MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Phương pháp nghiên cứu.
IV. Đối tượng nghiên cứu.
PHẦN II: NỘI DUNG.
A. Cơ sơ lí luận.
B. Thực trạng dạy giải toán có lời văn ở trường Tiểu học Cao Nhân.
C. Một số giải pháp.
I. Nghiên cứu tài liệu.
1. Nắm bắt nội dung chương trình.
2. Sử dụng đồ dùng dạy học.
3. Dạy giải toán có lời văn.
a/ Đọc và tìm hiểu đề.
b/Tìm cách giải bài toán.
c/Trình bày lời giải.
d/ Kiểm tra lại bài giải.
4. Một số phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp Một.
a/ Phương pháp trực quan.
b/Phương pháp hỏi đáp.
II. Tổ chức dạy thực nghiệm.
III. Kết quả thực nghiệm.
PHẦN III: KẾT LUẬN. 1
1
1
1
1
2
2
3
4
4
4
7
8
8
8
10
10
11
11
11
11
13
14
17 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy: “giải toán có lời văn” ở trường tiểu học Cao Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau đó bàn bạc dể chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc nhất nhất phải viết theo một kiểu.
c/ Trình bày bài giải
Cần trình bày bài giải một bài toán có lời văn như sau:
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con gà )
Đáp số : 9 con gà
Nếu lời giải ghi: "Số gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = 9 (con)”. (Lời giải đã có sẵn danh từ "gà"). Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao từ "con gà" lại được đặt trong dấu ngoặc đơn? Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) chứ 5 + 4 không thể bằng 9 con gà đợc. Do đó, nếu viết: "5 + 4 = 9 con gà" là sai. Nói cách khác , nếu vẫn muốn được kết quả là 9 con gà thì ta phải viết như sau mới đúng: "5 con gà + 4 con gà = 9 con gà".
Về mặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ được viết 5 + 4 = 9
Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các phép tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngoặc đơn để chú thích cho số 9 đó. Trong đáp số của bài giải toán thì không có phép tính nên ta cứ việc ghi: "Đáp số : 9 con gà" mà không cần ngoặc đơn.
d/ Kiểm tra lại bài giải
Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác.
4. Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy: "Giải bài toán có lời văn" ở lớp Một.
a/ Phương pháp trực quan
Khi dạy “Giải bài toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh “Giải toán có lời văn” đó là: một loại gợi ra phép cộng, một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan.
b/ Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại)
Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh ...
Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như : Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo ...
Tổ chức dạy thực nghiệm.
Từ việc nắm bắt nội dung chương trình,thống nhất quan điểm dạy,chúng tôi tổ chức cho giáo viên dạy thực nghiệm bài “Giải toán có lời văn”
Tiết 85: Giải toán có lời văn.
I. Mục tiêu
- Giúp H bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải bài toán có lời văn.
- Tìm hiểu bài toán: ( Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì? )
- Giải bài toán: Thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết nêu trong câu hỏi.
- Trình bày bài giải ( nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số)
- Bước đầu tập cho H tự giải một bài toán hoàn chỉnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Một bài toán có lời văn thường có mấy phần?
- G nêu: Có một con gà mẹ và 4 con gà con.
Hỏi... H nêu tiếp câu hỏi để có bài toán.
- H trả lời miệng.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới (15’)
a. HĐ 2.1: Giới thiệu cách giải bài toán
- Cho H mở SGK/117:
- G đọc bài toán mẫu. – H đọc lại
* Phân tích bài toán:
- Bài toán cho gì? (Nhà An có 5 con gà)
- Còn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
- G ghi tóm tắt như SGK.
- H đọc lại.
* Giải toán:
- Giáo viên nêu: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì? (tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 = 9).
b. HĐ 2.2: Giới thiệu cách trình bày bài giải.
- G viết bài giải nh SGK/117 -> H đọc lại.
- G nhấn mạnh: Khi giải bài toán ta viết bài giải như sau:
+ Viết “ Bài giải”
+ Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi để tìm câu lời giải )
+ Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc)
+ Viết đáp số.
=> G cho H đọc thuộc cách viết bài giải.
3. Hoạt động 3: Thực hành (17’)
* Bài 1/117 : (6’) H làm Bảng con
- G hướng dẫn: + H phân tích đề và tóm tắt bài toán.
+ Dựa vào câu hỏi, viết câu lời giải.
-> Chốt: Cách trình bày bài giải.
* Bài 2,/16: (7’) H tự làm VBT
-> kiến thức: Làm quen với việc giải toán có lời văn.
-> Chốt: Cách giải toán có lời văn.
=> Sai lầm: Câu lời giải chưa chính xác.
* Bài 3,/118: (7’) H tự làm vở ụ ly.
-> kiến thức: Làm quen với việc giải toán có lời văn.
-> Chốt: Cách giải toán có lời văn.
=> Sai lầm: Câu lời giải chưa chính xác.
4. Hoạt động 4: Củng cố (3’)
- Nêu các bước để giải 1 bài toán có lời văn.
*Sau khi được rút kinh nghiệm qua tiết dạy, mỗi giáo viên đã áp dụng vào dạy tại lớp mình.
Kết quả thực nghiệm.
Năm học 2007 – 2008 khi chưa áp dụng đề tài.
Năm học 2008 – 2009 khi đề tài được áp dụng trong toàn khối.
Đề bài: Nhà em có 16 con gà, mẹ mua thêm 3 con gà nữa. Hỏi nhà em có tất cả bao nhiêu con gà?
năm học
số học sinh
ghi lời giải, phép tính và đáp số phù hợp
ghi lời giải, phép tính đúng danh số chưa phù hợp
phép tính và đáp số đúng nhưng lời giải chưa phù hợp
2007 -2008
126
91/126 = 72,2%
16/126 = 12,7%
19/126 = 15,1%
2008 -2009
118
106/118= 89,8%
8/118 = 6,8%
4/118 = 3,4%
Nhìn bảng kết quả ta nhận thấy kết quả của việc áp dụng đề tài là rất khả quan.
Phần iii: kết luận và kiến nghị
Như chúng ta đã biết không có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chiếc chìa khoá tri thức để mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đối với học sinh lớp Một, các em thực sự là những mầm cây còn rất non nớt, để có được một cây to, cây khoẻ, mỗi giáo viên dạy lớp Một ngoài việc uốn nắn , buộc tỉa phải biết chăm sóc để các em được phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy đòi hỏi đôi ngũ giáo viên Tiểu học phải có kiến thức, có hiểu biết toàn diện,năng động sáng tạo trong đối sử sư phạm cũng như trong giải quyết công việc. Làm tốt việc dạy “Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên.
Muốn vậy:
- Mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa về “Giải toán có lời văn” ở lớp Một để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì, dạy như thế nào?
- Đối với học sinh tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp Một, cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy “Giải toán có lời văn” nói riêng, tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan hoặc trực quan một cách hình thức.
- Dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một không thể nóng vội mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỷ mỉ, nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy lô gic. Rèn cho các em đức tính chịu khó cẩn thận trong “Giải toán có lời văn”.
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Người quản lý cần dành nhiều thời gian cho việc dự giờ thăm lớp,tham gia sinh hoạt chuyên môn với tổ, khối để cùng với giáo viên tháo gỡ những điểm khó.
Trên đây là một số những giải pháp việc làm mà chúng tôi đã thực hiện, hiệu quả mang lại rất khả quan. Tôi rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Cao Nhân, ngày 16 tháng 3 năm 2009
Người viết
Lê Thị Ninh
mục lục
Phần I: đặt vấn đề............................................................................................
Lí do chọn đề tài.......................................................................
Mục đích nghiên cứu...............................................................
Phương pháp nghiên cứu...........................................................
Đối tượng nghiên cứu...............................................................
Phần II: Nội dung............................................................................................
Cơ sơ lí luận..................................................................................
Thực trạng dạy giải toán có lời văn ở trường Tiểu học Cao Nhân.
Một số giải pháp............................................................................
I. Nghiên cứu tài liệu...................................................................
Nắm bắt nội dung chương trình............................................
Sử dụng đồ dùng dạy học....................................................
Dạy giải toán có lời văn......................................................
a/ Đọc và tìm hiểu đề...........................................................
b/Tìm cách giải bài toán....................................................
c/Trình bày lời giải..............................................................
d/ Kiểm tra lại bài giải.......................................................
Một số phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp Một......
a/ Phương pháp trực quan.....................................................
b/Phương pháp hỏi đáp.........................................................
II. Tổ chức dạy thực nghiệm.........................................................
III. Kết quả thực nghiệm..............................................................
Phần III: Kết luận..........................................................................................
1
1
1
1
1
2
2
3
4
4
4
7
8
8
8
10
10
11
11
11
11
13
14
File đính kèm:
- Mot so chi dao giai toan co loi van o truong tieu hoc.doc