Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Sầm Sơn

doc20 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 05/04/2025 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Sầm Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ, TỪNG BƯỚC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ SẦM SƠN A- ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức của mọi quốc gia trên thế giới, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải nâng cao học vấn của những người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở một cách vững chắc, từng bước phổ cập giáo dục cả bậc học trung học trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị xã Sầm Sơn được thành lập theo Quyết định số 157/QÐ/HÐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 18 tháng 12 năm 1981; Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Ðông; Diện tích tự nhiên khoảng 18 km2, phía Bắc giáp sông Mã, phía Ðông và Nam giáp biển Ðông, phía Tây giáp huyện Quảng Xương; Sầm Sơn có 4 phường và 1 xã; dân số 59713 người; là một thị xã vùng biển, là điểm du lịch lý tưởng cho du khách bốn phương; nền kinh tế - xã hội của thị xã phát triển nhanh chủ yếu là dịch vụ du lịch và nghề đánh cá. Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của thị xã tương đối ổn định, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đô thị du lịch biển, thu hút các nguồn lực 1 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. đầu tư để phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và bền vững; chất lượng văn hoá- xã hội ngày càng được nâng cao; quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ổn định; đời sống, mức thu nhập của nhân dân địa phương từng bước được nâng lên. Trong những năm tới thị xã tiếp tục xây dựng theo hướng xây dựng đô thị du lịch biển giàu đẹp- văn minh- hiện đại. Cùng với sự phát triển kinh tế- chính trị- xã hội trong toàn thị xã; Ngành Giáo dục và Đào tạo luôn được sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, nhân dân trên địa bàn thị xã. Trong những năm qua cấp uỷ Đảng, Chính quyền thị xã đã ban hành nhiều văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết về triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các trường học tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nhân dân tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả các hoạt động phổ cập giáo dục. Là một thị xã mà dân số rất không ổn định, nhiều gia đình luôn đi làm ăn xa, do đó con em trong độ tuổi đi học cũng biến động thường xuyên vì phải theo gia đình chuyển đi, chuyển về; với đặc thù của thị xã du lịch thời vụ tập trung chủ yếu vào 3 tháng hè, có ảnh hưởng lớn đối tượng thanh thiếu niên cùng tham gia lao động hè với gia đình, đổng thời có nhiều ảnh hưởng tác động từ du khách mang lại nên hàng năm ngay sau hè học sinh bỏ học còn nhiều... các vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn. Nhằm nâng cao hơn nữa mặt bằng dân trí, thực hiện phân luồng sau cấp học THCS, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực của thị xã, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ 2 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. XV đã đề ra: “... Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập GD THPT” II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở THỊ XÃ SẦM SƠN: 1. Quy mô trường, lớp, học sinh: Tổng số trường: 20 trường; có 1 Trung tâm GDTX- DN; 5 Trung tâm HTCĐ xã phường. Tổng số lớp: 364 lớp; Tổng số HS: 12.875 học sinh. Trong đó: Mầm non: 6 trường; 77 nhóm lớp; 2680 cháu. Trong đó: 16 nhóm trẻ, 365 cháu; 61 lớp mẫu giáo, 2315 cháu. Tiểu học: 7 trường; 156 lớp; 4784 học sinh. THCS: 5 trường; 83 lớp; 3151 học sinh. THPT: 2 trường; 45 lớp; 2115 học sinh. GDTX: 1 trung tâm; 3 lớp; 145 học sinh. TTHTCĐ: 5 trung tâm học tập công đồng xã phường. 2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Thuận lợi: Đảng và Nhà nước đã xác định phổ cập giáo dục là nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Các chỉ thị, nghị quyết của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội Nghị định của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện phổ cập giáo dục THCS. 3 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. Thuận lợi cơ bản nhất là công tác phổ cập giáo dục đã được Thị uỷ, HĐND, UBND Thị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XVII xác định Mục tiêu đạt chuẩn vững chắc phổ cập giáo dục trung học cơ sở và thúc đẩy phổ cập bậc trung học. Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thị các khoá đều đưa chỉ tiêu PCGDTHCS là một trong những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội. Các Ban, Ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội của địa phương đã tích cực tham gia và có nhiều hoạt động phong phú hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng. Nhận thức của nhân dân về giáo dục có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ huy động đến lớp nhìn chung tốt. Hàng năm nhiều địa phương huy động 100% số TNTH và lớp 6, tỷ lệ duy trì sĩ số cao, phần lớn ở mức trên 98%, số học sinh bỏ học ít, hiệu quả đào tạo gần 80%. Chất lượng đào tạo được củng cố, có chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ lưu ban hàng năm thấp, nhiều nơi dưới 2%, tỷ lệ tốt nghiệp đều trên 90%, có trường tỷ lệ tốt nghiệp nhiều năm liên tục đạt 100%. Chủ trương phổ cập THCS tuy còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng bước đầu đã được triển khai và thực hiện tốt tại các xã phương, các xã phường đã củng cố Ban chỉ đạo, Kế hoạch phổ cập GD THCS đã được xây dựng trên cơ sở điều tra cơ bản, có tính thực thi. Mạng lưới trường lớp được hoàn chỉnh tạo điều kiện cho học sinh học tập, mạng lưới trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ PCGDTHCS. Hiện nay Sầm Sơn có 6 trường Mầm non 7 trường Tiểu học, 5 trường THCS 2 trường THPT, 1 trung tâm GDTX- DN, 5 Trung tâm học tập cộng đồng. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh với các mô hình phù hợp, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS ở các xã , phường, đặc biệt đối 4 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. với việc tổ chức, vận động đối tượng phổ cập ra lớp cũng như việc huy động các nguồn lực cho công tác phổ cập ở các xã phường. Qua nhiều năm làm công tác phổ cập, tuyên truyền nâng cao dân trí, cán bộ và nhân dân trong Thị xã đã thấy được tầm quan trọng của việc học tập của con em, một số gia đình đã hợp tác với nhà trường để phấn đấu thực hiện công tác phổ cập trên địa bàn. Những cán bộ giáo viên được giao trọng trách hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ phổ cập THCS phần nào đã rút được bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện phổ cập Tiểu học- chống mù chữ. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã, sự nổ lực, tích cực khắc phục khó khăn của các ngành, các cấp trong Thị, công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục ở Thị xã đã đạt được những kết quả quan trọng: Năm 1997 Sầm Sơn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học và chống mù chữ; Năm 2002 Sầm Sơn được Tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; Tháng 12 năm 2004 được Tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; Tháng 9 năm 2006 được Bộ GD & ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS. Công tác PCGD THCS được tiếp tục triển khai tích cực ở các xã, Phường và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế- xã hội của Thị xã. Những khó khăn đối việc thực hiện PCGD THCS Thị xã Sầm Sơn: Do điều kiện kinh tế xã hội tác động, Sầm Sơn chưa phải là địa phương phát triển mạng lưới về giáo dục, trình độ dân trí thấp, thậm chí Quảng Cư đã có những giai đoạn không đủ các lớp cấp THCS, học sinh phải đi học ở Quảng Tiến, nhận thức về việc học của một bộ phận nhân dân địa phương còn hạn chế, nhất là những gia đình làm nghề đánh cá, dịch vụ, xây dựng – Họ chỉ cần 5 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. cho con biết đọc, biết viết hoặc tốt nghiệp tiểu học, sau đó thì đi làm để có thu nhập. Tuy năm 1997 đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học xong các tiêu chí đạt được mới ở mức vừa đến chuẩn, vì vậy xuất phát điểm để tiến hành phổ cập THCS rất khó khăn. Năm 2004 được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS . Tháng 9 Năm 2006 được Bộ công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS nhưng tỷ lệ đạt chuẩn còn rất khiêm tốn chưa ổn định và chưa vững chắc. Nhận thức về chủ trương phổ cập THCS trong các cấp, các ngành chưa được quán triệt tốt do đó chưa có quyết tâm cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Trong chỉ đạo còn chung chung, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành xác định chưa rõ, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hướng dẫn còn yếu. Một số địa bàn tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao (trên 7%), Chất lượng đào tạo ở một số vùng chưa vững chắc. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn nhiều, vẫn còn tập trung chủ yếu ở khối THCS, trong năm qua có: 18 học sinh bỏ học giữa chừng và 23 học sinh bỏ học trong hè. Nguyên nhân của số học sinh bỏ nên trên do ảnh hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, cộng với sự cám dỗ về thu nhập mùa vụ trong hoạt động dịch vụ du lịch, khiến cho nhiều gia đình không quan tâm đến việc học của con em, không ngăn cản việc con em bỏ học để đi làm hoặc đi chơi. Một bộ phận lãnh đạo trên địa bàn từ cấp xã đến cấp thị còn cho việc thực hiện phổ cập THCS là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục nên chưa thường xuyên phối hợp và tạo điều kiện đầy đủ cho công tác phổ cập THCS. Công tác xã hội hoá giáo dục trong quá trình thực hiện phổ cập THCS chưa phát huy được tác dụng như mong muốn. 6 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. Từ thực trạng này, nếu không có biện pháp chỉ đạo tốt trong công tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập GD THCS nói riêng thì không thể thực hiện và hoàn thành được nhiệm vụ phổ cập giáo dục trên địa bàn thị xã Sầm Sơn theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV đã đề ra. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạp công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn”, nhằm tiếp tục thực hiện tốt, duy trì, giữ vững, từng bước nâng chất lượng phổ cập giáo dục THCS tại thị xã Sầm Sơn một cách vững chắc, từng bước phổ cập giáo dục trung học. Trong phạm vi của đề tài này tôi xin nêu một số biện pháp quản lý chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Sầm Sơn mà tôi đã làm có hiệu quả và đang áp dụng làm trong những năm học tới. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Tăng cường công tác tưyên truyền về phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, trung học, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và của địa phương. 2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đối với công tác phổ cập giáo dục. Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Thị Đảng bộ lần thứ XV , các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cần xây dựng kế hoạch thực hiện, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể, phối hợp đồng bộ để thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ. 3. Củng cố Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp. Có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo phổ cập các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc tổ chức thực hiện, sự 7 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. tham gia phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập; tổ chức sơ, tổng kết kịp thời để rút kinh nghiệm chỉ đạo và khen thưởng động viên kịp thời những nhân tố điển hình tích cực. 4. Đẩy mạnh xã hội hóa phổ cập giáo dục; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường. Xây dựng một xã hội học tập, phong trào toàn dân học tập; xây dựng mối liên kết giữa ngành giáo dục với các ngành, các đoàn thể, các dự án, những chương trình (khuyến nông, khuyến ngư, xoá đói giảm nghèo, xây dựng làng - xã văn hoá ); xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. 5. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo ở các nhà trường phổ thông để tạo nên sự đồng đều ở các xã phường trên địa bàn thị xã về chất lượng giáo dục. Triển khai có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; chú trọng các biện pháp để giảm thiểu số học sinh lưu ban, bỏ học... 6. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, đồng bộ hoá bằng nhiều nguồn kinh phí, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số luợng, đạt chuẩn theo quy định. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Tiếp tục duy trì, củng cố và không ngừng nâng chuẩn PCGD THĐĐT và PCGD THCS làm nền tảng vững chắc cho PCGD Trung học. 2. Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD Trung học từ cấp thị đến các xã, phường. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể, sâu sát, triển khai thực hiện có hiệu quả, thường xuyên theo dõi 8 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. đôn đốc, đúc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh bổ sung kịp thời nhằm thực hiện đúng tiến độ kế hoạch phổ cập. 3. Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch PCGD Trung học gồm thành phần Bí thư, chủ tịch và cán bộ phụ trách Văn hoá- Xã hội các xã, phường; Lãnh đạo các trường THCS, THPT, TT GDTX- DN, các TTHTCĐ xã phường. Tập huấn cho cán bộ làm công tác phổ cập, hướng dẫn lại nghiệp vụ điều tra xử lý số liệu, lập bộ hồ sơ PCGD Trung học theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT. 4. Chỉ đạo Trung tâm GDTX- DN và các trường THCS tổ chức hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả để tạo điều kiện phân luồng học sinh sau THCS. Có chính sách hỗ trợ và thu hút động viên học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề như: ưu tiên giới thiệu việc làm, ưu tiên cho vay vốn để sản xuất, mở các cơ sở sản xuất.... 5. Chỉ đạo các trường học tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đẩy mạnh phong trào sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện . 6. Đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường, các Trung tâm GDTX- DN, TT HTCĐ xã phường để thu hút học sinh vào học. Đầu tư kinh phí xây dựng trường THCS và trường THPT đạt chuẩn Quốc gia với mức kinh phí thị xã hỗ trợ kích cầu 300 triệu đồng đối với mỗi trường đạt chuẩn, duy trì cơ chế trích 50% kinh phí khai thác quỹ đất tại xã phường cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia. 7. Tăng cường công tác xã hội hoá trong PCGD Trung học bằng việc huy động các lực lượng xã hội tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ tuổi phổ cập đến trường, đóng góp nhân lực, vật lực cho PCGD Trung học. 9 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mở các trường dân lập dưới nhiều loại hình, với các thủ tục ưu đãi, trong đó chú trọng mở các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất sử dụng số học sinh tốt nghiệp nghề tại trường nghề và các trường THCN. 8. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra của Ban chỉ đạo cấp thị, cấp xã, phường và của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 9. Tham mưu cho UBND thị xã chỉ đạo các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT để chỉ đạo và thực hiện tốt công tác PC GD trung học trên địa bàn: Ban chỉ đạo Phổ cập cấp thị: Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCGD Trung học đạt hiệu quả. Tổ chức giao ban định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần để nắm tình hình và tăng cường công tác chỉ đạo. Tổ chức kiểm tra và đề nghị công nhận các đơn vị đạt chuẩn. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá và có hình thức khen thưởng các tập thể đạt chuẩn PCGD Trung học vượt kế hoạch, các cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác Phổ cập, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện làm chậm tiến độ PCGD Trung học. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu để Thường vụ thị uỷ ra Nghị quyết chuyên đề về PCGD Trung học trên địa bàn thị xã, tham mưu cho UBND thị trong việc xây dựng đề án PCGD Trung học. 10 Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_pho.doc
Giáo án liên quan