Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Yên Khê - Hà Trường Sơn

Đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên được hình thành từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng, góp phần to lớn đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Tuy nhiên tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm và bạo lực trong một bộ phận học sinh vẫn xảy ra, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội. Đây cũng là điều trăn trở thường xuyên của ngành giáo dục.

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Yên Khê - Hà Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hướng hoạt động cho các năm tiếp theo. Việc làm này đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh và được các cấp quản lý đánh giá cao. Phối kết hợp với khu dân cư, thôn xóm bàn giao học sinh về địa phương trong dịp hè, có đánh giá nhận xét của địa phương về sinh hoạt hè của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - Chính quyền địa phương” tạo được sự hỗ trợ tích cực các lực lượng ngoài nhà trường thành quá trình khép kín trong công tác GDĐĐ học sinh. Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xử lý học sinh. 4.1. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá GDĐĐHS. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt rõ mục tiêu đánh giá xếp loại giáo dục đạo đức cho các thành viên của nhà trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Thường xuyên kiểm tra các thông tin, báo cáo qua các kênh phối hợp giáo dục. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và chưa tốt trước lớp, trước cờ hàng tuần. Tìm ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.   Ban giám hiệu phải thực hiện thường xuyên, liên tục kiểm tra theo định kỳ hay đột xuất, qua  nhiều kênh thông tin. Giao cho Đoàn TN kiểm tra theo dõi các hoạt động của học sinh khi đến trường, GVCN kiểm tra theo dõi hoạt động của từng học sinh trong lớp. Cùng với việc kiểm tra, tổ chức đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời ngăn chặn, phê bình những việc làm sai trái, vi phạm; thúc đẩy sự  tự giác thực hiện nhiệm vụ.         Với những học sinh cá biệt, cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với PHHS để có biện pháp giáo dục kịp thời. Cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt. 4.2. Tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật. Cần thực hiện đúng quy định của điều lệ trường phổ thông. Phải tiến hành kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định; lấy giáo dục làm chính, tránh  xu hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục những thiếu sót của những nhân tố tiêu cực.    - Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội, để “ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu”. - Thông qua giờ chào cờ đầu tuần: Ban Giám hiệu nhận xét, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo. - Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt. - Đối với học sinh vi phạm kỷ luật cần phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích hợp: đình chỉ học tập hoặc cao hơnđiều mà nhà giáo dục không muốn, nhưng là cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc - kỷ cương của nhà trường, cuả pháp luật xã hội đối với những học sinh vi phạm. Sau khi xử lý học sinh vi phạm, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.        Việc khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ góp phần tích cực vào việc cũng cố và phát triển phong trào thi đua 2 tốt: “ Dạy tốt – Học tốt” và thực hiện hiệu quả cuộc vận động 2 không: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong mỗi nhà trường. Biện pháp 5. Phải xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Vì sao phải xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện? Đây là một nội dung mà Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, bởi môi trường tốt ở đó có thầy cô, bạn bè đều thân thiện. Học sinh thấy được môi trường trường học tập an toàn và thân thiện, những tấm gương sáng của thầy cô, của bạn bè giúp các em học tập, noi theo và rèn luyện đạo đức. Xây dựng môi trường “tự nhiên” và “xã  hội” tốt trong khuôn viên trường học để giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ  học sinh. IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN Sau một năm nghiên cứu, tôi đã vận dụng các biện pháp trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường. Tôi nhận thấy đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế  như: nghỉ học, trốn giờ, đánh nhau, quay cóp, hút thuốc CBQL, giáo viên trong nhà trường cũng đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội. Những biện pháp trên đã được ứng dụng tích cực trong quá trình giáo dục và chuyển biến hơn so với cùng kỳ năm học trước. Kết quả xếp loại Hạnh kiểm học sinh học kỳ I – Năm học 2012-2013 Toàn trường Sĩ số HS Loại tốt Loại Khá Loại TB Loại yếu, kém SL % SL % SL % SL % Tổng 676 386 50.7 162 24.0 72 11 56 8.3 Kết quả xếp loại Hạnh kiểm học sinh học kỳ I – Năm học 2013-2014 Toàn trường Sĩ số HS Loại tốt Loại Khá Loại TB Loại yếu, kém SL % SL % SL % SL % Tổng 572 326 57 182 31.8 44 8 20 3.5 Như vậy, có thể thấy sau một thời gian không dài áp dụng các biện pháp tăng cường GDĐĐHS, chất lượng GDĐĐHS của nhà trường đã có bước tiến đáng kể. Tuy đây mới chỉ là bước đầu và cần thời gian dài hơn để kiểm chứng, song tôi tin rằng nếu nhà trường tiếp tục áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp GDĐĐHS thì chất lượng của công tác này sẽ còn được nâng lên. C- K ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Do đó, công tác quản lý GDĐĐHS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện nay.     Trước thực trạng đạo đức của học sinh trường THPT có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng, việc tìm ra giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt có hiệu quả có chất lượng là đòi hỏi cấp bách của gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dục những chuẩn mực cơ bản về đạo đức chân chính về truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa cho đến ngày nay. Nhất là trong giai đoạn hiện nay: thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. Để thực hiện hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của CBGV, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh  sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CBGV sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.     Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị về “ Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Đối với giáo viên: Tránh đối xử thô bạo, trách móc học sinh khi vi phạm kỷ luật, hãy tôn trọng nhân cách các em. Thầy cô, bè bạn hãy gần gũi, cảm thông, độ lượng, chia sẻ, tạo điều kiện và cơ hội để các em sửa chữa những lỗi lầm, khuyết điểm hoặc phát huy những tài năng, sáng tạo (nếu có). Chúng ta hãy giúp các em lấy lại lòng tin, lòng tự trọng. Đừng bao giờ để các em đánh mất niềm tin ở chính bản thân mình. Bởi vì đánh mất niềm tin ở chính bản thân mình thì các em sẽ mất tất cả. Hãy đến với các em bằng tình thương, sự đồng cảm hơn là một người giáo dục. 2. Đối với nhà trường - Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. - Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực. - Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời. 3. Đối với  Sở Giáo dục & Đào tạo Chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã và đang áp dụng đối với bản thân trong công tác giáo dục đạo đức tại trường THPT Yển Khê. Quá trình thực hiện bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Hi vọng rằng, kinh nghiệm nhỏ có thể góp phần nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp tôi hoàn thiện hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Yển Khê, ngày 10 tháng 3 năm 2014 (Ký và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docSKKK.doc
Giáo án liên quan