Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh, phát huy tính tích cực học tập trong một giờ Từ trái Nghĩa

 

Trong các môn học ở trường , môn Ngữ Văn giữ một vai trò khá quan trọng . Đặc biệt là môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản tương đối có hệ thống và hoàn chỉnh để trao dồi và phát triển ngôn ngữ . Điều này thể hiện ở cách sử dụng hiệu quả tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội . Thông qua dạy tiếng mà bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quý , tôn trọng Tiếng Việt , hình

thành nhân cách con người Việt Nam .

Tiếng Việt còn là sự kết hợp chặt chẽ giữa từ ngữ và ngữ pháp . Đây là hai yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh . Chẳng hạn , từ vựng là một vật liệu , là kiến thức của ngôn ngữ nhưng nếu chỉ dừng lại ở từ thì vẫn chưa giao tiếp lại với nhau . Muốn được giao tiếp với nhau phải biết kết hợp các quy tắc ngữ pháp để thành ngữ , thành câu và các đơn vị trên câu . Do đó , trong nhà trường để thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ được tốt hơn thì việc dạy học ngữ âm từ vựng là cần thiết và sẽ được phát huy tác dụng khi đặt trong mối quan hệ với việc dạy học ngữ pháp . Bên cạnh đó ngữ pháp còn khơi dậy , phát huy , phát triển khả năng tư duy và óc sáng tạo của học sinh . Từ một quy tắc ngữ pháp , học sinh suy nghĩ , sáng tạo ra hàng loạt những câu cụ thể nhằm biểu đạt những tư tưởng , tình cảm , nguyện vọng của mình .

doc18 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh, phát huy tính tích cực học tập trong một giờ Từ trái Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian 3 phút , sau đó đại diện 3 cặp trình bày kết quả của mình . các cặp còn lại có ý kiến , nếu khác với ý kiến của 3 cặp thì phát biểu . Nếu đồng ý với ý kiến 3 cặp thì giơ tay . Từ kết luận của học sinh : -Trái nghĩa với từ già sẽ có : già > < non . -Từ việc phân tích ví dụ em có kết luận gì ? -Học sinh sẽ dẽ dàng trả lới : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau . Tương tự giáo viên có thể cho học sinh thực hiện nhiều ví dụ khác nhau ( nếu có thời gian ) . Ở hình thức hoạt động này nhằm tạo đôi bạn học tập để các em có sự giúp đỡ lẫn nhau tìm ra kiến thức cho bài học . Cũng với mục đích là phát được sự suy nghĩ của 3 đối tượng học sinh . 2.3.2.3Tổ chức cho sinh hoạt động theo nhóm : @ Đối với phần này là giáo viên nhằm khắc sâu kiến thức về từ trái nghĩa đã tìm hiểu ở mục 2.3.2.1 và cũng tạo sự hứng thú , sôi nỗi trong giờ học . Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh . Phối hợp tốt trong công việc , cùng nhau chụi trách nhiệm không xô đẩy hậu quả cho nhau . Ví dụ : Khi cho học sinh “ nhận diện các cặp từ có quan hệ từ trái nghĩa ” tôi tiến hành như sau : Đại diện 4 nhóm : -Tôi viết sẵn vào giấy riêng mỗi cặp từ : ông – bà , xấu - đẹp , xa – gần , voi – chuột , thông minh - lười ; chó – mèo ; rộng – hẹp ; giàu – khổ . -Tôi chia lớp thành 4 nhóm thực hiện theo yêu cầu của ví dụ . -Học sinh tranh luận với nhau thời gian 5 phút , sau đó dại diện nhóm 1 , 3 trình bày kết quả của mình , nhóm 2 , 4 nhận xét . ( Nhóm 1 , 3 trình bày bằng cách giữ keo dán từ cặp lên bảng theo nhóm ). -Giáo viên ghi sẵn : Nhóm 1 Nhóm 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Từ kết luận của học sinh : -Các cặp từ quan hệ trái nghĩa là : xấu – đẹp ; xa – gần ; rộng – hẹp . -Các cặp từ không phải quan hệ trái nghĩa là : Ông – bà ; voi – chuột ; thông minh – lười , chó - mèo ; giàu - khổ . Thực hiện phần này là giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh . Vì ở bài “ Từ trái nghĩa ” thì không yêu cầu . Nhưng đến lớp 9 bài : “ Tổng kết về từ vựng ” ( tiết 2 ) học sinh sẽ gặp lại . Cách tổ chức một giờ học rất quan trọng , nó sẽ góp phần làm cho học sinh say mê hứng thú trong học tập và góp phần làm cho chất lượng học tập của các em được nâng cao . 2.3.2.4 Tổ chức cho học sinh hoạt động theo đội : @ Bằng nhiều hình thức tổ chức hoạt động để tạo cho giờ học thêm sôi nỗi gây hứng thú cho học sinh tôi sẽ tổ chức cho học sinh hoạt động theo đội để các em có ý thức đoàn kết hơn . Các em biết kế thừa các hoạt động trong cùng một tập thể . Ví dụ : Khi dạy phần “ phân biệt nghĩa của các cặp từ trái nghĩa ” tôi tiến hành như sau : -Giáo viên đưa ra yêu cầu ( ghi bảng phụ treo lên ) cho những cặp từ trái nghĩa sau : sống – chết ; yêu – ghét ; chẵn – lẽ ; cao – thấp ; chiến tranh – hòa bình ; già – trẻ ; nông – sâu ; giàu – nghèo . Có thể sắp xếp những cặp từ trái nghĩa này thành 2 nhóm : Nhóm 1 như sống – chết ( không sống có nghĩa là chết , không chết có nghĩa là sống ) , nhóm 2 như già - trẻ ( không già có thể là trẻ , không trẻ không có nghĩa là già ) . Hãy cho biết các cặp từ trái nghĩa còn lại theo nhóm nào ? -Để lớp học sinh động , tôi chia lớp thành 2 đội ( đội A – đội B tương ứng với 2 dãy lớp ) . -Cử đại diện của 2 đội là 2 học sinh lên bảng ghi ra từng cặp từ theo 2 nhóm đã yêu cầu : Đội A ( nhóm 1 ) Đội B ( nhóm 2 ). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Hai đội nhận xét kết quả của nhau . -Giáo viên sửa đội A – đối chiếu với đội B sẽ rõ kết quả . *Từ kết quả như sau : -Nhóm 1 : chẳn – lẽ ; chiến tranh – hòa bình . -Nhóm 2 : : yêu – ghét ; cao – thấp ; già – trẻ ; nông – sâu ; giàu – nghèo . *Cả lớp tuyên dương đội nào chọn nhiều cặp đúng nhất . Ở bài tập này mục đích của tôi là vừa cho học sinh nhận diện từ trái nghĩa vừa phân biệt được nghĩa của nó trong mỗi trường hợp nhất định . Với biện pháp này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị bài kỉ ở nhà . Với mục đích học hỏi cái mới chứ không phải soạn qua loa , đối phó . 2.3.2.5 Hướng tìm giải bài tập điền khuyết : @ Thực hành luyện tập để cũng cố tri thức lý thuyết vừa học . Trên cở sở đó mà học sinh vận dụng làm các bài tập có hai loại bài tập là bài tập nhận diện và bài tập sáng tạo . Và tôi quyết định chọn bài tập điền khuyết nhằm giúp học sinh hoàn thành các đơn vị kiến thức cho hoàn chỉnh trong một câu hoặc đoạn . Từ đó tạo nghĩa của câu , hay đoạn được hoàn chỉnh mà học sinh dễ khắc sâu . Dạng bài tập điền khuyết được vận dung khá nhiếu ở Sách giáo khao Ngữ Văn 7 tập I khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này để các em thích thú tôi chuẩn bị sẵn các bài tập này vào bảng phụ và chừa chỗ trống cho các em điền vào . Điền vào chỗ trống bằng phấn khác màu để tạo ấn tượng và khắc sâu cho các em . Ví dụ : Bài tập 3 trong bài “ Từ trái nghĩa ”. Em hãy điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau : -Chân cứng đá . . . . . . . -Có đi có . . . . . . . . . . . . -Gần nhà . . . . . . . . . .ngõ -Bên . . . . . . . . bên kinh -Bước thấp bước . . . . . . . -Mắt nhắm mắt . . . . . . . -Chạy sắp chạy . . . . . . . . -Vô thưởng vô . . . . . . . . . -Buổi . . . . . . . buổi cái -Chân ướt chân . . . . . . . Dạng bài tập này , tùy theo yêu cầu có thể tổ chức cho các em hoạt động cá nhân hoặc hoạt động theo nhóm . Muốn điền được dòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa của từng thành ngữ mới điền chính xác ( Hay hỏi cách khác là hoàn chỉnh các câu thành ngữ ) -Tôi treo bảng phụ lên cho mỗi học sinh điền một câu -Sau khi điền xong thì nhận xét ® giáo viên nhận xét . Kết quả như sau : ( mềm , lại , xa , trọng , cao , mở , ngửa , phạt , đực , ráo ). Bước tiếp theo là cho học sinh giải nghĩa từng thành ngữ sau khi đã hoàn chỉnh song . Có những câu thành ngữ giáo viên có thể liên hệ để giáo dục học sinh . 3.KẾT QUẢ Nhờ thực hiện các giải pháp trên tôi thấy học sinh ngày càng thích học phân môn tiếng Việt . trong giờ học các em hứng thú sôi nỗi phát biểu , tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng , từ đó tiếp thu bài tốt , nắm vững kiến thức , biết vận dụng kiến đã học để giải bài tập . Kết quả kiểm tra “ Từ trái nghĩa ” ở phân môn Tiếng việt 7 học kỳ I qua các năm học 2005 -2006 , 2006 – 2007 , 2007 -2008 ở các lớp tôi dạy có khả quan . Năm học Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2005 - 2006 71 42 8 19 16 38,1 13 31 5 11,9 2006 – 2007 71 33 7 21,2 12 36,4 11 33,3 5 9,1 2007 - 2008 71 30 7 23,3 13 43.3 8 26,7 2 6,7 Từ bảng số liệu trên cho thấy qua hai năm nghiên cứu kết quả giảng dạy tiếng việng được nâng lên rõ rệt . Nếu như năm học 2005 – 2006 tỉ lệ học sinh khá , giỏi : 57,1% chưa đạt yêu cầu là 11,9% , năm học 2006 – 2007 tỉ lệ học sinh khá giỏi là 57,6% chưa đạt yêu cầu là 9,1% đến năm học 2007 – 2008 tỉ lệ học sinh khá giỏi 66,6% chưa đạt yêu cầu là 6,7% . Đối chiếu với kết quả học tập bài “ Từ trái nghĩa ” của học sinh lớp 7 ở ba thời điểm trên thì bản thân tôi nhận thấy có phần khởi sắc , các em đã có những cố gắng chuẩn bị kĩ bài ở nhà , đến lớp các em có thể tự rút ra được nội dung kiến thức cần nắm dù “ không mở sách giáo khoa” . Vì vậy , các em có thể khắc sâu kiến thức dã lĩnh hội được , từ đó nhớ lâu và vận dụng làm bài tập dễ dàng hơn . Kết quả trên cũng là niềm vui , là động lực thúc đẩy tôi tiếp tục nghiên cứu , chọn lọc những giải pháp tốt hơn để giảng dạy đạt kết quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường . KẾT LUẬN Khi tiến hành dạy kiến thức theo yêu cầu đổi mới phương pháp , giáo viên cần phải xây dựng lại hệ thống câu hỏi , bài tập phù hợp với trình độ học sinh , trong những phương pháp dạy học tiếng việt ở cấp THCS , phương pháp nào cũng cần thiết và có đóng góp nhất định vào quá trình dạy học . Mỗi phương pháp chỉ có ích khi nó được sử dụng đúng chổ , đúng lúc , đúng mức độ , mỗi phương pháp đều có ưu khuyết điểm . riêng tôi không sử dụng duy nhất một phương pháp mà tôi phối hợp các phương pháp sao cho kiến thức học sinh tiếp thu nhẹ nhàng và đạt kết quả cao nhất . Tập đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi nhỏ , chỉ tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh học tốt hơn về tiếng Việt , giúp học sinh học tốt hơn trong một tiết “ Từ trái nghĩa ” . Nhưng với hy vọng rằng nó có thể nâng cao phạm vi áp dụng trong chương trình học cấp THCS . Việc nghiên cứu thiết bị , đồ dùng dạy học , tranh ảnh gắn bó chặt chẽ với nội dung của chưng trình . Giúp học sinh khó khăn có điều kiện học tập . Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo ngành , Ban giám hiệu trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này .

File đính kèm:

  • docop 7.doc
Giáo án liên quan