Theo Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Lịch sử là hồn phách của dân tộc. “Ôn cố, tri tân” là một quá trình phát triển tư duy và hình thành nhân cách con người.
Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là một môn học có vị trí đặc biệt. Nó đảm nhận việc giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành những phẩm chất của con người Việt Nam và bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự tôn, tự cường dân tộc.
Bác Hồ cũng từng tự hào nói rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.” Duy trì, tiếp nối và phát huy những truyền thống quý báu đó của dân ta từ ngàn xưa chính là mục đích, là nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của môn Lịch sử trong nhà trường.
25 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4414 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các nhóm phát biểu.
- Gv kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo. (là tôn giáo của quốc gia)
- Hs chia thành nhóm 4 cùng thảo luận để tìm câu trả lời.
- Đại diện học sinh một nhóm nêu ý kiến,các nhóm khác bổ sung và thống nhất câu trả lời đúng là:
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
+ Chùa được mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây dựng 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.
6. Biện pháp thứ sáu: Tạo điều kiện cho học sinh học tập qua việc tiếp xúc các nguồn sử liệu trong thực tế.
Lịch sử đã đi qua nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại dấu vết của nó qua kí ức của nhân loại(văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội); qua những thành tựu văn hóa vật chất (thành quách, nhà cửa; đình, chùa, miếu mạo, tượng đài,); qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa; qua tên đất, tên làng, tên đường phố; qua tranh ảnh, báo chí đương thời; qua thái độ của người đương thời đối với các sự kiện lịch sử (những ngày kỉ niệm, những ngày lễ lớn,) Chỉ có trên cơ sở những chứng cứ vật chất nói trên mới có sự nhận thức và trình bày về lịch sử. Ngày nay, ngoài những hình thức dạy học truyền thống, người ta hết sức quan tâm đến các hình thức tổ chức dạy học tại thực địa, bảo tàng, khu di tích, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với các nguồn sử liệu nói trên.
Tại địa phương tôi, những dấu vết cổ xưa của lịch sử phong kiến không còn nữa. Những mái đình, mái chùa qua hàng chục năm đằm mình trong bom đạn nay đã được xây dựng lại, khang trang hơn, to đẹp hơn. Tuy nhiên, những nét đặc trưng của ngôi chùa từ thời Lý vẫn còn vẹn nguyên. Vì vậy, khi dạy bài Chùa thời Lý, tôi đã yêu cầu các em quan sát và nhận xét về đặc điểm ngôi chùa ở làng mình rồi từ đó đối chiếu với nội dung tìm hiểu trong bài, các em sẽ có nền tảng kiến thức thực tế vững chắc hơn.
Đối với những bài học về nhân vật lịch sử, các cuộc khởi nghĩa, tôi thường yêu cầu học sinh tìm hiểu qua suy nghĩ của ông, bà, cha, mẹ về những anh hùng lịch sử ấy, những chiến công oanh liệt ấy. Sự kế thừa lòng yêu nước, ngưỡng mộ các danh nhân lịch sử Việt Nam của các em qua ông bà, cha mẹ sẽ tốt hơn nhiều việc các em được giáo dục, bồi đắp qua các câu chữ khô khan, qua lời nói “suông” của giáo viên.
7. Biện pháp thứ bảy: Dạy Lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa.
Bên cạnh những giờ học trên lớp chật hẹp, ngoại khóa là điều cần thiết để giải tỏa những căng thẳng và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho học sinh. Nếu dạy học Lịch sử lớp 5 với những câu chuyện, những kỉ niệm chân thực về một thời lửa đạn được các nhân chứng- những cựu chiến binh trở về từ bom đạn kể lại sẽ thu hút học sinh đến với lịch sử mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Nhưng Lịch sử lớp 4, nội dung là kiến thức các triều đại phong kiến, ta không thể mời nhân chứng từ quá khứ về kể chuyện cho học sinh nghe. Vì vậy, tổ chức cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử như Đền Hùng, Cổ Loa, Hoa Lư, , các viện bảo tàng lịch sử đề các em được tận mắt nhìn, được sờ tận tay các di vật từ lịch sử, được cảm nhận khí thế Đông A hùng thiêng của dân ta thời Trần, các em sẽ hứng thú hơn với Lịch sử nước nhà, hình thành thói quen tự giác tìm hiểu Lịch sử quốc gia. Tất cả các kiến thức ấy sẽ thấm dần vào nhận thức của học sinh một cách tự giác chứ không phải nhồi nhét một cách thụ động, tiêu cực.
Vẫn biết phương pháp trên mang lại hiệu quả giáo dục tích cực nhưng trên thực tế, việc tổ chức cho học sinh thăm quan các khu di tích lịch sử vượt quá tầm khả năng của chúng tôi.Vì địa phương tôi công tác rất xa các các khu di tích lịch sử, các em học sinh lại quá nhỏ, kinh phí eo hẹp. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi thường tổ chức các buổi triển lãm tranh ảnh lịch sử theo giai đoạn. (Phần lớn tranh ảnh là do tôi sưu tầm trên mạng, trên sách báo), tổ chức các trò chơi “Theo dòng lịch sử” dưới hình thức “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia” để củng cố kiến thức lịch sử cho học sinh. Tổ chức các buổi kể chuyện lịch sử cho học sinh nghe. (Nguồn truyện lấy từ cuốn Đại Việt sử kí toàn thư, Các triều đại Việt Nam) nhằm tăng sự hứng thú học Lịch sử cho học sinh trong lớp.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới lớp 4, tôi nhận thấy nội dung môn Lịch sử của học sinh được các tác giả biên soạn có tính ưu việt hơn so với chương trình cũ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học, học sinh được làm việc nhiều hơn với kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa.
Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, với các biện pháp trên tôi đã tiến hành thường xuyên và thực sự chu đáo nên năm học 2010 – 2011; 2011- 2012, theo chủ quan đánh giá của tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Các em học sinh trong lớp đều rất thích học Lịch sử và thích được gọi trả lời, nêu cảm nghĩ trong giờ học Lịch sử, không khí những tiết Lịch sử rất sôi nổi.
- Các em được phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, hứng thú trong các giờ học, được tự tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Từ đó bồi dưỡng cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự tôn, tự cường dân tộc.
- Chất lượng học Lịch sử của lớp được nâng cao rất nhiều. Hiện tại, 100% học sinh trong lớp đã biết sử dụng sách giáo khoa, biết khai thác hiệu quả kênh chữ, kênh hình phục vụ cho bài học. Học sinh nắm vững các kiến thức lịch sử nước nhà, bộc lộ được thái độ tình cảm đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử đã học, tự rút ra được cho mình bài học, ý chí quyết tâm, kiên cường trong cuộc sống ... Trong các lần kiểm tra, các em thường đạt điểm cao. Ngay cả những em học sinh vốn học yếu, nhưng nhờ học tập có phương pháp và được các bạn giúp đỡ nên các em có tiến bộ rất nhiều.
Chất lượng này được thể hiện qua kết quả như sau: (Do môn Lịch sử và Địa lí kiểm tra trên cùng một bài thi, thang điểm mỗi phần là 5 điểm. Để tiện theo dõi, tôi đã lấy riêng điểm phần Lịch sử nhân theo hệ số 2 thành thang điểm 10)
Năm học
Tổng số HS
Lần kiểm tra
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 4 trở xuống
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2010- 2011
30
Cuối HKI
8
26,66
11
36,67
8
26,66
3
10
CuốiHKII
12
40
13
43,33
5
16,67
0
0
2011- 2012
28
Cuối HKI
10
35,72
8
28,57
9
32,14
1
3,57
CuốiHKII
15
53,57
11
39,28
2
7,14
0
0
- Trong năm học này, năm học 2012 - 2013, tôi tiếp tục thực hiện áp dụng đề tài trên, đến thời điểm này, theo đánh giá của bản thân, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt về kĩ năng học lịch sử và một điều quan trọng là các em sẵn sàng đón nhận giờ Lịch sử với tâm thế hào hứng, ngay cả những em vốn học yếu và nhút nhát cũng đã mạnh dạn xung phong trả lời và trả lời tương đối tốt.
Ä Từ kết quả thu được thông qua bảng thống kê trên, và qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng đề tài đã đem lại kết quả tương đối khả quan. Kết quả này cho thấy các biện pháp được đề xuất trong đề tài mang tính khả thi. Những tiết dạy thực hiện các biện pháp đã nêu được tổ khối chuyên môn đánh giá cao. Nếu đề tài được thực nghiệm một cách qui mô hơn, phạm vi rộng hơn, tôi tin rằng nó sẽ mang lại kết quả cao hơn trong điều kiện thực tế của địa phương trường chúng tôi. Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử. Nhiệm vụ ấy đang đặt nặng trên “đôi vai” ngành giáo dục nước nhà, mà cụ thể là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta. Dạy học sinh biết, hiểu, tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc là góp phần giữ gìn, phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thành một khối đoàn kết vững chắc.
Có được kết quả như trên, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, ý thức vươn lên trong học tập của học sinh còn có sự chỉ đạo đúng hướng, nhiệt tình, sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, của lãnh đạo các cấp. Chính vì vậy mà giờ Lịch sử không phải là giờ học khó, giúp các em phấn khởi, tích cực, tự tin trong học tập, giúp chất lượng môn Lịch sử được nâng cao, làm nền tảng cho khả năng học Lịch sử sau này của các em ở những cấp học cao hơn.
Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức Lịch sử tốt, không chỉ dạy học lịch sử trong giờ Lịch sử mà tôi còn kết hợp giảng dạy trong các tiết Tập đọc, Kể chuyện, Đạo đức,
v Kiến nghị:
Để các biện pháp trên được thực hiện có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Cần quan tâm bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên về mặt kiến thức cũng như chuyên môn để đội ngũ giáo viên có đủ khả năng, trình độ đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới hiện nay.
- Bổ sung thêm đồ dùng dạy học: Băng đĩa , tranh ảnh, máy chiếu đa năng,... để giáo viên học hỏi, vận dụng vào tiết dạy đạt kết quả tốt hơn.
- Tổ chức các buổi giao lưu, ngoại khóa để động viên phong trào học tập lịch sử cho học sinh.
- Về phía giáo viên cũng cần nghiên cứu, tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến dạy và học môn Lịch sử. Lập kế hoạch và điều chỉnh dạy học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ học sinh lớp mình. Mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy. Phải đầu tư sức lực, trí tuệ cho công tác soạn giảng, có soạn tốt thì mới dạy tốt.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc dạy học lịch sử cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy môn Lịch sử. Đề tài đã được thực hiện bằng sự nỗ lực cố gắng hết sức của bản thân tôi, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
File đính kèm:
- SKKN Lich su 4.doc