Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên

Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu xong là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS. cho rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của GS. Trần Đình Sử. Cùng với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn trong trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống các em.

doc22 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều mà chữ ít. Có rất nhiều em đọc và bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ trong các câu truyện đó. Thứ ba, ảnh hưởng của âm nhạc “thị trường”. Ngày nay có một bộ phận khá đông giới trẻ mê nhạc “thị trường” với những ca từ giai điệu mà khi hát lên như đọc, như nói. Lời lẽ rất cộc cằn và thô thiển. Những ngôn từ đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. Thứ tư, những năm học gần đây việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm với việc lựa chọn các phương án hoặc A, hoặc B, hoặc C, hoặc D cũng góp phần làm “cùn” tư duy cũng như cách diễn đạt của học sinh. Thứ năm, ngày nay rất ít giáo viên dạy cho học sinh kỹ năng làm một bài viết hoàn chỉnh. Ngoài một số ít giáo viên dạy Văn khi chấm bài có sửa lỗi cho học sinh về chính tả, câu cú, diễn đạt, còn đa số giáo viên không sửa lỗi cho học sinh khiến cho các em không biết mình mắc lỗi gì để khắc phục, để lần sau sẽ tiến bộ. Thực tế có những bài văn học sinh viết dài ba trang giấy mà không có dấu chấm, dấu phẩy nhưng giáo viên vẫn cho 5 điểm. Còn giáo viên dạy Sử, Địa, Giáo dục Công dân thì hầu như không bao giờ yêu cầu học sinh viết bài phải có bố cục, cứ có ý là có điểm dù học sinh trình bày theo kiểugạch đầu dòng. Thứ sáu là việc trên thị trường tràn ngập các bài văn mẫu. Học sinh không cần phải học, suy nghĩ mà cứ thuộc bài văn mẫu làm bài. Nguyên nhân cốt lõi nhất vẫn là do thầy và trò học văn để đối phó với thi cử. Từ những năm học cấp I, cấp II, học sinh đã học thuộc lòng bài văn mẫu, hiếm có giáo viên nào có “con mắt xanh”, cho HS điểm cao vì bài viết “sáng tạo”. Lên đến cấp III, áp lực thi tốt nghiệp lớp 12 càng đè nặng. Từ đầu năm học, các em đã được phát đề cương môn Văn để học thuộc lòng như cháo, để chỉ cần viết đủ ý cũng đạt điểm trung bình. Một nguyên nhân quan trọng nữa là ý thức học văn của học sinh chưa tốt. Nhiều em lười học môn văn, khi viết bài thì không đầu tư thời gian. Các em viết theo kiểu chống đối. Cá biệt có em cho bài về nhà cũng không làm. Khi viết thì kệ, chính tả muốn sai thế nào cũng được. Viết bài không cần chấm câu, không chú ý dùng từ. phần lớn học sinh thiếu kiên nhẫn luyện viết. Các em không coi trọng “chữ viết” bằng “chữ số”. Các môn tự nhiên vẫn hấp dẫn các em hơn bởi “viết ít điểm nhiều” (lời của học sinh) và có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề thi vào đại học, cao đẳng. Đối với học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên còn một nguyên nhân nữa là các em học sinh dân tộc thiểu số phát âm không chuẩn; phát âm như thế nào thì viết như thế nên sai rất nhiều. III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VIẾT VĂN CHO HỌC SINH: Việc rèn kĩ năng cho học sinh là một vấn đề nan giải đã làm đau đầu nhiều thầy cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Đã có rất nhiều Hội thảo được tổ chức đề nhằm nâng cao trình độ làm văn của học sinh. Sau đây người viết bài này xin đưa ra một số kinh nghiệm mà mình đã áp dụng: 1. Cần bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thích văn chương, thích môn Văn. Có yêu thích thì các em mới học: Để học sinh yêu thích môn mình dạy, mỗi giáo viên có những cách riêng: một trong những cách được nhiều giáo viên áp dụng là quan tâm đến học sinh; đặc biệt chú ý đến những học sinh yếu nhưng cũng không nên tạo áp lực nhiều quá khiến các em sợ. Khen thưởng kịp thời khi học sinh học yếu có cố gắng. Khen thưởng bằng nhiều hình thức: cho quà, cho điểm khuyến khích Còn có giáo viên hướng các em tới thế giới mà các tác phẩm văn chương đã tạo ra. Học sinh thường rất thích thú khi giáo viên kể truyện hoặc bình những câu văn, câu thơ hay. Đặc biệt, giáo viên phải hết sức nhiệt tình truyền đạt cho các em cái hay cái đẹp của văn chương. 2. Rèn chính tả và chữ viết cho học sinh: Nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy. Giáo viên cần chú ý rèn cách phát âm cho học sinh khi các em nói chưa chuẩn. Ở lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên, giáo viên Văn tập trung vào uốn nắn học sinh mắc những lỗi về phát âm như: Chưa chuẩn “n” và “ l”, “ x” và “s” “ ch” và Tr” Học sinh ngọng dấu ngã, nói “ gỗ” thành “ gố” “ mỡ” thành “ mớ” Có thể đưa ra các từ, các câu có dấu ngã để học sinh luyện. Chưa chuẩn âm cuối như “ đêm khuya” thành “ đêm khuê”, “ thuyền” thành “ thuền” Giáo viên rèn cho học sinh các phân biệt phụ âm đầu, các âm đệm, âm chính, âm cuối. Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ. Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ cho học sinh. Yêu cầu những em chữ xấu, viết ẩu phải có vở tập viết. Giáo viên thường xuyên giao bài và kiểm tra. Khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ. 3. Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh: Đây là một kĩ năng khó đòi hỏi người dạy và người học phải kiên trì. Giáo viên sửa cách dùng từ cho học sinh khi ở trên lớp trả lời bài và sửa trong bài làm văn của học sinh. Khi chấm bài làm văn của các em, giáo viên đánh dấu những lỗi dùng từ. Sau đó yêu cầu học sinh sửa lại trong vở sửa lỗi. Có thể đưa ra những tình huống để học sinh tìm từ phù hợp. Các em cũng có thể học cách dùng từ của những bạn học tốt. 4. Rèn cách viết câu cho học sinh: Đây là công việc của cả thầy và gia đình. Học sinh ngày nay chịu ảnh hưởng rất nhiều từ xã hội. Các em thường nói những câu cụt ý, thiếu chủ ngữ hay vị ngữ. Và điều này cũng được thể hiện trong các bài văn. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn cho học sinh khi các em trả lời bài và sửa trên bài kiểm tra, sau đó yêu cầu các em viết lại. Khi chấm bài, giáo viên cần chỉ ra những lối viết câu mà học sinh mắc phải và yêu cầu học sinh sửa. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh viết câu theo suy nghĩ ra giấy, sau đó sửa lại. 5. Rèn cách viết đoạn văn: Giáo viên thường xuyên ra các bài tập nhỏ viết một đoạn văn về một vấn đề nhỏ nào đó. Sau đó chấm và cho điểm. Việc này cần làm thường xuyên. 6. Rèn bố cục một bài văn: Sau khi đã cung cấp kiến thức về bố cục bài văn cho học sinh, giáo viên cần kiểm tra thường xuyên và yêu cầu các em thực hành. Đối với học sinh khối 10, giáo viên trường THPT số 1 Bảo Yên yêu cầu các em phải viết đúng: mở bài, các ý phần thân bài và kết bài. Còn học sinh lớp 11A4, giáo viên yêu cầu khi viết bài các em cần triển khai đủ ba phần. Khi viết đặc biệt giáo viên để ý cách mở bài, việc triển khai ý phần thân bài và phần kết bài. 7. Giáo viên phải giao bài thường xuyên cho học sinh và yêu cầu các em viết bài nhiều. Khi học sinh viết xong, giáo viên cần chấm kĩ và sửa lỗi, chỉ ra những điểm đã được và chưa được yêu cầu học sinh phát huy và khắc phục, tránh viết nhận xét chung chung. Giáo viên cần dành thời gian và tâm huyết cho việc này. 8. Học sinh cũng có thể học cách dùng từ, viết câu, dựng đoạn của các nhà văn mà các em được học. Sau khi tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm của học sinh lớp 11A4, người viết đã tiến hành khảo sát lần hai. Kết quả khảo sát lần thứ hai: Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 5 của học sinh lớp 11A4. Sĩ số lớp thời điểm này là 33 học sinh, trong đó có 24 học sinh người dân tộc thiểu số: Lỗi học sinh mắc phải Số học sinh mắc lỗi Lỗi chính tả Lỗi viết hoa Viết hoa sai quy định chính tả 20/33 Viết hoa tuỳ tiện 16/33 Lỗi viết tắt Viết tắt sai quy định chính tả 25/33 Viết tắt tuỳ tiện 26/33 Lỗi dùng số và chữ biểu thị số 22/33 Lỗi chính tả âm vị Lối chính tả âm vị siêu đoạn tính 18/33 ( học sinh mắc lỗi này chủ yếu là người dân tộc thiểu số) Lỗi chính tả âm vị đoạn tính 24/33 Lỗi diễn đạt Lỗi dùng từ Lỗi dùng từ sai phong cách 16/33 Lỗi về nghĩa của từ 10/33 Lỗi lặp từ 15/33 Lỗi viết câu Nhầm trạng ngữ và chủ ngữ 17/33 Lẫn lộn giữa vị ngữ và thành phần phụ chú 20/33 Câu lan man dài dòng 21/33 Lỗi dựng đoạn 17/33 Lỗi bố cục bài văn 0/33 Lỗi sai kiến thức 1/33 Nhận xét: Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục và giảm những lỗi mà học sinh mắc phải trong quá trình làm văn, người thực hiện nhận ra: Thứ nhất, số lượng học sinh mắc lỗi có giảm so với lần khảo sát thứ nhất. Thứ hai, đối với những học sinh còn mắc lỗi thì số lượng lỗi mà các em mắc phải trong một bài làm văn có giảm. Ví dụ: Em Nguyễn Ngọc Cảnh: trong bài văn số 1 em mắc 34 lỗi viết hoa tuỳ tiện thì đến bài số 5 số lượng lỗi đó đã giảm xuống còn 16. Em Nguyễn Minh Quyền chữ viết thường thiếu nét dẫn đến sai chính tả, sau một thời gian thực hiện việc chép chính tả và sửa lỗi chính các bài viết của mình, số lỗi trong bài của em đã giảm. Như vậy qua kết quả khảo sát hai lần, ta có thể nhận ra những biện pháp mà người thực hiện đề tài này áp dụng phần nào đã có tác động trong việc nâng cao chất lượng viết bài của học sinh lớp 11A4. C. KẾT LUẬN Rèn kĩ năng làm văn cho học sinh là một vấn đề hết sức gian nan và phức tạp. Việc học sinh lớp 11A4 có tiến bộ trong làm văn đó mới chỉ là những thành công bước đầu. Công việc này đòi hỏi người thầy và học trò phải kiên trì trong thời gian dài và mất nhiều công sức. Học sinh và giáo viên cũng cần phải hợp tác tích cực. Chú trọng kĩ năng làm văn khả năng diễn đạt của học sinh sẽ được cải thiện sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống Trên đây là một số kinh nghiệm làm văn mà tôi và các đồng nghiệp trường THPT số 1 Bảo Yên đã từng áp dụng và thu được những kết quả đáng khích lệ. Đỗi chỗ còn nhiều thiếu sót. Mong được mọi người quan tâm và đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn Bảo Yên, ngày 20 tháng 1 năm 2012 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích của đề tài.. 1 3. Ý nghĩa của đề tài 1 4. Đối tượng nghiên cứu 1 5. Phương pháp nghiên cứu ........................ 1 PHẦN NỘI DUNG. 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:. 2 1. Vai trò của các bài viết văn trong trường THPT 2 2. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay.. 3 CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 4 1. Thực trạng viết văn của học sinh hiện nay.. 4 2 Các lỗi thường gặp trong viết văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên 5 CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VIẾT VĂN CHO HỌC SINH 16 KẾT LUẬN. 21

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo án liên quan