Khi Bác Hồ còn sống, Bác luôn luôn quan tâm tới nền giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục học sinh trong nhà trường nói riêng. Bác đã kêu gọi toàn thể mọi người phải quan tâm và có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. Sự nghiệp giáo dục là tồn tại và phát triển của cả một xã hội. Bác đã nêu lên tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.’’
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11174 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nắn những sai trái khuyết điểm của em khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của cô và các bạn trong lớp, em sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa .
Trong khi giáo dục em, tôi không nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến em làm cho em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại hạnh kiểm làm cho em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. tôi nêu những việc làm tốt, những cố gắng nỗ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến … với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ .
9. Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội :
Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường, qua đó giáo dục học sinh. Các đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn .
10. Dùng phương pháp kết bạn :
Thường lứa tuổi em rất dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao . Do đó tôi phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với em dần dần lôi kéo em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, tôi giao cho Mậu Anh thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để em hoàn thành và động viên khích lệ em xóa những tự ti, mặc cảm là học sinh cá biệt để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ em bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng trong đó vai trò của tôi rất quan trọng và sự tham gia của Hội Phụ huynh học sinh là rất cần thiết .
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Gia đình không thể tách rời xã hội, tình thương trong phạm vi gia đình phải gắn liền với tình thương ngoài xã hội (Ví dụ: trong gia đình phải tôn trọng ông bà, cha mẹ và người trên thì ngoài xã hội, các em cũng phải tôn trọng người lớn). Yêu gia đình phải thống nhất với yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân các em – gia đình – xã hội phải được xây dựng từ nhỏ. Nhà trường Tiểu học phải tiếp tục nâng cao hơn nữa công việc giáo dục đối với trẻ.
Ngày nay, giáo dục con người không chỉ là dạy kiến thức mà trước hết giáo dục đạo đức đối với học sinh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là thầy cô phải thể hiện lòng chân thành đối với học sinh. Ở tiểu học, giáo viên chủ nhiệm là người phải mang đầy đủ tính cách mẫu mực (vì các em chủ yếu tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm). Người giáo viên làm thế nào cho từng học sinh luôn có tinh thần tích cực, tự giác học tập, tiếp thu các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Những hiện tượng này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện có sự phối hợp đồng bộ của các biện pháp giáo dục và các lực lượng giáo dục (thầy cô giáo, phụ trách Đoàn Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền, đoàn thể…) tạo nên môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển bên trong của học sinh. Những phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành và sự phát triển dưới tác động không nhỏ của những yếu tố bên ngoài.
Gia đình mà giáo dục tốt thì sẽ tạo ra cho các em trở thành một hạt giống tốt cho xã hội. Hạt giống đó phát triển tốt nếu sự giáo dục tiếp theo đẩy đủ của nhà trường và xã hội, ảnh hưởng của địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp vào ý chí và hành động của trẻ. Vì các em trực tiếp nhận sự giáo dục của mọi người trong gia đình. Tư tưởng của người lớn không hướng các em vào học tập, vào hành vi đúng, mặc dù không giáo dục các em phải có hành động sai nhưng sự buông lỏng trong giáo dục làm nảy sinh các hiện tượng sai ở trẻ. Mục tiêu giáo dục là phải lấy “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng” làm kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ.
Chính vì vậy em đã có nhiều chuyển biến rõ rệt về học tập và đạo đức. Em đã biết đoàn kết với bạn bè, nghe lời thầy cô giáo, không gây gổ, đánh nhau nữa. Em rất gương mẫu với vai trò Sao đỏ và Cán sự phụ trách thể dục, thể thao.
C. PHẦN KẾT THÚC
1. Kết luận chung.
Xuất phát từ vai trò quan trọng cua vấn đề nghiên cứu hay nói cách khác là xuất phát từ những cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận ta thấy rằng Giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khó và có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng.
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu một số biện pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt trở thành học sinh ngoan từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy về thực trạng học sinh chưa ngoan trong trường học có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn là do tuổi các em còn nhỏ, sự nhận thức về cuộc sống chưa vững vàng, rất rễ bị ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh.Vì thế là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học phải không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu giáo dục, phối hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức giáo dục để cảm hóa các em, đưa các em trỏ thành những công dân tốt, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội, là những chủ nhân tương lai của đất nước .
2. Một số đề xuất và kiến nghị:
Trước thực tế giáo dục học sinh chưa ngoan trong năm học qua. Tôi xin đưa ra một vài đề xuất và kiến nghị như sau:
- Giáo dục học sinh chưa ngoan đòi hỏi nhà giáo phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn học sinh đó trở thành học sinh chưa ngoan .
- Tìm hiểu về tâm sinh lý của học , mối quan hệ bạn bè, năng lực học tập, sở thích và năng khiếu.
- Nhà giáo phải có phương pháp giáo dục thật linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh chưa ngoan ..
- Người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo, kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được đời sống tình cảm của các em.
Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan.
Trên đây là một vài điều phân tích về một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường Tiểu học mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn áp dụng với học sinh cá biệt của lớp tôi trong năm học 2013 – 2014 này và đã thu được kết quả như mong muốn. Song tôi nhận thấy công tác tìm hiểu nghiên cứu các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan không chỉ dừng lại ở đây mà còn cần phải tìm hiểu thêm nhiều phương pháp khác nữa. Muốn được như vậy, tôi cần phải học hỏi thêm nhiều ở bạn bè đồng nghiệp.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành để việc Giáo dục học sinh chưa ngoan ở tường Tiểu học ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Tôi xin cam kết không copy của các nguồn thông tin khác, đảm bảo tính trung thực của sáng kiến kinh nghiệm
Xin chân thành cảm ơn
Tân Mai ,ngày 10 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ - V.A.Xukhômlinxki
2. Giáo dục con người chân chính như thế nào – Xu-khôm-lin-xki
3. Phương pháp và tâm lý giáo dục học sinh tiểu học - NXBGD
4. Các tạp chí giáo dục tiểu học, báo giáo dục thời đại và các trang Web Giáo dục
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A
Phần mở đầu
1
I
Lí do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
4
III
Đối tượng, phạm vi áp dụng và thời gian thực hiện đề tài
4
IV
Các Phương pháp nghiên cứu
6
B
Phần nội dung
8
I
Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
8
II.
Thực trạng vấn đề
10
III
Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan
14
IV
Kết quả thực hiện đề tài
17
C
Phần kết thúc
19
1
Kết luận chung
19
2
Một số đề xuất và kiến nghị
19
PHÒNG GD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quận Hoàng Mai Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đơn vị: TH Tân Mai
BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN: Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan.
Tác giả: Giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Môn: Chủ nhiệm.
Đơn vị: Trường Tiểu học Tân Mai, quận Hàng Mai- Thành phố Hà Nội.
Đánh giá của hội đồng chấm ( Ghi tóm tắt những đánh giá chính)
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Tính sáng tạo: ....................................... / 4 điểm
Tính KH,SP: ....................................... / 4 điểm
Tính hiệu quả: ....................................... / 6 điểm
Tính phổ biến, ứng dụng: ....................................... / 6 điểm
Tổng số : ....................................... điểm
Xếp loại : .......................................
Ngày tháng năm
Người chấm 1 Người chấm 2 Chủ tịch Hội đồng xét duyệt
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- SKKN Mot so bien phap giao duc HS chua ngoan.doc