Trong đời sống của con người trên Trái Đất, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, là nhu cầu thiết yếu của cây trồng, điều tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật Nước là yếu tố cực kì quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Trong đời sống, sản xuất hằng ngày nhân dân trên địa bàn xã Yên Nguyên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước từ các dòng suối tự nhiên, thời gian gần đây nguồn nước của các con suối đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong riềng của người dân không qua xử lý được xả trực tiếp ra các dòng suối.
Hãy lên tiếng để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước để các con suối của chúng ta luôn được trong sạch bằng các hành động thiết thực
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xử lý nước, chất thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong riềng trên địa bàn xã Yên Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tên tình huống:
"Một số biện pháp xử lý nước, chất thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong riềng trên địa bàn xã Yên Nguyên"
Trong đời sống của con người trên Trái Đất, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, là nhu cầu thiết yếu của cây trồng, điều tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật Nước là yếu tố cực kì quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Trong đời sống, sản xuất hằng ngày nhân dân trên địa bàn xã Yên Nguyên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước từ các dòng suối tự nhiên, thời gian gần đây nguồn nước của các con suối đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong riềng của người dân không qua xử lý được xả trực tiếp ra các dòng suối.
Hãy lên tiếng để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước để các con suối của chúng ta luôn được trong sạch bằng các hành động thiết thực.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về mức độ ô nhiễm của các dòng suối do nước thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong riềng.
- Nâng cao sự hiểu biết của học sinh, của gia đình trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
- Đề xuất một số biện pháp về:
+ Sử dụng nguồn tài nguyên nước phục vụ sản xuất một cách khoa học, hiệu quả và an toàn.
+ Quy hoạch, xây dựng các khu chế biến bột Dong riềng tập trung, các biện pháp xử lý nguồn nước sản xuất trước khi thải ra môi trường.
+ Tận dụng nguồn chất thải từ quá trình chế biến bột Dong riềng để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
a. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế mức độ ô nhiễm tại các dòng suối, quy trình sản xuất, chế biến tinh bột Dong riềng trên địa bàn xã Yên Nguyên - Chiêm Hoá - Tuyên Quang.
b. Sử dụng kiến thức của các môn học:
- Môn Sinh học: Phân tích tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và các loài thực, động vật.
- Môn Hoá học: Quy trình xử lý nước thải, quy trình xử lý, chế biến bã Dong riềng thành phân bón sinh học.
- Môn Toán học: Tính toán diện tích, sản lượng, lượng nước thải, bã thải trong quá trình chế biến tinh bột Dong riềng.
- Bộ môn Giáo dục công dân: Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Môn Địa lý: Cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, biến đổi khí hậu.
- Môn Công nghệ: Kỹ thuật chăn nuôi
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện môi trường nông nghiệp về xử lý nước thải tại các cơ sở chế biến tinh bột Dong riềng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Thái Nguyên về nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò tại các làng nghề vùng núi Đông Bắc Việt Nam
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Thành lập nhóm nghiên cứu, thu thập số liệu về diện tích trồng Dong riềng, sản lượng, quá trình chế biến trên địa bàn xã.
- Tiến hành nghiên cứu thực tế phân tích mức độ ô nhiễm nguồn nước của các dòng suối, mức độ, phạm vi ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu về mức độ, tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước.
- Đề xuất một số biện pháp về quá trình chế biến, xử lý nguồn nước, tận dụng nguồn bã thải làm phân bón sinh học, thức ăn chăn nuôi.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Trong những năm gần đây trên địa bàn xã Yên Nguyên cây Dong riềng là một loại cây trồng mới được đưa vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế của nhân dân trong xã.
Năm 2013 toàn xã có 150 Ha diện tích đất được trồng Dong riềng, sản lượng bình quân đạt 100 tấn/1Ha, sản lượng Dong toàn xã đạt khoảng 15.000 tấn.
Trên địa bàn xã có 30 cơ sở chế biến tinh bột Dong riềng.
Tất cả các cơ sở chế biến đều nhỏ lẻ, không tập trung, chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Nguồn nước thải được xả trực tiếp ra các dòng suối gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối, làm chết các loài động, thực vật sống trong nước.
Để chế biến 1 tấn Dong riềng củ thành tinh bột cần sử dụng 2m2 nước, như vậy mỗi năm để chế biến 15.000 tấn Dong củ đã có 30.000m2 nước chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào các dòng suối.
Các cơ sở sản xuất chưa tận dụng nguồn bã thải trong quá trình chế biến, lượng bã thải chiếm khoảng 10% trên tổng số Dong củ được chế biến, mỗi năm có khoảng 1.500 tấn bã thải được đổ ra môi trường.
Trong thành phần nước thải từ quá trình chế biến bột Dong và nước thải do bã dong ngấm ra có nhiều thành phần hoá chất độc hại, có thể làm chết các loại động vật, thực vật sống trong nước, làm chết hoặc trậm quá trình phát triển của các loại cây trồng. Hầu hết các cánh đồng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã đang được sử dụng nguồn nước lấy trực tiếp từ các con suối do đó mức độ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của người dân rất lớn.
(Người dân sử dụng nước suối ô nhiễm bị bệnh ngoài da)
(Gia súc sửu dụng nước ô nhiễm bị bệnh răng miệng và đường ruột)
(Cá chết hàng loạt do nước nhiễm chất thải từ sản xuất Dong)
(Cây trồng héo úa do nước nhiễm độc)
Phạm vi ảnh hưởng của việc ô nhiễm nguồn nước không chỉ dừng lại trên địa bàn xã mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới các địa phương khác nơi có những dòng suối xuất phát từ địa phương chảy qua.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay ở Việt Nam nói chung và hệ thống các con suối trên địa bàn xã Yên Nguyên nói riêng đang ở mức đáng báo động, nguyên nhân chủ yếu là do các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước chưa quan tâm một cách đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường, thiếu quy hoạch đồng bộ trong quá trình sản xuất và chế biến, một phần do người dân chưa hiểu biết đầy đủ về tác hại của ô nhiễm môi trường và còn thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước chính tại nơi mình đang sống.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp như sau:
1. Công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân biết được mức độ, phạm vi ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống, sức khỏe và sản xuất.
2. Xử lý nước, chất thải
2.1. Đưa vào quy hoạch và xây dựng những khu chế biến tinh bột Dong riềng tập trung, có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
2.2. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại những cơ sở chế biến nhỏ lẻ theo phương pháp: “Nước thải khi chế biến dong riềng được thu gom vào bể điều hoà, bể xử lý sinh học, bể xử lý hoá chất, bể lắng rồi chuyển ra bể thuỷ sinh và nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn QCVN 40/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mặt khác, bùn thải được tái sử dụng bằng cách trộn với bã dong riềng rồi ủ với chế phẩm vi sinh để làm phân bón”.
2.3. Xử lý bã Dong riềng làm phân bón Sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp:
Bước 1: Xử lý sơ bộ bã dong riềng là quá trình làm giảm bớt độ ẩm, nước sau đó trộn đều với 10 kg vôi cho 1 tấn bã Dong riềng và sau đó vun thành đống và ủ cho ngấm bớt chua (độ pH đạt trung tính).
Bước 2: Phối trộn bã dong riềng với các chất dinh dưỡng gồm các thành phần và chế phẩm cho 1 tấn bã dong: Đạm urê 5 kg, Lân 15 kg, Kali 3 kg, Rỉ mật 3 kg, Chế phẩm 200g, sau khi phối trộn tiến hành ủ làm phân.
Bước 3: Đảo trộn đống ủ. Trong quá trình ủ thường tiến hành đảo trộn 2 lần để làm cho các vi sinh vật và các thành phần dinh dưỡng được trộn đều hơn trong đống ủ, những thành phần chưa phân huỷ sẽ được phân huỷ tiếp. Quá trình ủ hữu cơ diễn ra trong khoảng 30 - 40 ngày. Sản phẩm sau khi ủ có thể bón ruộng và các loại cây trồng thay phân hoá học.
(Tập huấn kỹ thuật chế biến bã Dong riềng thành phân bón sinh học)
2.4. Xử lý bã Dong riềng chế biến thành thức ăn chăn nuôi
Sử dụng kỹ thuật ủ chua bã dong riềng bằng việc bổ sung thêm nguồn tinh bột rẻ tiền sản xuất tại chỗ (bột sắn, bột ngô, cám gạo) để làm thức ăn nuôi trâu bò.
(Ủ chua bã Dong riềng làm thức ăn chăn nuôi)
Nếu tận dụng được nguồn bã thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong và chế biến thành phân bón Sinh học và thức ăn chăn nuôi trâu bò thì hàng năm sẽ hạn chế được một một lớn bã thải ra môi trường và có thể tạo ra hàng trăm tấn phân bón, thức ăn chăn nuôi tiết kiệm cho bà con nông dân hàng tỷ đồng.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Cảnh báo cho người dân biết về mức độ ô nhiễm nguồn nước và sự ảnh hưởng của việc ô nhiễm trực tiếp tới sức khỏe, đời sống và sản xuất tại địa phương.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước tại địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp khoa học để xử lý nguồn nước, bã thải trong sản xuất để bảo vệ môi trường nước.
Ở bất cứ thời đại nào vấn đề nước sạch cũng hết sức quan trọng. Có thể bạn hay một ai đó đang nghĩ rằng nguồn nước tự nhiên là tài nguyên vô tận, nhưng bạn và người đó đã sai. Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một ngày không xa sẽ bị ô nhiễm không thể sử dụng được hoặc cạn kiệt nguồn nước. Khi đó con người sẽ đứng trước thảm họa không có nước sạch để duy trì sự sống.
Với vai trò cực kì quan trọng của nước thì việc bảo vệ nguồn nước là rất cần thiết cho cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. Hãy lên tiếng và chung tay hành động ngay từ hôm nay!
-------- & --------
Nhóm nghiên cứu
1. Vũ Thị Anh
2. Nông Thị Diễm
3. Bàn Thanh Phương
Yên Nguyên, ngày 10 tháng 2 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
Phạm Thị Nhung
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
P.HIỆU TRƯỞNG
Ngô Gia Phúc
File đính kèm:
- Bai du thi Lien mon Van dung kien thuc lien mon de giai quyet tinh huong thuc tien danh cho hoc sinh.doc