Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy và học nội dung thực hành nghi thức lời nói tối thiểu trong chương trình Tập làm văn lớp 2

doc21 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy và học nội dung thực hành nghi thức lời nói tối thiểu trong chương trình Tập làm văn lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả: Lê Thị Dung HT Trường TH Thọ Thắng - Thọ Xuân A. ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài: Phân môn Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc rèn các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng sử dụng tiếng Việt được phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân, tập cho các em ngay từ nhỏ những hiểu biết sơ đẳng cũng chính là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. Con người văn hoá trong các em sẽ được hình thành từ chính những việc nhỏ tưởng như không quan trọng đó. Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt, do các phân môn khác cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người ta phải hoàn thiện các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, phải tận dụng được các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này các kiến thức kĩ năng đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Thuật ngữ “văn bản” ở đây là chỉ những sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu, nhiều đoạn; cũng không nhất thiết ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói hoàn chỉnh mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay vài dòng thăn hỏi, chúc mừng trên tấm thiệp. Đối với lớp 2, dạy tập làm văn trước hết là rèn cho học sinh các kĩ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày như dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn. Cuối cùng cũng như các phân môn khác, phân môn Tập làm văn thông qua nội dung dạy học của mình có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh tốt đẹp của học sinh. Thực tế, phân môn Tập làm văn còn rất mới với học sinh lớp 2. Với vốn sống còn ít, vốn ngôn ngữ còn hạn chế cùng với thói quen sinh hoạt giao tiếp hàng 1 ngày ít được sự rèn rũa của gia đình, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong học Tập làm văn, cụ thể là trong rèn các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, việc tổ chức dạy và học tập làm văn lớp 2 như thế nào để giúp cho học sinh học tốt phân môn này chính là những suy nghĩ của cán bộ giáo viên trong các nhà trường Tiểu học. Là một cán bộ quản lý trường tiểu học, trong quá trình chỉ đạo ở nhà trường, bản thân tôi đã trăn trở, suy nghĩ tìm hướng đi trong việc nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn ở lớp 2. Vì vậy, tôi xin được báo cáo một số kinh nghiệm chỉ đạo của mình đến Hội đồng khoa học các cấp qua đề tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo dạy và học nội dung thực hành nghi thức lời nói tối thiểu trong chương trình Tập làm văn lớp 2”. II/ Thực trạng của dạy và học chương trình Tập làm văn lớp 2 phần thực hành nghi thức lời nói tối thiểu: 1. Chương trình Tập làm văn lớp 2: Trong chương trình lớp 2, cả năm học có 35 tuần thì học sinh được học 31 tiết Tập làm văn. Trong 4 tuần ôn tập giữa kì và cuối kì, có nhiều bài tập thuộc phân môn Tập làm văn. Các em được rèn luyện cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Hầu hết các tiết học, học sinh đều được rèn cả hình thức nói và viết, thường là tập nói trước, tập viết sau. Ở học kì 2 có nhiều tiết rèn kĩ năng nghe cho học sinh. Về nội dung, qua các tiết Tập làm văn, học sinh được học: - Các nghi thức của lời nói như cách chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ, yêu cầu, đề nghị, đồng ý, từ chối, chia vui, chia buồn; cách nói lời đáp lại lời cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối, chia vui, chia buồn... để sử dụng các tình huống giao tiếp cụ thể đó trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội. - Các kĩ năng phục vụ việc học tập và sinh hoạt hàng ngày như cách khai một bản tự thuật ngắn, viết một lá thư ngắn để nhắn tin, viết một tấm thiệp chúc mừng hoặc chia buồn, cách gọi điện thoại và giao tiếp qua điện thoại, cách đọc và lập danh sách học sinh thuộc tổ nhóm, cách tra danh bạ điện thoại. - Nói viết một vấn đề thuộc một chủ điểm nhất định, như kể lại một sự việc đơn giản từ 3 đến 5 câu, tả sơ lược về một người thân, tả một đồ vật quen thuộc, tả một con vật gần gũi, tả một cảnh treo tranh. Trong 3 nội dung cơ bản nêu trên, rõ ràng nội dung thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu vừa là rất gần gũi với học sinh nhưng lại cũng rất mới với các em khi sự giao tiếp được đưa vào những quy tắc, chuẩn mực trong khi bản thân các em chưa được rèn rũa trong chính môi trường các em sống lâu nay. Tuy vậy, khi học nội dung này, học sinh cũng có những thuận lợi là các em đã được 2 luyện nói trong suốt năm học lớp 1 trong các bài Tiếng Việt. Đây là những kiến thức gần gũi với học sinh và được học sinh sử dụng hàng ngày. Việc giúp học sinh thực hành nghi thức lời nói đòi hỏi phải rèn cho học sinh các kĩ năng cơ bản là nói, nghe và viết. 2. Thực trạng dạy và học nội dung thực hành giao tiếp trong phân môn Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học Thọ Thắng: a. Về phía nhà trường: Năm học 2010 – 2011, trường Tiểu học Thọ Thắng có 2 lớp Hai với tổng số 37 học sinh. Cùng với sự phát triển chung, các trang thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu để giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và học các môn học nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng đã được nhà trường trang bị cơ bản. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 2 có 2 đồng chí đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy và học được cung cấp đầy đủ. b. Về phía học sinh: Trường tiểu học Thọ Thắng có đa số học sinh con em gia đình làm nông nghiệp. Với địa hình của một xã vùng sâu, cách xa trung tâm huyện, giao thông cũng như các phương tiện phục vụ cho đời sống sinh hoạt, giao lưu của nhân dân còn nhiều khó khăn nên vốn hiểu biết xã hội cũng như các chuẩn mực trong giao tiếp của học sinh còn nhiều hạn chế, thậm chí có lúc còn chưa chuẩn mực. Đặc biệt trong giao tiếp, học sinh thường thiếu tự tin, ngôn ngữ nói không hoàn chỉnh, cử chỉ rụt rè. Qua kết quả đánh giá các năm học trước cho thấy, các nghi thức lời nói của học sinh từ vốn kinh nghiệm trong cuộc sống của các em chưa được gia đình chú trọng nhiều, hoặc dạy cho các em chưa đúng cách. Thậm chí có những học sinh lên đến lớp 2 mà không biết nói một lời cảm ơn hay xin lỗi. Thực tế này làm cho việc dạy học thực hành nghi thức lời nói tối thiểu gặp rất nhiều khó khăn: khó khăn trong việc giúp học sinh biết và vận dụng trong giao tiếp trên lớp, ở nhà và với mọi người khác, khó khăn trong việc sửa những lỗi giao tiếp cho học sinh. c. Về phía giáo viên: Nội dung thực hành kĩ năng giao tiếp mới được chú trọng nhiều trong chương trình sách giáo khoa mới. Vì vậy, bản thân người giáo viên cũng còn những hạn chế trong kinh nghiệm dạy và học nội dung này. Một trong những khó khăn mà giáo viên gặp phải là việc sử dung phương pháp dạy học như thế nào, tổ chức lớp học ra sao để tạo nên được môi trường giao tiếp cho học sinh thực hành. Thực tế công tác cho thấy, nhiều giáo viên còn rất cứng nhắc trong quá trình tổ chức cho học sinh làm một bài tập thực hành các nghi thức lời nói 3 dưới dạng hỏi - đáp hay làm vào vở bài tập. Thậm chí có giáo viên còn đi lướt nội dung này vì cho rằng không có gì quan trọng, nhiều giáo viên còn ngại, còn sợ dạy loại bài này. Đây chính là những nguyên nhân làm hạn chế kĩ năng giao tiếp của học sinh. 3. Kết quả khảo sát về khả năng thực hành nghi thức lời nói của học sinh lớp 2: Để tìm hiểu bước đầu về kĩ năng ban đầu trong giao tiếp của học sinh ngay đầu năm lớp 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng thông qua việc hỏi chuyện trực tiếp với các em. Nội dung hỏi chuyện với học sinh tập trung vào các nội dung cơ bản sau:  Hỏi chuyện về bản thân, gia đình học sinh.  Hỏi chuyện về việc học ở lớp, việc giúp đỡ gia đình khi ở nhà.  Nêu các tình huống, hỏi cách xử lý của học sinh trong mỗi tình huống.  Hỏi chuyện về sở thích, ước mơ của học sinh. Với số lượng học sinh tham gia giao tiếp là 20 học sinh, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: - Về âm lượng lời nói: 9/20 học sinh nói nhỏ, trong đó có 2 học sinh nói lí nhí không nghe rõ. - Về thái độ tự tin khi nói: 15/20 học sinh rụt rè khi giao tiếp, cử chỉ vụng về. - Về diễn đạt ngôn ngữ: 12/20 em nói nhát gừng, ngắt quãng, nói ngang, nói không đủ chủ - vị. - Về thực hiện các nghi thức lời nói: chỉ có 7 em biết nói 1 số câu như cảm ơn, xin lỗi, nói chuyện với người lớn. Kết quả khảo sát này cho thấy, kĩ năng nghe nói của các em không đều, khả năng diễn đạt suy nghĩ còn chậm, khả năng diễn đạt ngôn ngữ, thái độ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Thực tế đó đặt ra cho nhà trường là phải tập trung chỉ đạo tốt việc dạy và học thực hành nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2. 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Những giải pháp cơ bản trong tổ chức dạy và học có hiệu quả nội dung thực hành nghi thức lời nói trong phân môn Tập làm văn lớp 2: 1. Chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, phương pháp dạy phân môn Tập làm văn lớp 2. 2. Tạo môi trường giao tiếp thuận lợi trong giờ học thông qua việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. 3. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể giúp cho học sinh có nhiều cơ hội thực hành nghi thức lời nói. 4. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc rèn kĩ năng giao tiếp ở nhà cũng như ở trường. II/ Những biện pháp chỉ đạo cụ thể: 1. Thực hiện tốt quy trình, phương pháp dạy phân môn Tập làm văn lớp 2: . Mỗi tiết học Tập làm văn trong tuần thường gồm 2, 3 bài tập; riêng các tuần ôn tập giữa học kì và cuối học kì, nội dung thực hành về Tập làm văn được rải ra trong nhiều tiết ôn tập. Ở từng bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo hai bước: - Bước 1: Chuẩn bị: Xác định yêu cầu của bài tập, tìm hiểu nội dung và cách làm bài, suy nghĩ để tìm từ, chọn ý, diễn đạt câu văn. - Bước 2: Làm bài: Thực hành nói hoặc viết theo yêu cầu của bài tập; có thể tham khảo các ví dụ trong sách giáo khoa để nói, viết theo cách của riêng mình. . Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, lời giới thiệu, tranh ảnh) - Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu (một học sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm vào vở Tiếng Việt) – học sinh thực hành. - Học sinh làm bài vào vở Tiếng Việt. Giáo viên uốn nắn. - Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức. 5 . Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài lớp, sau tiết học) - Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập trên lớp; nêu nhận xét chung, biểu dương những học sinh thực hiện tốt. - Nêu yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (Thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống) . Quy trình và phương pháp dạy học đối với mỗi bài Tập làm văn nên như sau: - Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề để nắm được yêu cầu của đề. - Giáo viên hướng dẫn làm mẫu (hoặc học sinh nêu cách làm mẫu) rồi hướng dẫn học sinh làm tiếp đề. Nên làm miệng trước rồi sau đó cho học sinh viết bài làm vào vở. Khi làm miệng bài tập, có thể có nhiều cách làm, giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách làm ấy, xác nhận những cách làm chấp nhận được và học sinh tuỳ chọn một cách làm để trình bày vào vở. - Mỗi bài tập làm xong đều được chữa ngay. Không đợi đến cuối tiết mới chữa tất cả vì nhịp độ theo dõi chữa bài của các em không đều nhau, các em chậm có thể không kịp chữa. - Khi tất cả các bài tập đã được chữa xong, giáo viên có lời nhận xét chung, rút kinh nghiệm. Mỗi tiết Tập làm văn, giáo viên nên chú ý đến một số em giỏi, một số em kém có tiến bộ để cho nội dung nhận xét không chung chung quá. Giáo viên không quên nhận xét về những yêu cầu tích hợp trong tiết học; kĩ năng nói, tư thế ngồi viết, cầm bút, chữ viết và nhất là lưu ý, nhắc nhở học sinh thực hành những điều đã học được. 2. Thông qua quá trình dạy học về nghi thức lời nói, phải giúp cho học sinh nắm vững tác dụng của các nghi thức lời nói và biết thể hiện thái độ, cử chỉ, tình cảm trong thực hành nghi thức lời nói. a. Về tác dụng của các nghi thức lời nói: Trước hết giáo viên cần cho học sinh thấy được sự cần thiết và tác dụng của các nghi thức lời nói tối thiểu. Hiểu được tác dụng của các nghi thức lời nói ấy, học sinh sẽ có ý thức trong quá trình thực hành nghi thức lời nói. Để làm được việc này, giáo viên cần phải bám sát vào nội dung thực hành nghi thức lời nói trong chương trình, hướng dẫn học sinh hiểu được tác dụng của nghi thức lời nói trong từng nội dung giao tiếp cụ thể. Ví dụ: 6 - Lời chào khi mới gặp nhau cũng như trước khi chia tay là phép lịch sự, thể hiện người có văn hoá trong tiếp xúc, khiến cho mọi người thấy thân mật, gần gũi nhau hơn. - Việc tự giới thiệu một đôi điều cần thiết về bản thân giúp cho những người mới gặp nhau lần đầu thấy thân thiện, hoà đồng hơn. - Mời là tỏ ý muốn hay nêu yêu cầu người khác làm việc gì đó một cách lịch sự, trân trọng. Ví dụ: Bạn đến thăm nhà. Em mở cửa và mời bạn vào chơi. - Nhờ có nhiều nghĩa nhưng nghĩa thông thường ở đây là yêu cầu người khác làm giúp cho một việc gì đó. Ví dụ: Em thích một bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình. - Đề nghị cũng có nhiều nghĩa mà nghĩa thông thường ở đây là đưa ra ý kiến về một việc nên làm hoặc một yêu cầu muốn người khác phải làm theo. Ví dụ: Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu ( hoặc đề nghị ) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng. - Chia buồn là muốn cùng chịu một phần cái buồn với người khác. - An ủi thường là dùng lời khuyên giải để làm dịu nổi đau khổ, buồn phiền ở người khác. - Khen hay chê là việc biểu lộ nhận xét tốt xấu của mình đối với một người, một vật, một việc nào đó. Khen là sự đánh giá tốt về ai đó, về cái gì, việc gì mình thấy vừa ý, hài lòng... b. Về cử chỉ, thái độ, tình cảm khi thực hành nghi thức lời nói: Với mỗi nội dung thực hành nghi thức lời nói, trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, người giao tiếp cần có những thái độ, cử chỉ, tình cảm khác nhau. Sự bộc lộ thái độ, cử chỉ, tình cảm trong giao tiếp cũng chính là những thông tin phi ngôn ngữ mà người tham gia giao tiếp gửi đến người đối diện. Và đó cũng là cơ hội để trong quá trình giao tiếp, chúng ta bộc lộ được thái độ, tình cảm, sự chân thành của mình. Vì vậy, với học sinh, trong thực hành nghi thức lời nói tối thiểu, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết bày tỏ thái độ, cử chỉ, tình cảm trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Để làm được việc này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau đây: + Đưa ra các tình huống cụ thể, hỏi học sinh về cách thể hiện thái độ, cử chỉ, tình cảm trong mỗi tình huống đó. 7 + Tổ chức cho học sinh thực hành bày tỏ thái độ, cử chỉ, tình cảm trong mỗi tình huống, mỗi hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. + Đánh giá về khả năng bày tỏ cử chỉ, thái độ, tình cảm của học sinh. + Yêu cầu học sinh vận dụng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày. Ví dụ: - Khi chào hỏi hoặc tự giới thiệu: lời nói, giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cười phải tuỳ từng đối tượng mình gặp gỡ và những điều này cũng chứa đựng nội dung tiếp xúc. Cách chào hỏi, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào hỏi cần tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi như: * Khi chào hỏi người trên ( bố, mẹ, thầy, cô...) em cần thể hiện thái độ như thế nào? Để thể hiện thái độ đó, em cần chú ý gì về: vẻ mặt, giọng nói, cử chỉ? * Khi chào hỏi bạn bè, em cần thể hiện thái độ gì dối với bạn? Chào bạn khi gặp nhau ở trường: - Chào bạn! Hoặc: - Chào cậu!... - Lời cảm ơn hay xin lỗi khi nói phải chân thành, lịch sự, lễ phép và đi liền với cách biểu hiện, tình cảm, thái độ của mình khiến mọi người thông cảm, bỏ qua cho lỗi của mình. Khi nói lời xin lỗi, cần xác định rõ đối tượng cần cảm ơn: + Nếu là bạn bè ( cùng lứa tuổi ), lời cảm ơn cần thể hiện thái độ chân thành, thân mật. Ví dụ: Mình cảm ơn bạn. + Nếu là người trên (cao tuổi hơn), lời cảm ơn cần thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng. Ví dụ: Cháu cảm ơn bác ạ! + Nếu là người dưới (nhỏ tuổi hơn), lời cảm ơn cần thể hiện thái độ chân thành, yêu mến. Ví dụ: Chị cảm ơn em. Trước hết phải để cho người được cảm ơn hay xin lỗi thấy được sự chân thành của mình. Rồi tuỳ đối tượng là người thân hay xa lạ, là bề trên hay bạn bè mà ta có cử chỉ, lời lẽ cho phù hợp. Từng cử chỉ, nét mặt, giọng nói... đều góp phần bộc lộ nội dung của lời cảm ơn hay xin lỗi. - Khi nói lời khẳng định hay phủ định, ngữ điệu của lời nói có phần quan trọng đối với nội dung. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ có nghĩa khẳng định hay phủ định. Học sinh cần chú ý: Lời khẳng định thường có các từ có; còn lời phủ định thường có các từ hoặc cặp từ không, không đâu, có... đâu, đâu có. Ví dụ: Mẹ có mua báo không? 8 + Có, mẹ có mua báo. Hoặc: + Không, mẹ không mua báo. - Khi nói lời chia buồn, an ủi cần bày tỏ tình thương yêu, sự quan tâm, thông cảm với nhau. Chú ý giọng hỏi thăm phải nhẹ nhàng, tình cảm. Khi nói lời an ủi với người trên, em cần tỏ thái độ ân cần nhưng lễ phép (thể hiện qua giọng nói và cách xưng hô). Ví dụ: Khi cây hoa do ông bà ( trồng ) bị chết. Em nói: - Bà ơi! Bà đừng buồn. Cháu sẽ cùng bà trồng lại cây khác, bà nhé! Hoặc: - Bà đừng buồn, cháu sẽ nhờ bố kiếm cây khác trồng lại để bà vui. - Khi nói lời chia vui cần chú ý: người mình chia vui là ai? Chia vui về chuyện gì? Tình cảm, thái độ, cử chỉ khi nói phải như thế nào cho phù hợp? Chúng ta cần nói với thái độ chân thành, tự nhiên, vui vẻ nhằm thể hiện sự chia vui hay khâm phục, tự hào, phấn khởi. Ví dụ: Nói lời chúc mừng của em với chị Liên: - Em xin chúc mừng chị! Hoặc: - Chúc chị học giỏi hơn nữa! - Chúc chị năm sau được giải cao hơn. - Chị học giỏi quá, em rất tự hào về chị. - Thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú: giọng nói, vẻ mặt cần thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng, thích thú, nhấn giọng vào các từ thể hiện sự ngạc nhiên: Ôi! ồ! A! Ôi chao! ối! á!... và chú ý hơi lên cao giọng ở cuối câu nói. Chú ý: Khi nói hay trả lời, cần nhìn vào người hỏi chuyện, nói to đủ nghe với thái độ tự nhiên, nét mặt tươi vui... Như vậy, để rèn kĩ năng thực hành nghi thức lời nói tối thiểu cho học sinh, giáo viên cần phải giúp cho học sinh hiểu được tác dụng của các nghi thức lời nói và cách bộc lộ thái độ, cử chỉ, tình cảm trong mỗi nội dung giao tiếp cụ thể. Việc làm này của giáo viên được tiến hành thường xuyên, xen kẽ trong quá trình giảng dạy phân môn, gắn với từng nội dung cụ thể trong từng bài tập. 2. Vận dụng hiệu quả các hình thức hướng dẫn thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu trong quá trình dạy học: Trong dạy thực hành về các nghi thức lời nói trong chương trình tập làm văn lớp 2, người giáo viên cũng cần chú trọng đến việc sử dụng linh hoạt và hiệu quả các hình thức dạy học. Có như vậy mới lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động thực hành đồng thời phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong học tập. 9 Các hình thức hướng dẫn thực hành các nghi thức lời nói thường sử dụng là: ❖ Làm việc cá nhân: - Xác định yêu cầu của bài. - Xác định rõ đối tượng để thực hành nói cho phù hợp. - Tập nói theo yêu cầu: cố gắng tìm được nhiều cách diễn đạt khác nhau. - Phát biểu nối tiếp nhau trước lớp (nhiều học sinh nói). - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất. Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 4 có nội dung là dạy học sinh thực hành cảm ơn, xin lỗi. Với 4 bài tập trong sách giáo khoa thì bài tập 1,2,3 có nội dung rèn kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi. Bài tập 1: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau: + Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài là học sinh phải tìm được lời nói cảm ơn thích hợp trong mỗi trường hợp. + Học sinh xác định được đối tượng cần nói lời cảm ơn trong từng trường hợp là bạn, cô giáo và em bé. + Học sinh làm việc cá nhân, tìm các cách nói lời cảm ơn trong mỗi trường hợp. + Học sinh nói lời cảm ơn trước lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh khác nhận xét, đánh giá. ❖ Làm việc theo cặp: - Hai học sinh ngồi cùng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân công một học sinh nêu tình huống, một học sinh nêu lời đáp rồi làm ngược lại. Chú ý: Hai học sinh có thể thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói, cử chỉ, nét mặt) để sửa và bổ sung cho nhau. - Cho đại diện các cặp lên trình bày trước lớp. - Đại diện các cặp khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất. Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 19 có nội dung là đáp lời chào, lời tự giới thiệu có 3 bài tập, trong đó bài tập 1 và 2 là rèn cho học sinh kĩ năng nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu. Bài 1: Theo em, các bạn học sinh trong 2 bức tranh dưới đây sẽ đáp lại như thế nào? + Học sinh xác định yêu cầu của bài là nêu lời đáp trong mỗi trường hợp. + Học sinh làm việc theo cặp: tìm hiểu nội dung tranh, thảo luận các lời đáp trong từng tranh. 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_day_va_hoc.doc
Giáo án liên quan