Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử để kiểm tra đạt kết quả cao - Cao Văn Sự

Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên dạy lịch sử THCS trên 20 năm, tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm để làm cho học sinh nhớ lâu kiến thức lịch sử .Đặc biệt khi kiểm tra kiến thức, nhất là kiểm tra viết học sinh có khả năng trình bày lưu lót, biết cách phân tích bản chất lịch sử, liên hệ thực tế hoặc rút ra bài học lịch sử cho đất nước và bản thân. Đặc biệt nhất là giúp học sinh tránh cách học vẹt, thuộc mà không hiểu. Vì vậy các em nhanh chóng quên đi các sự kiện lịch sử .

Đồng thời qua kiến thức đó giúp học sinh hiểu được vấn đề gì. Đặc biệt các em biết suy luận đánh giá nhận xét sự kiện lịch sử. Biết đưa nội dung bài học trở thành hành động và bài học lịch sử cho bản thân, để các em có thể ứng dụng vào cuộc sống lao động sản xuất. Đặc biệt phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước nhà.

Nhiệm vụ của chuyên đề còn vạch rõ người giáo viên giảng dạy phải có cách thức như thế nào nâng cao sự hiểu biết của các em qua bộ môn, bồi dưỡng lòng yêu nứớc và ý thức trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử để kiểm tra đạt kết quả cao - Cao Văn Sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy . Loại câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá , giỏi khi thảo luận để hỗ trơ kiến thức cho các đối tượng yếu kém . Ví dụ Trong bài 24 SGK Lịch sử 9 trang 96. Có thể đặt câu hỏi : Tại sao nói , ngay sau khi ra đời nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” ? Thường những câu hỏi này khó đối với học sinh, đòi hỏi các em phải biết phân tích , đánh giá, bày tỏ thái độ của mình đối với các sự kiện , hiện tượng lịch sử . Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, nên giáo viên phải đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi của mình . Ví dụ : Khi dạy bài 23-Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 Câu hỏi nhận thức : Tại sao khi phát xít Nhật hàng Đồng minh , Đảng ta quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ? Câu hỏi gợi mở : Chủ trương khởi nghĩa vũ trang đề ra trong Hội nghị TW lần thứ VIII (tháng 5-1941 ) là gì ? Các yếu tố nào (về thời cơ cách mạng )đã xuất hiện đầy đủ ở nước ta lúc bấy giờ chưa ? *Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả , nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý nghĩa lịch sử của sự kiện . Với dạng câu hỏi này cũng dùng cho học sinh yếu kém để các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản và giúp các em hoạt động liên tục trong quá trình học tập . Ví dụ :- Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) –Lịch sử 8 trang17 -Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lấp Đảng Cộng sản Vệt Nam ? (Lịch sử 9 trang 71) *Loại câu hỏi đối chiếu , so sánh giữa sự kiện lịch sử này với sự kiện lịch sử khác mà các em đã học .Loại câu hỏi này giúp học sinh cũng cố kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi thảo luận nhóm để các em hỗ trợ cho nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề . Ví dụ : Sau khi dạy xong bài 1:Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ( Lịch sử 8 trang 3 ) và bài 2 : Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII . Có câu hỏi : Các cuộc cách mạng này có những điểm gì giống và khác nhau ? ( Hình thức , mục đích , lãnh đạo ...) Tóm lại; Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh , giúp học sinh trong quá trình học tập lịch sử sẽ phát hiện ra nguyên nhân , diễn biến , kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay quá trình lịch sử . Hệ thống câu hỏi này , giáo viên vận dụng trong tiết dạy không những chỉ cho các em biết được các sự kiện lịch sử mà còn hiểu sâu bản chất của nó . c. Xác định mối liên hệ , xâu chuổi giữa câu hỏi với các sự kiện , hiện tượng trong bài học hoặc trong từng tiểu mục của bài học . Như chúng ta biết , giảng từng tiểu mục thông thường giáo viên và học sinh tìm hiểu từng vấn đề thứ tự theo cấu trúc sách giáo khoa . Những câu hỏi như vậy , học sinh hay dựa vào sách giáo khoa trả lời nguyên xi những nội dung có sẵn chứ không phát huy được tính tích cực, không độc lập suy nghĩ . Để phát huy trí sáng tạo của các em , biện pháp sư phạm là xác lập mối liên hệ giữa câu hỏi các sự kiện , hiện tượng lịch sử trong bài . Ví dụ: Khi dạy bài 23 : Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Sách giáo khoa lịch sử 9 trang 92 ). Ở mục I : “Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố”. Thông thường giáo viên đặt câu hỏi Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào ? ( tức là nêu được tình hình thế giới : ở châu Âu Đức hàng , ở châu Á ngày 14-8 Nhật hàng . Trong nước chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã mất chỗ dựa... thời cơ đã chín mùi... ) . Trước tình hình đó Đảng ta có những hoạt động gì ? , Mặt trận Việt Minh đã chuẩn bị như thế nào ?....Với hệ thống câu hỏi như vậy , cũng có tính lôgic song phần lớn học sinh chỉ dựa vào sách giáo khoa trả lời nguyên xi chứ chưa có sự độc lập suy nghĩ . Hoặc sau một thời gian học các em sẽ quên mà không nhớ lâu được kiến thức . Nhưng cũng mục này , giáo viên có thế thay hệ thống câu hỏi khác , những bản chất của sự kiện như nhau mà học sinh có sự hứng thú hơn, suy nghĩ và làm việc nhiều hơn.Khi bước vào phần đầu của mục I: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố . Giaó viên cho học sinh quan sát tranh “ Cây đa Tân Trào”. Sau đó hỏi : Em cho biết nơi đây đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ? ( tất nhiên có em trả lời có thể đúng hoặc sai, nhiệm vụ của chúng ta là hướng các em đến kiến thức đúng ). Sau khi học sinh trả lời nơi đây đã từng diễn ra Hội nghị Trung ương đảng , nơi làm nên lịch sử....Giaó viên hỏi tiếp ; Vậy thì Hội nghị Trung ương Đảng quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Đảng ta có những quyết định gì ?.Cho các em thảo luận nhóm để thấy được tính sáng suốt của Đảng ta bằng câu hỏi : Em có nhận xét gì về quyết định Tổng khởi nghĩa của Đảng ta lúc bấy giờ ? ( kịp thời , sáng tạo, đúng thời cơ. Nếu khởi nghĩa trước ngày 14-8 thì Nhật còn mạnh , mà sau thì có quân Đồng minh vào ....). Sau chủ trương của Đảng, Mặt trận Việt Minh có những hoạt động gì ? Với hệ thống câu hỏi như vậy chẳng những các em hiểu được bài , tích cực tham gia xây dựng mà còn nhớ lâu kiến thức ... 2. Khả năng áp dụng ; - Đề tài có khả năng áp dụng cho giáo viên môn Lịch sử hoặc một số môn khoa học xã hội khác trong công tác giảng dạy, ôn tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh .Với đề tài sẽ giúp giáo viên trong tiết dạy có hệ thống câu hỏi phù hợp.Tiết học trở nên sinh động . Học sinh có kết quả học tập cao trên tất cả các mặt : giáo dục , giáo dưỡng và phát triển . Với cách thức` này , thầy và trò có sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế và hiểu được bản chất của các hiện tượng lịch sử . - Đề tài chỉ áp dụng trong việc đặt hệ thống câu hỏi trong quá trình giảng dạy lịch sử trên lớp nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực , chủ động xây dựng bài. Do đó chỉ vận dụng một số cách đã nêu trên là chưa đủ. Giáo viên cần phải sử dụng nhiều hình thức và phương pháp theo yêu cầu của một tiết lên lớp thì chất lượng mới cao hơn. 3. Hiệu quả của đề tài: - Mặc dù thời gian rất hạn chế , nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến này vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Bản thân tôi nhận thấy rằng kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa và theo hướng đổi mới phương pháp. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. - Giải quyết những khó khăn của giáo viên trong công tác nâng cao chất lượng bộ môn như đã đăng kí đầu năm. Góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi các cấp. Thực hiện tốt yêu cầu giáo dục đề ra. Thời gian có hạn và với kinh nghiệm nhỏ nên tôi chỉ trình bày quan điểm của mình trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. * Những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THCS Hoài Châu trong các năm gần đây: + Kết quả thi học kì môn lịch sử của trường THCS Hoài Châu so với các trường trong huyện ; . Năm học :2011-2012: Học kì I đạt 86% ( vị thứ 3/17 trường ). Học kì II đạt 96% (vị thứ 2/17 trường ). . Năm học :2012-2013 : Học kì I đạt 86,75 (vị thứ 4/17 trường). . Học kì I, năm học 2013-2014 đạt 89 % ( Vị thứ 3/18 trường ) + Kết quả học sinh giỏi : . Năm học : 2010-2011 : đạt 3/5 em dự thi. . Năm học :2011-2012: đạt 3/5 em dự thi. . Năm học 2012-2013 đạt ¼ em dự thi C /. Kết luận : Như vậy để nâng cao chất lượng học sinh . “Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi trên lớp”được vận dụng trong các tiết dạy là việc làm rất cần thiết trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường phổ thông . Trong đó việc kiến tạo hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh là khâu tiên quyết . Giáo viên phải có sự chuẩn bị lớn , ý thức ,tinh thần trách nhiệm cao. Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi giáo dục học sinh.,cho nên giáo viên phải rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên. . Học sinh phải là người tích cực chủ động sáng tạo trong cách học của mình . NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NG HỊ ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN SỬ - SỰ-HOÀI CHÂU.doc
Giáo án liên quan