Từ ngày vào ngành làm công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn có quan điểm và đề cao “Công tác chủ nhiệm lớp” luôn gắn liền với hoạt động dạy và học. Bởi vì mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo các em trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam đang ngày càng phát triển, việc đào tạo con người có đức, có tài là mục tiêu quan trọng để tạo ra những nhân tài cho thế hệ sau. Đạo đức là cái gốc của mỗi con người. Vì vậy, giáo dục đạo đức là việc là quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách toàn diện. Bác Hồ đã nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Thật vậy, việc đào tạo ra những con người có tài là một công việc vô cùng quan trọng, nhưng nó lại càng quan trọng hơn khi đào tạo ra những con người đủ đức và tài.
Thực tế trong những năm gần đây, hiện tượng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, đến lớp không vì động cơ đúng đắn, mà chỉ đến lớp một cách miễn cưỡng, đến để ngồi chơi, nghịch ngợm, lấy cớ Vì vậy việc quản lý học tập, rèn luyện học sinh của giáo viên đối với các em gặp không ít khó khăn.
Địa bàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn nói chung, lớp 5B tôi đang chủ nhiệm nói riêng, số học sinh bỏ học còn nhiều, buổi đi, buổi không, do vậy cần phải huy động ra lớp 100%. Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào. Vì thực tế học sinh ở trường chúng tôi 100% học sinh là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa; hoàn cảnh gia đình các em còn gặp rất nhiều khó khăn, phụ huynh học sinh lo làm kinh tế để kiếm sống qua ngày. Do đó việc học của các em không được cha mẹ quan tâm, kèm cặp, buông lỏng, thoái thác hết cho giáo viên dẫn đến các em không chăm học.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm cho HS dân tộc lớp 5B - Nguyễn Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, năng nổ, trách nhiệm cao, biết theo dõi, nắm bắt tình hình và kịp thời chấn chỉnh, điều hành các hoạt động của lớp.
- Tạo cơ hội để học sinh giao lưu, hợp tác, tự khẳng định và tích luỹ kinh nghiệm, làm phong phú vốn sống. Qua đó tự điều chỉnh hành vi ứng xử.
- Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện và học tập lẫn nhau.
- Giáo dục kĩ năng, thói quen hành vi: hình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng và thói quen cùng học, cùng chơi với bạn; nhường nhịn, giúp đỡ bạn; nói năng lịch sự với bạn; không gây gỗ đánh nhau với bạn;....nhằm giúp học sinh có thói quen đi học.
- Tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi. Tổ chức tất cả các tiết dạy trên lớp một các nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép nhồi nhét học sinh.
Để công tác chủ nhiệm thực sự đem lại hiệu quả cao tôi đã chú ý đến một số công tác sau:
Công tác duy trì sĩ số học sinh:
+ Điểm danh hàng ngày vào đầu giờ, tìm hiểu ngay nguyên nhân vắng học của từng học sinh. Cuối tuần họp lớp lập danh sách học sinh vắng học trong tuần gửi về các thôn.
+ Hằng tuần vào sáng thứ hai đầu tuần tôi trực tiếp vào dự chào cờ ở thôn để cùng với thôn trưởng, bí thư chi bộ thôn kịp thời nhắc nhở những phụ huynh có học sinh đi học chưa chuyên cần, tuyên dương những học sinh đi học chuyên cần làm gương tốt cho học sinh noi theo.
+ Thăm hỏi kịp thời học sinh đau ốm dài ngày.
+ Động viên học sinh đi học chuyên cần và đến lớp đúng giờ.
+ Chia nhóm học tập ở nhà và gọi nhau đi học đều.
Công tác giáo dục đạo đức:
+ Giáo dục học sinh học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của học sinh.
+ Giáo dục học sinh thực hiện tốt nội qui trường, lớp.
+ Giáo dục học sinh biết cách xưng hô lễ phép với mọi người, nói lời hay làm việc tốt.
+ Giáo dục học sinh biết cách ăn mặc hợp vệ sinh.
+ Giáo dục đạo đực cho học sinh phải thông qua tất cả các môn học.
+ Giáo viên thường xuyên nêu gương những bạn có hành vi đạo đức tốt để các em noi theo.
Phong trào học tập:
+ Bố trí chỗ ngồi hợp lý: học sinh yếu ngồi cạnh học sinh khá giỏi nhằm giúp học sinh có thói quen giúp đỡ bạn trong học tập, thực hiện tốt phong trào đôi bạn cùng tiến.
+ Xây dựng cho các em ý thức tự giác trong học tập.
+ Hướng dẫn học sinh cách tự học, tự làm bài, không trông chờ ỷ lại vào người khác.
+ Thường xuyên nhắc nhở và phụ đạo thêm cho học sinh yếu.
+ Thường xuyên chấm chữa bài, kiểm tra uốn nắn những sai sót của học sinh trong bài làm.
+ Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra sách vở của mình, của bạn vào các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
+ Định kỳ hàng tuần vào các buổi sinh hoạt chủ nhiệm tôi giành ít thời gian để cho học sinh tự đánh giá bản thân. Qua đó các em có ý thức phát huy tốt hơn những ưu điểm đã đạt được và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những mặt còn hạn chế.
Công tác khác:
+ Giáo dục ý thức lao động tự phục vụ cho bản thân như: tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay móng chân, vệ sinh răng miệng.
+ Hình thành cho học sinh thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường.
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ của công, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
+ Giáo dục học sinh biết phòng chống các tệ nạn xã hội và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
+ Tham gia tốt các phong trào của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, việc giáo dục các em không phải gò ép theo một khuôn mẫu nhất định mà phải uốn nắn từng tí một, nên để các em phát huy hết khả năng của mình. Giáo dục phải tiến hành sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Vì vậy, khi nhận chủ nhiệm lớp 5B này tôi đã cố gắng tìm hiểu cá tính, lực học, hoàn cảnh gia đình của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể:
* Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: tôi kịp thời tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, xem các em có những khó khăn nào để cùng kết hợp với gia đình - nhà trường - xã hội có biện pháp giúp đỡ các em ý thức được việc học tập của mình.
* Đối với học sinh lười học, hay nghỉ học, bỏ học giữa chừng:
+ Trước hết bằng mọi cách tôi khuyên nhủ, động viên các em đến lớp đầy đủ, tạo mọi điều kiện để các em không bỏ học giữa chừng.
+ Cá biệt một số học sinh lười biếng đi học, trốn học đi chơi tôi đã thành lập từng tổ nhóm giúp nhau học tập ở lớp cũng như ở nhà.
+ Lấy hạt nhân tiêu biểu trong số học sinh này để nêu gương nhằm động viên học sinh có hướng phấn đấu, noi gương bạn.
+ Tranh thủ những thời gian rãnh rỗi tôi đến nhà động viên, hướng dẫn gia đình có cách giáo dục con em. Thường xuyên tâm sự, động viên các em để các em coi cô như người mẹ thứ hai, coi trường là ngôi nhà thứ hai, các em thích đến trường đến lớp như được về nhà.
+ Thường xuyên gặp gỡ các em, tìm mọi cách phân tích cho các em hiểu rõ nổi khó nhọc của bố mẹ phải lo lắng cho cuộc sống gia đình làm sao cho các em có đủ cơm ăn áo mặc để được đến trường.
* Đối với học sinh yếu:
+ Tôi thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh, bằng mọi hình thức giúp gia đình hiểu rõ tầm quan trọng của việc học.
+ Tạo cho các em cảm giác phấn chấn khi đến trường: đến trường để được học, được vui chơi, được tiếp xúc với các thầy cô và các bạn.
+ Thông thường học sinh yếu hay mặc cảm tự ti, tôi tìm mọi cách chỉ ra những điều tốt của các em, giúp các em có ý thức học tập vươn lên.
+ Đặc biệt tôi không bao giờ la mắng, trách phạt những học sinh này trước lớp mà thường xuyên tế nhị gặp riêng các em để trao đổi, nhắc nhở.
+ Lấy hạt nhân tiêu biểu trong số học sinh này để nêu gương nhằm động viên học sinh có hướng phấn đấu, noi gương bạn
IV. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn:
Từ thực tế nhận thức trên, với quan điểm đúng đắn và được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, đó là:
- Phải dựa vào các văn bản mà Nhà nước qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học, đặc biệt là qui định về điều lệ trường tiểu học. Trên cơ sở đó hiểu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của trường và địa phương.
- Phải làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đoàn thể trong việc vận động học sinh đi học chuyên cần, chống bỏ học giữa chừng.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra đôn đốc, động viên uốn nắn kịp thời đối với những học sinh có biểu hiện lệch lạc trong học tập.
- Coi việc xây dựng nề nếp và thói quen học tập cho từng tổ là vấn đề then chốt cần được quan tâm hàng đầu giúp học sinh học hỏi và đúc rút kinh nghiệm giữa các tổ với nhau.
- Xác định rõ trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sỹ số và nâng cao chất lượng dạy học của lớp mình phụ trách. Định kỳ hàng tuần có lịch báo cáo kết quả và phương hướng cho tuần tới.
- Biết phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục các em một cách toàn diện.
- Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi người mọi tầng lớp hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục hiện nay.
- Giáo dục học sinh không phải bằng sự nghiêm khắc trách phạt mà phải bằng tình thương yêu và trách nhiệm, xem học sinh như là con của mình.
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thống nhất cao để bầu ra một ban cán sự lớp thật sự nhiệt tình, trách nhiệm nhằm làm tốt công tác tự quản.
V. Kết quả nghiên cứu:
Với những biện pháp nêu trên, qua quá trình nghiên cứu vận dụng thực tiễn, cuối học kỳ I vừa qua tôi đạt được kết quả cao về công tác chủ nhiệm. Cụ thể như sau:
TSHS
HS đã ý thức được về việc học.
HS chưa ý thức được về việc học còn ham chơi.
Duy trì sỹ số
Học sinh đi học chuyên cần
26
....HS( 89,5%)
....2HS ( 10,5%)
......HS (100%)
98%
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Công tác chủ nhiệm lớp trong Trường Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng, là nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên tiểu học, là cơ sở vững chắc để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở lớp mình và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra người giáo viên cần phải áp dụng các biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh của mình. Việc làm này vô cùng công phu và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật và nghiên cứu lý luận thực tiễn để áp dụng một cách linh hoạt.
Việc dạy học ở bậc tiểu học rất khó nên vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Giáo viên phải khéo léo, nhẹ nhàng, vừa dạy vừa dỗ, đồng thời luôn là người mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo viên cần phải đưa ra nhiều biện pháp để cùng nhau thống nhất theo một quan điểm nhất định là: “Chúng ta là giáo viên nhân dân, là những chiến sỹ trên mặt trận văn hoá” nên phải chịu thiệt thòi, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Muốn đạt được các điều trên thì bản thân giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, phải thật sự quan tâm chăm lo cho các em, tạo điều kiện cho các em gắn bó với trường lớp, kính thầy yêu bạn.
Trên đây là một số biên pháp và kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút và áp dụng có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, chỉ mới trong một thời gian ngắn áp dụng nên sáng kiến này chưa thểhoàn thiện như mong muốn. Vì vậy, kính mong được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Kon Tum, ngày .... tháng ... năm 2014
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Kiều Oanh
MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CHO HỌC SINH DÂN TỘC LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC BẾ VĂN ĐÀN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tàiTrang 1
II. Mục đích nghiên cứu..Trang 2
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứuTrang 2
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu......Trang 2
V. Nhiệm vụ nghiên cứu ..Trang 2
VI. Phương pháp nghiên cưu:..Trang 2
VII. Kế hoạch nghiên cứu: .Trang 3
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận:...Trang 4
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:...Trang 4
III. Các biện pháp nghiên cứu:Trang 5
IV. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn:Trang 9
V. Kết quả nghiên cứu:..Trang 10
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
File đính kèm:
- SKKN CHINH TA LOP 5.doc