I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, giáo dục nước ta đang đứng trước những thử thách: xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển và lan nhanh; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới ngày càng phát triển nhanh. Bên cạnh đó, nền kinh tế tri thức chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Điều đó đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính đại chúng, nhân văn và hiện đại.
Chính vì vậy tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” với mục tiêu “nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và nguồn lực con người được coi là động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững.
15 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy- học thông qua dự giờ, thăm lớp của trường tiểu học Vạn Thạnh 2”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51
6
11,8
38
74,5
7
13,7
/
/
45
88,2
IV
44
11
25,0
15
34,1
18
40,9
/
/
33
75,0
V
44
12
27,3
29
65,9
3
6,8
/
/
32
72,7
CỘNG
187
34
18,2
88
47,1
61
32,6
4
2,1
153
81,8
Chất lượng giữa kỳ I năm học 2012-2013
Khối
TSHS
Toán
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
I
56
29
51,8
8
14,3
18
32,1
1
1,8
II
48
6
12,5
23
47,9
18
37,5
1
2,1
III
51
25
49,1
17
33,3
7
13,7
2
3,9
IV
45
14
31,1
19
42,2
11
24,5
1
2,2
V
44
7
15,9
12
27,3
21
47,7
4
9,1
CỘNG
244
81
33,2
79
32,4
75
30,7
9
3,7
Khối
TSHS
Tiếng Việt
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
I
56
37
66,1
9
16,1
6
10,7
4
7,1
II
48
12
25
23
47,9
11
22,9
2
4,2
III
51
14
27,5
18
35,3
17
33,3
2
3,9
IV
45
14
31,1
24
53,3
7
15,6
/
/
V
44
14
37,8
17
38,6
12
27,25
1
2,25
CỘNG
244
91
37,3
91
37,3
53
21,7
9
3,7
Chất lượng Học kỳ I năm học 2012-2013
Khối
TSHS
Toán
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
I
56
44
78,6
11
19,6
1
1,8
/
/
II
48
22
45,8
20
41,7
6
12,5
/
/
III
51
13
25,5
23
45,1
14
27,45
1
1,95
IV
45
10
22,2
23
51,1
12
26,7
/
/
V
44
17
38,6
18
40,9
8
18,2
1
2,3
CỘNG
244
106
43,5
95
38,9
41
16,8
2
0,8
Khối
TSHS
Tiếng Việt
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
I
56
33
58,9
14
25
6
10,7
3
5,4
II
48
14
29,2
23
47,9
10
20,8
1
2,1
III
51
18
35,3
18
35,3
14
27,45
1
1,95
IV
45
19
42,2
13
51,1
3
6,7
/
/
V
44
17
38,65
17
38,65
10
22,7
/
/
CỘNG
244
101
41,4
95
38,9
43
17,6
5
2,1
3/ Số tiết dự giờ tinh đến tháng 3 năm 2013: 482 tiết (trong đó lãnh đạo dự:135 tiết; khối trưởng: 80 tiết; Giáo viên: 267 tiết) .
III. KẾT LUẬN
1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày
1.1. Cán bộ quản lý giáo dục của một trường tiểu học phải thực sự có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng để chỉ đạo tốt việc dạy và học và tham gia kiểm tra, đánh giá chính xác giờ dạy trên lớp của giáo viên. Cán bộ quản lý phải được đào tạo cơ bản về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, luôn nâng cao việc tự học, tự rèn, tự bồi dưõng, nghiên cứu qua các tập san giáo dục, các tài liệu tham khảo để nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới cũng như đổi mới của ngành giáo dục nhằm cập nhật kiến thức, nắm bắt nội dung, chương trình, phương pháp dạy các môn học toàn cấp. Cán bộ quản lý không những giỏi về chuyên môn mà còn phải tích cực đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, làm điểm tựa cho giáo viên triển khai dạy học trên máy và có trình độ đánh giá giáo viên trong việc dạy học áp dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra việc tham gia viết báo cáo chuyên đề bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên là việc làm không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu và chỉ đạo về chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học.
1.2. Thường xuyên giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi đánh giá, thống kê số liệu, theo dõi tiến độ sau đánh giá để từ đó xem những mặt mạnh có được phát huy không? Những tồn tại có được khắc phục không và khắc phục ở mức nào?... Công tác kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của cán bộ quản lý trường tiểu học là vô cùng quan trọng. Để làm tốt điều đó, người cán bộ quản lý cần phải có trình độ chuyên môn cao, phải năng động, sáng tạo, nhiệt tình. Không những thế, người cán bộ quản lý còn phải có nghệ thuật quản lý, có năng lực chinh phục và cảm hóa con người, giải quyết công việc có lý, có tình, đặc biệt phải công bằng, khách quan.
1.3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường hoc và công bố ngay từ đầu năm học. Phối kết hợp với Ban chỉ đạo kiểm tra nội bộ trường học để đánh giá các tiết dạy một cách thống nhất nhằm đảm bảo các yêu cầu toàn diện theo kế hoạch. Việc phối hợp các thành viên trong Ban chỉ đạo đánh giá giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính khách quan, chủ động và toàn diện hơn. Mặt khác, phối hợp các thành viên trong Ban chỉ đạo còn tạo được một đội ngũ kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
1.4. Nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp cho đội ngũ cốt cán, cho tất cả giáo viên trong đơn vị vì mỗi khi giáo viên có nhận thức tốt thì họ sẽ cố gắng trong công tác giảng dạy và tự đánh giá, rút kinh nghiệm ngay khi thực hiện xong tiết dạy. Họ sẽ tự cảm thấy những phần còn hạn chế để khắc phục, những mặt mạnh để phát huy. Ngoài ra, nhà trường cần tạo điều kiện tối đa về vất chất và tinh thần cho mọi giáo viên để họ được làm việc tốt nhất; tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ; giải quyết các chế độ chính sách kịp thời theo quy định.
1.5. Xây dựng được đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thực sự có năng lực quản lý chuyên môn. Phải tạo điều kiện cho các tổ trưởng được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý để họ tự tin trong việc điều hành tổ và đánh giá tốt các giờ dạy trên lớp của giáo viên. Tổ trưởng phải luôn nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình và là người giúp đỡ các thành viên trong tổ về chuyên môn nghiệp vụ, từng bước cải tiến phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng có trách nhiệm đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của tổ trong tuần, trong tháng, đặc biệt là những tồn tại, vướng mắc về chuyên môn cần tháo gỡ để tập thể tổ trao đổi, rút kinh nghiệm và tham mưu kịp thời với Ban giám hiệu.
1.6. Xây dựng tốt nề nếp dạy học, trong đó luôn chú ý đến hoạt động dự giờ, thăm lớp của cán bộ, giáo viên và phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng tuần. Hiệu trưởng, hiệu phó có trách nhiệm đúc rút kinh nghiệm và phổ biến trong các cuộc họp hội đồng giáo viên, chuyên môn hoặc trao đổi trực tiếp với các khối trưởng và giáo viên giảng dạy tiết đó.
1.7. Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy: Đây có thể nói là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự giờ, thăm lớp. Nắm được vai trò và ý nghĩa của hoạt động này, cán bộ quản lý chúng tôi đã chủ động giúp giáo viên thực hiện tốt nhất quyền tự chủ của mình. Khác với cách làm trước đây, giáo viên góp ý e dè, chưa mạnh dạn thì nay chúng tôi tạo điều kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách cho giáo viên ghi lại những ý kiến đóng góp của mình vào sổ dự giờ, khi sinh hoạt chuyên môn mỗi giáo viên dựa vào đó để phát biểu ý kiến xây dựng tiết dạy. Nếu tiết dạy có nhiều ý kiến trái ngược nhau thì tổ trưởng chuyên môn sẽ trực tiếp thống nhất để đi đến kết luận và chỉ đạo. Bản thân người được góp ý cũng phải có phong cách sư phạm, bình tĩnh, ghi nhận để điều chỉnh những thiếu sót nếu có.
1.8. Đánh giá chất lượng giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, khách quan để đánh giá đúng thực chất chất lượng của đội ngũ giáo viên, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (trong đó chú ý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi để tham gia các kỳ Hội giảng huyện).
1.9. Giáo viên luôn có ý thức tự giác thực hiện việc dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp mình hàng tuần với mục đích học tập là chính. Giáo viên phải có tâm lý vững vàng, tự tin vào năng lực chuyên môn của mình khi lên lớp.
2. Nhận định chung, việc áp dụng và khả năng phát triển của đề tài
Đây là kinh nghiệm được phát triển dựa trên cơ sở được đúc kết từ nhiều năm làm công tác quản lý. Việc quản lý và đề ra biện pháp chỉ đạo về hoạt động thao giảng, dự giờ của nhà trường đã giúp cho giáo viên tự tin, trưởng thành hơn. Đây cũng là áp dụng việc đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo nhu cầu người học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy.
Với một thời gian ngắn chỉ đạo hoạt động trên, tôi nhận thấy những biện pháp trên đã thu được kết quả thật khả quan. Trong thời gian tới, hy vọng rằng nếu thực hiện tốt các biện pháp trên chắc chắn tay nghề của giáo viên của trường tôi sẽ có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, việc dự giờ, thao giảng đi vào chiều sâu thì chất lượng học tập của học sinh sẽ ổn định, có chiều hướng tiến bộ rõ rệt và vững chắc.
3. Ý kiến, đề xuất
Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo Vạn Ninh đầu tư nhiều hơn nữa về trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất để giáo viên khi đến lớp có đủ phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.
Đối với nhà trường: Cần phát động phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về nâng cao chất lượng giảng dạy. Cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có hướng phấn đấu vươn lên, góp phần đưa nền giáo dục của nước ta nói chung và giáo dục của địa phương nói riêng đi lên, xứng đáng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu
Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Tổ trưởng phải là người gương mẫu trong việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên và là người có uy tín về chuyên môn trong tổ, trong trường.
Đối với giáo viên: Giáo viên phải luôn có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong việc nâng cao tay nghề một cách tự giác qua việc tự học tập, tự rèn luyện, bồi dưỡng để có tâm lý vững vàng, tự tin vào năng lực chuyên môn của mình khi lên lớp.
Trong nhiều năm làm công tác quản lý của một trường Tiểu học, một trong những vấn đề quan tâm chủ đạo để nâng cao chất lượng dạy học là hoạt động dự giờ, thăm lớp đến nay đã được một số kết quả khả quan. Chúng tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của mình trong đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học thông qua dự giờ thăm lớp”. Rất mong các đồng nghiệp và lãnh đạo ngành Giáo dục-ĐT Vạn Ninh đóng góp, bổ sung để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện nhằm thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi dưỡng ngày càng tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Vạn Thạnh, ngày 08 tháng 3 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Ngọc Nhung
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem Hieu truong.doc