ra như việc huy động trẻ đến
trường, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, nâng cao đời sống cho giáo
viên và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong suy nghĩ của lãnh đạo địa phương
về xây dựng cơ sở vật chất trường học, gây được lòng tin giữa nhà trường, gia
đình và xã hội.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Nhận thức rõ được điều đó bản thân là Hiệu trưởng quản lý trường
Mầm non, trong tôi có biết bao suy nghĩ, cái tâm đắc nhất vẫn là suy nghĩ
làm thế nào để động viên được mọi người, mọi nhà, cộng đồng, xã hội
trực tiếp tham gia vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non. Song
để làm tốt công tác này thực trạng ở trường Mầm non thuộc địa
phương Hoằng Thắng còn gặp một số khó
1 khăn: Một số gia đình có con ở độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi, nhận
thức về giáo dục Mầm non còn lệch lạc, hạn chế, họ cho rằng con họ vẫn còn
nhỏ chưa biết gì, đến trường cũng chỉ là để trông giữ trẻ, để vui chơi là chính
... gia đình họ đã có ông bà trông coi đến khi trẻ lên 4, lên 5 cho trẻ đến
trường vẫn chưa muộn. Bên cạnh đó ở Hoằng Thắng nghề chính vẫn là trồng
trọt, nguồn ngân sách xã eo hẹp, khó khăn, cùng một lúc phải lo nhiều công
trình phúc lợi khác như: Điện, đường, trường, trạm, mương máng ... việc đầu
tư cho giáo dục Mầm non chưa thật sự đúng mức cái khó khăn ở trường là
trình độ chuyên môn, trình độ học vấn của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều,
việc thuyết phục gia đình, cộng đồng tham gia vào giáo dục Mầm non chưa
được chặt chẽ.
Tuy nhiên những khó khăn là vậy song thuận lợi là chủ yếu. Trường có
nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động của trường. Đã
liên tục 8 năm qua là trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện được Ủy ban nhân
dân huyện Hoằng Hóa tặng giấy khen, tập thể Chi bộ 8 năm liền đạt trong
sạch vững mạnh và vững mạnh xuất sắc được Đảng bộ tặng giấy khen. Công
đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn đạt vững mạnh và vững
mạnh xuất sắc các cấp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đoàn
kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi
được phân công, có ý chí vươn lên để đạt thành tích xuất sắc. Ban giám hiệu
nhà trường có trình độ tổ chức và quản lý, có trình độ chuyên môn vững vàng
đạt trình độ trên chuẩn, có đủ sức thuyết phục mọi người, mọi nhà, cộng
đồng, xã hội tham gia vào hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đảm bảo
công tác xã hội hóa giáo dục. Với đa số các bậc phụ huynh đã nhìn nhận thấu
hiểu, thông cảm và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường ủng hộ nhân lực, vật lực,
tài lực cùng thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục phát triển vững chắc có
tầm chiến lược lâu dài, bền vững. Trường được Đảng ủy - HĐND - UBND
quan tâm đầy trách nhiệm. Đảng ủy, HĐND hàng tháng có Nghị quyết lãnh
chỉ đạo các đoàn thể huy động trẻ đến trường và trẻ bán trú tại trường. Ủy ban
nhân dân xã thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bàn ghế đúng
quy cách đầy đủ, phòng học kiên cố khang trang, đã có thiết kế xây dựng khu
trường mới đạt chuẩn mức độ 1 và 2 vào năm 2011 - 2012 với trị giá trên 10
tỷ đồng, đồ dùng trang bị đồ chơi tương đối đủ về số lượng, lực lượng đoàn
thể tổ chức chính trị xã hội trong xã thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy tuyên
2 truyền vận động trẻ đến trường và trẻ bán trú tại trường đạt hiệu quả cao hơn
so với những năm học trước.
Cụ thể kết quả sau:
Số trẻ đến
Số trẻ bán trú Công tác xã hội
Năm học trường
hóa giáo dục
Số trẻ % Số trẻ %
2008 - 2009 205 57 83 40 Đạt yêu cầu
2009 - 2010 225 61 105 47 Đạt khá
2010 - 2011 251 72 215 86 Đạt tốt
Mọi tầng lớp phụ huynh trong trường nhận thức đúng đắn về việc đưa trẻ
đến trường, hiểu về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường, nhu
cầu cần thiết hoạt động hàng ngày của trẻ đến trường. Từ đó phụ huynh quan
tâm đóng góp các khoản tiền và ủng hộ đồ dùng trang thiết bị phục vụ trẻ
như: Hệ thống giàn máy lọc nước sạch tinh khiết, dàn tăng âm, loa đài (mỗi
lớp 1 bộ ti vi, đầu đĩa, loa thùng), máy xay thịt, đồ dùng vệ sinh, đồ dùng học
tập, đồ chơi theo chủ đề phục vụ trẻ hàng ngày đầy đủ, đáp ứng chuẩn theo
chương trình giáo dục đổi mới...
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nhận thức đúng theo
lời dạy của Bác:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Là người Hiệu trưởng trong tôi đã có sẵn tính kiên trì chịu khó, có bản
lĩnh vững vàng và lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, mong muốn mọi trẻ em
đều được đến trường, được học tập, vui chơi đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ.
Với ý chí quyết tâm và lòng không quản ngại tôi đã ngày đêm suy nghĩ để tìm
ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường Mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, huy động số lượng trẻ
đến trường và trẻ bán trú, chất lượng cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học
đầy đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Việc huy động toàn xã hội tham
gia vào công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường Mầm non là vấn đề vô
cùng cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với những
kinh nghiệm thực tế công tác tại trường Mầm non, với tư cách là người Hiệu
3 trưởng luôn giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong công tác xã hội giáo dục
Mầm non tôi thấy việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong các
trường Mầm non là vấn đề quan trọng. Do đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh
nghiệm của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non” nhằm đề xuất một số
biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả của việc thực hiện công tác xã hội
hóa giáo dục nhà trường Mầm non.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục bản thân là người Hiệu trưởng
luôn giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo xây dựng kế hoạch tham mưu, huy động
nguồn vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi) và
nguồn lực phi vật chất, tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh
thần. Sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự vận động người khác ủng hộ, ý thức
trách nhiệm đối với việc tham gia vào các hoạt động giáo dục và quản lý giáo
dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
Luôn luôn tiếp thu, quán triệt và triển khai thực hiện nội quy số 05/
2005/NQ - CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về “đẩy mạnh xã hội hóa các
hoạt động giáo dục”. Quyết định số 20/2005/QĐ - BGD&ĐT ngày 24/6/2005
của Bộ giáo dục & Đào tạo về việc duyệt đề án “quy hoạch phát triển xã hội
hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” Nhằm khuyến khích huy động và tạo
điều kiện để xã hội tham gia phát triển giáo dục. Cần có một số giải pháp sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền:
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ,
Đảng viên và mọi thành viên trong xã hội về vị trí, vai trò của nhà trường
Mầm non đối với sự phát triển của ngành, của địa phương, của mỗi dòng họ,
mỗi gia đình, mỗi người dân. Làm cho mọi người hiểu được. “Giáo dục - đào
tạo là quốc sách hàng đầu”. Là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Muốn phát
triển giáo dục phải huy động mọi nguồn lực xã hội. Có sự kết hợp chặt chẽ
giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Từ đó có
động cơ, thái độ đối với sự phát triển giáo dục nói chung, đặc biệt giáo dục
Mầm non.
2. Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp:
Hiệu trưởng chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các
ngành, các đoàn thể và phụ huynh để hiểu rõ thực trạng của nhà trường, thấy
rõ sự mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển giáo dục, với điều kiện phát triển giáo
4 dục ở địa phương (nhà trường) Từ đó nâng cao trách nhiệm của Cấp uỷ Đảng,
chính quyền các lực lượng xã hội, của nhân dân xây dựng và phát triển giáo
dục.
Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa nhà trường - Gia đình - xã hội phát
huy vai trò của Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh, Hội
phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để tổ chức động viên các lực
lượng xã hội tham gia.
3. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện:
Mọi đoàn thể trong nhà trường đều có trách nhiệm tinh thần cụ thể, thống
nhất xây dựng phát triển các phong trào chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ
phát triển mạnh mang tính bền vững. Động viên khích lệ trẻ đến trường nhằm
duy trì, phát triển số lượng trẻ đến trường và trẻ bán trú đạt tỷ lệ cao.
4. Tăng cường cơ sở vật chất:
Huy động mọi nguồn lực trong xã hội, nhằm tăng cường xây dựng cơ sở
vật chất, trang thiết bị giáo dục để tạo bước đột phá về cơ sở vật chất theo
hướng chuẩn quốc gia. Hội tụ tất cả các yếu tố tốt nhất của giáo dục (cơ sở
vật chất, phương tiện giáo dục, đội ngũ ngành giáo, môi trường giáo dục, kỷ
cương nề nếp, chất lượng giáo dục...)
5. Thực hiện các cuộc vận động:
Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động: “Dân chủ - Kỷ cương - Tình
thương - Trách nhiệm” với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” lên tầm cao mới, gắn kết với thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây
dựng môi trường thân thiện học sinh tích cực” nhằm cũng cố kỷ cương, nề
nếp trong dạy và học, kiểm tra - đánh giá, trong công tác thi đua khen thưởng.
6. Thực hiện tốt chế độ chính sách:
Tích cực tham mưu với Cấp ủy, chính quyền các cấp, với phụ huynh để
có danh sách ưu đãi đối với giáo viên ngoài biên chế, giúp họ cải thiện đời
sống để có điều kiện chăm lo cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tốt
hơn.
Quá trình toàn xã hội tham gia thực hiện các nội dung trên chắc chắn sẽ
sản sinh những lợi ích do giáo dục nhà trường đem lại. Chính từ hưởng lợi ích
đó sẽ tạo ra những nỗ lực liên tục của mỗi thành viên trong xã hội tham gia
vào các hoạt động của nhà trường, làm cho nhà trường ngày càng phát triển
tốt hơn.
5 Để thực hiện tốt các giải pháp trên cần có các biện pháp như sau:
II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của công tác xã hội hóa
giáo dục.
Bản thân tôi đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường, của ngành học
đề ra để xây dựng kế hoạch, tham mưu cụ thể cho từng tháng, cả năm học
2010 - 2011 được thông qua nhà trường, đã được hội đồng nhà trường ủng hộ
nhất trí cao cụ thể sau:
Tháng Nội dung Biện pháp Kết quả
- Tham mưu xây dựng - Tạo lập uy tín, niềm - Đạt kết quả 100%
mối quan hệ với các tin đối với Đảng, chính - Đã có thiết kế và
lãnh đạo Đảng, chính quyền, địa phương chuẩn bị thi công
quyền địa phương để thông qua việc khẳng xây dựng trường
tạo điều kiện đầu tư cơ định uy tín, chất lượng Mầm non mới trị
sở vật chất, trang thiết của trường: Bằng sự giá trên 10 tỷ đồng.
bị. Đầu tư xây dựng cơ năng động sáng tạo, tự - Nhà trường đã
bản trường Mầm non thân vận động, phát được trang bị 11 bộ
mới đảm bảo chuẩn huy nội lực của mình, ti vi, đầu đĩa, loa
mức độ 1 và 2 năm dựa trên đường lối chủ thùng, tăng âm cho
7 2011 - 2012. Trang bị trương của Đảng, chính tất cả 11 nhóm lớp,.
đồ dùng thiết bị phục quyền địa phương tích 200 bộ bàn ghế
vụ trẻ như: Sạp cực gặp gỡ, tìm cách đúng quy cách, 11
giường, tủ góc, bàn ghế gần gũi, tạo mối quan bảng từ, hệ thống
đúng quy cách đầy đủ hệ mật thiết, hiểu biết bếp ga công nghiệp,
thay thế toàn bộ cũ, tu lẫn nhau, chớp thời cơ 2 giàn máy vi tính
sửa nhỏ một số đồ thuận lợi và nắm bắt và hệ thống bàn ghế
dùng trang thiết bị phục thông tin nhanh nhạy văn phòng Hiệu
vụ tốt cho năm học tham mưu mọi lúc, mọi trưởng, Hiệu phó
mới. nơi nhằm đạt được các đầy đủ
mục đích tham mưu.
6 - Tham mưu với lãnh - Làm tốt công tác phối kết - Trẻ đến trường tỷ
đạo đạo Đảng, chính hợp với các tổ chức Đảng, lệ 72% (tăng 8%)
quyền có các Nghị
chính quyền trong xã. trong đó trẻ 5
quyết lãnh đạo thực Phâng công cán bộ giáo
hiện thường xuyên công viên tích cực tuyên truyền tuổi đạt 100%. Trẻ
tác XHHGD, huy động huy động trẻ mọi lúc, mọi bán trú 215 trẻ đạt
trẻ đến trường và trẻ nơi. tỷ lệ 85%.
8 bán trú tại trường.
7 - Tham mưu xây dựng - Đề xuất qua các hội - Đạt hiệu quả tốt
mối quan hệ với các tổ nghị của Đảng ủy mở so với kế hoạch đề
chức chính trị xã hội, rộng các kỳ họp HĐND ra đầu năm: Trẻ
MTTQ trong xã nhằm xã, Hội đồng giáo dục đến trường tăng
tuyên truyền, vận động qua các Đại hội, Hội 2%, trẻ bán trú tăng
trẻ đến trường và trẻ thi, phương tiện thông 5%.
ăn bán trú tại trường tin đại chúng
đạt và vượt chỉ tiêu.
- Hỗ trợ kinh phí cho -Nhà trường đã nhận
nhà trường từ quỹ ủng được 1.500.000 đ
hộ. MTTQ xã hỗ trợ.
+ Với Đoàn thanh + Đề xuất qua Đại hội, + Đã ủng hộ nhà
niên: Kết hợp với nhà Hội nghị của Đoàn xã trường tổng vệ sinh
trường chăm lo giáo tổ chức chỉ đạo cho Bí xung quanh trường
dục trẻ trên địa bàn, thư Đoàn trường đề lớp 3 ngày
đóng góp ngày công xuất ý kiến trong các công/năm.
giúp trường làm vệ cuộc họp thường kỳ
8 sinh, kết hợp tuyên của đoàn xã tổ chức.
truyền vận động trẻ
đến trường.
+ Với Hội phụ nữ xã: + Hiệu trưởng tham + Hội phụ nữ xã
Tuyên truyền vận động mưu cho Ban thường tích cực tuyên
gia đình cho trẻ đến vụ Hội phụ nữ xã về truyền đạt hiệu quả
trường Mầm Non, thực hiện tốt công tác cao.
tuyên truyền các kiến
xã hội hóa giáo dục. + Tập thể cán bộ
thức chăm sóc giáo dục
Thông qua các Hội giáo viên sinh con
trẻ, sinh đẻ có kế
đúng kế hoạch
hoạch, tham gia Hội thi nghị và gặp gỡ trực
(không sinh dày và
nuôi dạy con tốt. tiếp Chủ tịch Hội trao
sinh con thứ 3).
đổi.
+ Với Hội đồng giáo + Thường xuyên có kế - Cán bộ giáo trong
dục xã: Quyết định về hoạch tham mưu cho nhà trường đã được
kế hoạch, chính sách Hội đồng giáo dục địa quan tâm kịp thời
phát triển giáo dục, có phương về các chủ các chế độ học tập
Tiểu ban tham mưu và trương chính sách, phát nâng cao trình độ
chịu trách nhiệm về triển giáo dục Mầm chuyên môn trên
8 chế độ chính sách cho non kịp thời trước các trên chuẩn. Chế độ
giáo viên Mầm non. kỳ họp để Hội đồng chính sách đã một
xem xét, bàn bạc và ra phần được quan
quyết định. tâm.
+ Với trường phổ + Gặp gỡ trình kế - 100% số trẻ 5 tuổi
thông: Giúp trẻ mẫu hoạch với các nhà được đến thăm quan
giáo 5 tuổi làm quen trường mỗi khi chuẩn các nhà trường Tiểu
với trường phổ thông. bị tham quan. học, THPT.
+ Với Hội khuyến học + Hiệu trưởng thường - Cô trò đạt kết quả
địa phương: Có trách xuyên gặp gỡ trao đổi cuối năm học đã
nhiệm huy động nguồn và báo kết quả của cô được Hội khuyến
kinh phí để khen và trẻ trong nhà trường học xã tặng quà và
thưởng, động viên cô để Hội nắm và khen khen thưởng trị giá
và trẻ đạt thành tích thưởng động viên kịp 100.000đ/1 cô và
cao. thời. 50.000/1 trẻ.
+ Với Hội cựu chiến + Hiệu trưởng đặt vấn - Trường được Hội
binh: Giúp nhà trường đề, đề xuất kế hoạch cựu chiến binh xã
8
chăm sóc vườn cây, cho BCH Hội nắm và trồng cây cảnh tạo
ủng hộ các loại cây trợ giúp. môi trường xanh -
cảnh sạch - đẹp gần gũi
thân thiện với trẻ.
+ Với các cơ quan + Hiệu trưởng thường +Đã được mọi tầng
thông tấn, báo chí địa xuyên liên hệ cung cấp lớp nhân dân thấu
phương: Đài phát tin tức về các hoạt hiểu nổi niềm khó
thanh giúp nhà trường động của nhà trường khăn về các hoạt
tuyên truyền và gây để họ đưa tin đài phát động trong nhà
dựng những hình ảnh thanh như các Hội thi, trường. Cũng chính
tiếng thơm tốt đẹp cho hoạt động chính của từ đây các cơ quan
nhà trường. trường. Cung cấp các đài truyền thanh
tin về chăm sóc, giáo trong xã, huyện đã
dục, nuôi dưỡng trẻ để tuyên truyền sâu
tuyên truyền rộng rãi rộng về ngành học
trong toàn xã hội, giúp Mầm non.
các bậc phụ huynh và
toàn xã hội hiểu biết
9 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_cua_cong_tac_xa_hoi.doc