Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học mỹ thuật ở trường tiểu học - Năm học 2013-2014 - Phạm Quốc An

A. Phần thứ nhất – MỞ ĐẦU

1. Lý di chọn đề tài:

2. Mục đích nghiên cứu: .

3. Nhiệm vụ nghiên cứu: .

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: .

4.1 Khách thể nghiên cứu: .

4.2 Đối tượng nghiên cứu: .

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: .

6. Giả thuyết khoa học: .

7. Các phươn pháp nghiên cứu:

8. Đóng góp mới của đề tài: .

9. Cấu trúc của công trình nghiên cứu:

 

B. Phần thứ hai – NỘI DUNG .

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .

 1.1 Cơ sở lý luận: .

1.2 Cơ sở thực tiễn: .

 

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

 2.1 Điều tra cơ bản: .

 2.2 Thuận lợi: .

 2.3 Khó khăn: .

 2.4 Phân tích nguyên nhân:

 2.4.1 Nguyên nhân chủ yếu: .

 2.4.2 Nguyên nhân khách quan:

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học mỹ thuật ở trường tiểu học - Năm học 2013-2014 - Phạm Quốc An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài. Bên cạnh đó, còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản, không muốn vẽ. Tất cả những vấn đề trên đều rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mỹ thuật cũng như các môn khác của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra ở một số lớp xem có bao nhiêu em thích học vẽ tích cực và bao nhiêu em không tích cực để từ đó tìm ra biện pháp cụ thể để giải quyết, khắc phục. 2.2 Thuận lợi: Quan điểm nhận thức về môn mỹ thuật. - Môn Mỹ thuật là môn học nghệ thuật thu hút rất nhiều học sinh. - Cho đến nay, hầu hết các trường đều có giáo viên Mỹ thuật, phong trào học Mỹ thuật ngày càng sôi nỗi, hầu hết các em học sinh đều hào hứng với môn học này. Tất cả mọi người đều hiểu đây là môn học nghệ thuật vì vậy không ít giáo viên, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó, các em thấy rằng Mỹ thuật là môn học bổ ích , lý thú và tươi vui. Có tính giáo dục đạo đức cao, thẫm mỹ, sáng tạo cao và đồng thời là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác, vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. Trang thiết bị dạy học: - Để giảng dạy môn Mỹ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan.. - Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mỹ thuật cho học sinh như: Bộ đồ dùng dạy học phân môn từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh , tượng, phù điêu Cơ sở vật chất: - Nhà trường quan tâm đầu tư công nghệ thông tin cho việc dạy học. Vì thế, góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. 2.3 Khó khăn: Về nhận thức: - Bên cạnh những thuận lợi trên thì việc dạy học môn Mỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn như: - Do quan niệm của một số bậc phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học của các em, thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết các em đều là con nhà thuần nông nên điều kiện để gia đình tập trung vào đầu tư cho học tập cho các em còn hạn chế, không mua đủ đồ dùng học tập cho các em điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản , không tự tin làm bài. - Trên thực tế điều tra, tôi còn thấy một số giáo viên còn hạn chế như: Lời nói còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, trình bày bảng còn vụng về, lúng túngDẫn đến học sinh không chịu lắng nghe, tập trung tìm hiểu bài, không nắm được mục tiêu của bài học. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa đại khái vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp của Mỹ thuật. Trong thiết kế dạy học: - Do điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như: phòng học đa chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan.Vì thế, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh và truyền đạt của giáo viên. 2.4 Phân tích nguyên nhân: 2.4.1 Nguyên nhân chủ yếu: - Còn nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em, và xem môn Mỹ thuật là môn học phụ nên vẫn không tập trung đầu tư dụng cụ học cho các em. - Điều kiện nhà trường vẫn còn thiếu thốn, phòng học chuyên môn, vật mẫu, đồ dùng trực quan cho giáo viên và học sinh 2.4.2 Nguyên nhân khách quan: - Một số học sinh tỏ ta thờ ơ với môn học này vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết các em đều là con nhà nông nên điều kiện để gia đình tập trung đầu tư cho việc học của các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em. Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. Biện pháp 1: Khắc phục tâm lý học sinh: - Từ thực tế trong việc học Mỹ thuật ở giai đoạn đầu, phần lớn hầu hết các em học sinh đều yêu thích môn học này. Bên cạnh đó, còn có một số em học sinh thờ ơ, chán nản trong việc học, điều này làm cho giờ học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy, việc khắc phục tâm lý cho học sinh là việc làm vô cùng khó khăn và cần thiết. Dựa vào tâm lý của học sinh thích được khen ngợi, động viên và hay tò mò nên trước khi bước vào bài học chính tôi luôn kể cho các em những câu chuyện vui, cho các em xem nhưng bức tranh của các hoạ sĩ nhí để các em học tập và bắt trước cách vẽ, cách thể hiện tranh. Phân tích cho các em thấy được cái hay cái đẹp của bức tranh và động viên các em ai cũng có thể vẽ đẹp như thế. Vì thế sự căng thẳng trong giờ học được giảm bớt đi, các em hứng thú với tiết học hơn. Biện pháp 2: Động viên và khích lệ học sinh. - Trong những bài học thực hành, tôi khuyến khích các em vẽ nhiều và đẹp hơn và cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Như vậy, tôi đã giúp các em hình thành khả năng tư duy, tự nhận xét bài của mình. Biện pháp 3: Tạo mọi điều kiện cho học sinh: - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tất cả học sinh chủ động tích cực tham gia có hiệu quả hoạt động, quan tâm nhiều hơn những học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực hoạt động trong lớp. Biện Pháp 4: Chọn lựa và phối hợp các phương pháp dạy học: Trong mỗi tiết học giáo viên cần phải lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. Chương 4 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Năm học 2012 – 2013 khi chưa áp dụng biện pháp trên, sau khi giảng dạy môn mỹ thuật cuối năm học kết quả của trường Tiểu học Đông hiệp 1 được đánh giá như sau: Khối lớp Tổng số học sinh khối Xếp loại hoàn thành Xếp loại hoàn thành tốt GHI CHÚ Khối lớp 1 123 115 8 Khối lớp 2 125 117 8 Khối lớp 3 99 94 5 Khối lớp 4 131 124 7 Khối lớp 5 77 69 8 * Qua kết quả thực tế cho tôi thấy: + Học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học. + Chưa có kỹ năng đánh giá bài làm của mình và của người khác. + Chưa có thường xuyên rèn luyện thực hành và nhận xét. * Kết quả môn mỹ thuật năm học 2013 – 2014 như sau: Khối lớp Tổng số học sinh khối Xếp loại hoàn thành Xếp loại hoàn thành tốt GHI CHÚ Khối lớp 1 119 100 19 Khối lớp 2 127 115 12 Khối lớp 3 124 113 11 Khối lớp 4 94 86 8 Khối lớp 5 96 84 12 * Qua kết qủa trên cho ta thấy rõ kết quả học tập của học sinh có phần tiến bộ hơn đối với năm học trước. C. Phần thứ ba KẾT LUẬN 1. Kết luận chung. Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi đã xác định được mục tiêu trong nhà trường Tiểu học, đồng thời cũng hiểu được sâu sắc vai trò của Mỹ thuật trong việc giáo dục học sinh, phát hiện ra những mặt hạn chế và có giải pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học môn Mỹ thuật. Tôi thấy việc nắm vững phương pháp dạy học và cách thức tổ chức cơ bản về môn Mỹ thuật là cần thiết trong cách dạy, qua đó xây dựng cho mình một cách thức tổ chức dạy học vững chắc và còn cố tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của môn Mỹ thuật, điều này sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có định hướng đúng đắn, có cách thức tổ chức giờ học một cách hợp lý giúp cho học sinh hứng thú hơn trong việc học, khám phá thế giới thẩm mỹ một cách say mê, hấp dẫn góp phần giáo dục nên những con người toàn diện theo khuynh hướng: Đức-Trí-Thể-Mỹ “. Giúp cho HS hoàn thiện nhân cách hơn, có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó tạo nên những con người mới với những nhân cách tốt đẹp hơn. - Muốn dạy tốt trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của bài học từ đó có thể tìm ra cho mình một phương pháp dạy học đúng đắn. - Phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em, biết được mức độ cảm nhận của HS về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Luôn luôn tôn trọng và gần gũi học sinh. - Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời những em còn yếu trong việc tiếp thu bài học. - Áp dụng nhiều phương pháp dạy học, thường xuyên tổ chức các trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học này và học tốt hơn. - Trong tiết học luôn tạo không khí vui tươi nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với môn học. - Việc quan trọng của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để cho học sinh quan sát. - Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp nhất. - Ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào môn mỹ thuật làm cho tiết học mỹ thuật trở nên hay hơn, sôi động hơn,các em hứng thú hơn với việc học, có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao. Mặc dù đề tài này chưa được phổ biến nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra những phương pháp giảng dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn mỹ thụât ở trường Tiểu học, đóng góp cho nền giáo dục Mỹ thuật nói riêng và của toàn ngành nói chung theo con đường: “ Đức-Trí-Thể-Mỹ “. 2. Kiến nghị. Để cho việc dạy và học môn mỹ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đầu tư cho môn học này và tôi có một số kiến nghị như sau: Nhà trường cần có phòng học đa chức năng ( ít nhất là một phòng), cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cho việc giảng dạy. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cờ Đỏ cần quan tâm đến các buổi sinh hoạt cụm nhiều hơn nữa. Sở giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ cần tổ chức nhiều buổi học nâng cao việc giảng dạy môn mỹ thuật. Bộ giáo dục và đào tạo cần có một số đồ dùng dạy phân môn mỹ thuật cụ thể hơn, nhiều hơn. Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn với việc học Mỹ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập. Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học mới một cách có hiệu quả góp phần đưa tiết học mỹ thuật đi lên. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy tốt hơn môn mỹ thuật mà tôi đã áp dụng thành công trong năm qua, tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp của các bạn quý đồng nghiệp. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • docxong.doc
Giáo án liên quan