Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền cho học sinh trung học cơ sở - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tấn Cảnh

- Rèn luyện, nâng cao thể chất đặc biệt là môn bóng chuyền cho học sinh.

- Tạo khí thế sôi nổi, thư giản sau những giờ học căng thẳng.

- Tạo sự đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong học tập.

- Phát triển kỹ chiến thuật, thể lực cho học sinh.

- Giáo dục tính phối hợp đồng đội để nâng cao thành tích trong thi đấu.

Xác định hiệu quả huấn luyện môn bóng chuyền cho học sinh THCS để có những đề xuất bổ ích nhằm nâng cao thành tích thi đấu và phát triển rộng rãi môn bóng chuyền cho học sinh trong nhà trường.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền cho học sinh trung học cơ sở - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Tấn Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả truyền đạt cao nhất. Kỹ thuật là điều kiện để thực hiện ý đồ chiến thuật, mối quan hệ giữa sự chuẩn bị kỹ thuật và chiến thuật sẽ được giải quyết hợp lý và toàn diện trong quá trình huấn luyện. Tôi xây dựng các bài tập kỹ thuật để phù hợp với học sinh THCS như sau: Kỹ thuật đệm bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật chuyền bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật phát bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật đập bóng không bóng và có bóng. Kỹ thuật chắn bóng không bóng và có bóng. c/ Bài tập chiến thuật: Trong công tác huấn luyện các môn thể thao tập thể, các kiến thức về chiến thuật luôn ở vị trí quan trọng, vì chiến thuật thi đấu là sự tổng hợp trình độ huấn luyện toàn diện về thể lực, kỹ thuật, tâm lý. Mối quan hệ giữa các nội dung huấn luyện được xác định trên cơ sở các mô hình chiến thuật, sẽ đảm bảo việc nâng cao thành tích trong huấn luyện thể thao. Trong hoạt động thể thao, chiến thuật là sự vận dụng hợp lý các biện pháp, các hành động và các hình thức tiến hành thi đấu có tính toán theo từng tinh huấn cụ thể và theo khả năng chuẩn bị của từng cá nhân và toàn đội. Chiến thuật bóng chuyền là sự tổ chức những hoạt động thi đấu của từng cá nhân, từng nhóm, toàn đội, là sự lựa chọn và sử dụng có mục đích.Sáng tạo những phương pháp và các cách thi đấu của một đội bóng để thi đấu với đối phương nhằm giành dược thắng lợi cuối cùng. Chiến thuật bóng chuyền được xây dựng trên cơ sở những nét đặc trưng về chuyên môn của môn thể thao này, đó là cuộc đấu tranh giữa hai mặc mang tính đối kháng liên tục về tấn công và phòng thủ. Do vậy chiến thuật bóng chuyền cũng được phân là hai loại chính đó là chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ.Xét khả năng và trình độ của học sinh THCS tôi xay dựng các bài tập cho phù hợp với các em cj thể như sau: Chiến thuật tấn công: Sử dụng đội hình 4-2; Đội hình 5-1. Chiến thuật phòng thủ: Phòng thủ trên lưới và phòng thủ hàng sau. + Phòng thủ số 6 tiến với 1 VĐV chắn bóng. + Phòng thủ số 6 lùi với 1 VĐV chắn bóng. d/ Bài tập thể lực: Bóng chuyền là môn thể thao hiện đại, trong những năm gần đây không chỉ có sự phát triển không ngừng về kỹ thuật và chiến thuật mà còn liên tục có sự bổ sung thay đổi của luật thi đấu đã làm cho môn thể thao này càng ngày trở nên căng thẳng,quyết liệt nhưng cũng rất hấp dẫn. Để giành được chiến thắng đòi hỏi VĐV bóng chuyền không những có kỹ chiến thuật, tâm lý vững vàng, ý chí thi đấu mà còn phải có một thể lực tốt để đáp ứng với quá trình thi đấu và hoàn thành được nhiệm vụ trên sân. Vì vậy việc quan tâm đến vấn đề thể lực cho VĐV bóng chuyền là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu trong quá trình huấn luyện. Huấn luyện thể lực là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác huấn luyện VĐV bóng chuyền.Huấn luyện thể lực bao gồm: Huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn. Xét từ lứa tuổi học sinh THCS tôi đưa vào huấn luyện một số bài tập sau: + Huấn luyện thể lực chung gồm những bài tập: Bật cóc, nhảy dây. + Huấn luyện thể lực chuyên môn gồm những bài tập: Bật cao, bật cao xoay các hướng, nằm sấp chống đẩy. 3/ Công tác chỉ đạo thi đấu: Thành tích của một đội bóng chuyền phụ thuộc vào kết quả huấn luyện.Đó là sự chuẩn bị toàn diện cho một đội bóng và từng cầu thủ cho một giải đấu hoặc từng trận đấu. Chỉ đạo thi đấu là khâu cuối cùng, mang ý nghĩa quyết định để thực hiện kết quả đạt được trong huấn luyện. Để đạt được điều này trong quá trình chỉ đạo thi đấu phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Yêu cầu nhiệm vụ của HLV trong thi đấu bóng chuyền: - Để đạt được kết quả cao trong thi đấu HLV phải biết kết hợp việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Là nhà sư phạm, nhà tâm lý, là người anh của các VĐV, giúp đỡ cho từng VĐV và toàn đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tìm hiểu đối phương về trình độ kỹ chiến thuậtcũng như tìm hiểu các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến thi đấu như thời tiết, sân thi đấu, bóng, lưới, thời gian thi đấu - Đảm bảo giáo dục tư tưởng cho toàn đội. b. Công tác chỉ đạo trong quá trình thi đấu: - Chỉ đạo thi đấu bóng chuyền là một công việc khó khăn, đòi hỏi người HLV không những chỉ có kiến thức về môn thể thao này mà cần phải có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. - Trong quá trình thi đấu của hai đội người HLV phải quan sát đội hình của đối phương trong tấn công hay phòng thủ để đưa ra đấu pháp hợp lý. - Trong những hiệp đấu HLV phải luôn nắm chắc tình hình, chủ động trong suy nghĩ và đưa ra quyết định kịp thời đúng lúc như xin hội ý hoặc thay người. - Nếu trong quá trình thi đấu có xảy ra các trường hợp chưa thống nhất giữa trọng tài và VĐV thì người HLV không được đứng ra tranh cãi gây ảnh hưởng không tốt tới trận đấu. c. Tổng kết sau khi thi đấu: - Sau mỗi trận đấu HLV phải làm công tác tổng kết thi đấu.Chính điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết cho toàn đội. Rút ra những bài học quí báu trong quá trình thi đấu. - Trong quá trình tổng kết phải nhở đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của từng cá nhân và toàn đội nhưng không quá nghiêm khắc làm ảnh hưởng đến tâm lý của vận động viên. - Tuyên dương những VĐV có thành tích, có cố gắng trong quá trình thi đấu. - Tạo không khí thoả mái phấn khởi sau trận đấu cho dù kết quả thắng lợi hay thất bại. III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua thời gian huấn luyện từ năm 2002 đến năm 2009 tôi điều tra khảo sát việc thực hiện và phát triển của câu lạc bộ qua các nội dung sau: 1/ Mức độ hứng thú: Mức độ hứng thú, say mê tập luyện của các em trong năm học 2008-2009 được tăng lên rõ rệt so với năm học 2002-2003 với số lượng như sau: Khối 6 có 11/95 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 11,5%. Khối 7 có 12/75 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 16%. Khối 8 có 18/77 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 20%. Khối 9 có 25/87 em hứng thú, say mê tập luyện chiếm 28,7%. 2/ Đánh giá mức độ thực hiện kỹ chiến thuật và thể lực của các em trong năm học 2009-2010: Khối Tổng số HS Nam Hứng thú tập luyện Các nội dung đánh giá Đệm bóng Chuyền bóng Phát bóng Đập bóng Chắn bóng Bật cao Bật xa Bật cóc 6 95 11 11,5% 7 36,3% 1 9,0% 1 9,0% 0 0% 0 0% 2 33,3% 4 33,3% 4 0% 7 75 12 4,76% 10 40% 3 0% 8 0% 0 0% 0 0% 6 20% 7 20% 8 20% 8 77 17 6,08% 15 42,8% 7 28,5% 14 14,2% 4 0% 3 14,2% 11 28,5% 12 28,5% 15 27,3% 9 87 25 9,67% 24 50% 15 25% 22 25% 9 16,6% 11 16,6% 17 41,6% 19 41,6% 22 33,3% Kết qủa khảo sát kiểm tra ở bảng trên cho thấy sự phát triển của môn bóng chuyền trong nhà trường được nâng lên rõ rệt tạo hướng phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm bổ sung xây dựng đội tuyển bóng chuyền nhà trường. Nhu cầu tổ chức câu lạc bộ bóng chuyền được nâng nhằm giúp các em nâng cao trình độ kỹ chiến thuật và thể lực, tạo được hưng phấn say sưa tập luyện. Tinh thần đoàn kết và khí thế thi đua sôi nổi giữa các khối lớp với nhau ngày càng phát triển. Qua đó giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tạo được sự hưng phấn sau các giờ học văn hoá. Qua thực tế mô hình câu lạc bộ bóng chuyền mà tôi đã tổ chức thực hiện thì phong trào bóng chuyền ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ đó đưa đội bóng chuyền nhà trường luuôn giữ vị trí cao tai HKPĐ huyện và bổ sung nhiều vận độn viên thi đấu tại tỉnh. * Kết quả môn bóng chuyền tai HKPĐ cấp huyện các năm như sau: - Năm học 2002-2003: Giải nhất và có 2 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2003-2004: Giải nhất và có 2 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2005-2006: Giải nhì và có 2 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2006-2007: Giải ba và có 3 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2007-2008: Giải nhì và có 4 VĐVdự thi tại tỉnh. - Năm học 2009-2010: Giải nhất và có 4 VĐVdự thi tại tỉnh. PHẦN THỨ III I/ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1/ Kết luận : Huấn luyện bóng chuyền cho học sinh THCS tối thiểu cần có là kỹ thuật và thể lực. Có thể coi các nội dung kỹ thuật được chọn để kiểm tra trong chuyên đề này là những kỹ thuật cơ bản cần cho các cầu thủ bóng chuyền học sinh THCS và các nội dung thể lực được chọn là để đánh giá những tố chất cần thiết cho các cầu thủ đó. Tỉ lệ học sinh tham gia tập luyện môn thể thao này ngày càng tăng, hình thức tổ chức câu lạc bộ bóng chuyền trong trường THCS là loại hình phù hợp để tập luyện cho học sinh. Những số liệu trung bình trong từng nội dung kiểm tra có thể coi là mức cần có sau một năm huấn luyện, có thể tham khảo khi huấn luyện cho cùng đối tượng. Đối chiếu với các mức trung bình đó có thể biết cần cos những điều chỉnh trong huấn luyện,những gì là tốt,những gì là đủ, những gì còn thiếu cần được tăng cường. 2/ Bài học kinh nghiệm: - Việc thành lập các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường là rất cần thiết đáp ứng được nhu cầu của người tập luyện. - Hoạt động bằng hình thức câu lạc bộ trong bóng chuyền sẽ giúp các em có được sự hưng phấn tự tin, có tâm lý thi đấu tốt và tinh thần đồng đội, tính tập thể cao. - Không ngừng cải tiến phương thức hoạt động của câu lạc bộ cho phù hợp với khả năng trình độ của học sinh. II/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CHUNG: Qua quá trình hoạt động của câu lạc bộ bóng chuyền thì phong trào bóng chuyền ngày càng phát triển, thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia, khả năng vận dụng kỹ chiến thuật ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên qua bảy năm thực hiện mô hình câu lạc bộ bóng chuyền tôi nhận thấy còn một số khó khăn cần đề xuất để duy trì và phát triển mô hình này như sau: Cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tập luyện bóng chuyền. Bổ sung thêm một số tài liệu liên quan đến công tác huấn luyện bóng chuyền. Cần được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường, hội phụ huynh học sinh để câu lạc bộ duy trì và phát triển hơn. Trên đây là một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng thi đấu môn bóng chuyền cho học sinh THCS. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong các đồng chí góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đại Thắng,ngày 07 tháng 09 năm 2010 Thực hiện Nguyễn Tấn Cảnh Trường THCS Lý Tự Trọng.

File đính kèm:

  • docTD6I CKT.doc
Giáo án liên quan