Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết các nét cơ bản áp dụng viết các chữ cái trong tiếng Việt

- Ngay từ thủơ xa xưa, ông cha ta đã nói “ Nét chữ nết người ” . Chữ viết phần nào thể hiện tính cách của con người.

- Chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc giao tiếp của con người,là công cụ không thể thiếu đối với tất cả các cấp học. Nhất là trong thời đại ngày nay nền văn hoá của đất nước ngày càng phát triển, việc rèn viết đúng, viết đẹp là một công việc hết sức cần thiết đối với người thầy. Là một giáo viên tiểu học tôi thấy chữ viết của thầy cô có ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn các em viết đúng mẫu và viết đẹp. Nếu giáo viên viết đúng, viết đẹp các em sẽ học tập và rèn luyện theo bởi thầy cô luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nếu viết đúng cỡ chữ, viết rõ ràng, viết với tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết các nét cơ bản áp dụng viết các chữ cái trong tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng học tập. - Viết đúng, viết đẹp góp phần rèn cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính cẩn thận, tỷ mỷ, tính kỷ luật và tính thẩm mỹ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình.” - Để viết đúng cỡ chữ, viết đẹp trước tiên cần xác định đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, và cách liên kết nét chữ, liên kết nét tạo tiếng ghi chữ. Đặc biệt lưu ý đến cách viết các nét cơ bản Trong tiếng việt, có các nét cơ bản như : - Nét cong phải - Nét cong trái - Nét cong kín - Nét móc xuôi - Nét móc ngược - Nét móc hai đầu - Nét khuyết trên - Nét khuyết dưới Từ một số nét cơ bản, chúng được kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định để tạo ra các chữ cái khác nhau. Biết được các nét cơ bản giúp ta có kỹ năng thực hiện chữ viết theo một quy trình hợp lý, chủ động được nét bút của mình. Việc quan tâm đến hệ thống nét cấu tạo chữ cái ghi âm tiếng Việt là việc làm không thể thiếu được trong khi viết. Đây là điều kiện để ta viết đúng mẫu, đảm bảo không gây nhầm lẫn các chữ cái với nhau. Đó là cơ sở để viết nhanh, từ đó nâng cao tính thẩm mỹ của chữ viết. Từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Rèn kỹ năng viết CáC NéT CƠ BảN áp dụng viết các chữ cái TRONG TIếNG VIệT” B/ Giải quyết vấn đề: I- Kỹ THUậT VIếT CáC NéT CƠ BảN : . Cách viết nét cong - Nét cong phải : Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ thứ ba một chút, đưa nét bút sang phải và lượn cong xuống cho đến nét 1 rồi đưa bút về bên trái và lượn cong lên cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía trái so với điểm đặt bút 1 chút. - Nét cong trái : Điểm đặt bút bên dưới dòng kẻ thứ ba một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm đến nét 1 rồi đưa bút về bên phải và lượn cong cho đến điểm dừng bút khoảng ở giữa dòng 1 và 2. Điểm dừng bút lệch về phía phải một chút so với điểm đặt bút - Nét cong kín : Điểm đặt bút bên dưới dòng ba một chút, đưa nét bút sang trái và lượn cong xuống chạm dòng một rồi đưa bút về bên phải và lượn lên cho đến khi chạm nét đặt bút. Khi viết các nét cong kín tôi chú ý : Không nhấc bút, không đưa bút ngược chiều, không xoay tờ giấy, nét bút không viết nhọn quá Ví dụ : 2. Cách viết nét móc - Nét móc xuôi : Điểm đặt bút từ dòng hai lượn sang bên phải về phía trên chạm dòng ba rồi kéo thẳng xuống chạm dòng 1. Độ rộng của đường cong gần 1/2 đơn vị 1: Điểm đặt bút 2: Điểm uốn lượn 3: Điểm dừng bút - Nét móc ngược : Điểm đặt bút từ dòng 3, kéo thẳng xuống gần đến dòng một thì lượn cong nét bút sang bên phải về phía trên chạm dòng thứ 2 thì dừng lại. Độ rộng của đường cong gần 1/2 đơn vị ( gần bằng 1 ô li ) 1: Điểm đặt bút 2: Điểm uốn lượn 3: Điểm dừng bút - Nét móc hai đầu : Cách viết này là sự phối hợp cách viết nét móc phải và nét móc trái. Cần lưu ý sao cho chiều rộng của đường cong trên gần gấp đôi chiều rộng của đường cong dưới. 1: Điểm đặt bút 2,3 : Điểm uốn lượn 4 : Điểm dừng bút 3. Các nét khuyết - Nét khuyết trên : Điểm đặt bút ở dòng hai, đưa nét bút sang bên phải và lượn cong về phía trên chạm dòng kẻ thì kéo thẳng xuống dòng một thì dừng lại. 1: Điểm đặt bút 2: Điểm uốn lượn 3: Điểm dừng bút - Nét khuyết dưới : Điểm đặt bút ở dòng 3 kéo thẳng xuống qua năm ô li thì lượn cong sang trái, đưa nét bút sang bên phải về phía trên chạm đến dòng hai thì dừng lại. 1: Điểm đặt bút 2: Điểm uốn lượn 3: Điểm dừng bút II, áp dụng cách viết các nét cơ bản để viết chữ thường áp dụng cách viết các nét cong - Trong trường hợp này tôi luôn chú ý đến điểm đặt bút, cách uốn lượn nét bút sang trái, sang phải, lên trên và điểm kết thúc. Ví dụ : Viết chữ “ e ” + Cách viết : Từ điểm đặt bút cao hơn đường kẻ ngang 1 viết chéo sang phải, hướng lên trên, lượn cong đến đường ngang ba. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ “C”. Điểm dừng bút ở trung điểm của 2 đường ngang 1 và 2 và chạm vào đường kẻ dọc 3. Ví dụ : Viết chữ “ x ” + Cách viết : Từ điểm đặt bút thấp hơn đường ngang 3 gần đường kẻ dọc 1 lượn cong sang phải để viết nét cong phải. Điểm dừng bút lần thứ nhất chạm đường kẻ dọc 1 và ở trung điểm 2 đường ngang 1 và 2. Sau đó, lia bút đến vị trí số 2 viết đương cong trai như viết chữ “x”. Điểm dừng bút cuối cùng chạm đường ke dọc 4 và ở trung điểm giữa đường ngang 1 và 2. 2. áp dụng cách viết các nét cong, nét móc để viết nhóm các chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc như : a ; d ; g ; - Trường hợp này tôi luôn chú ý khi viết xong nét cong kín o; đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược(móc phải) chú ý điẻưm dừng bút. Ví dụ: Viết chữ “ a ” + Cách viết : Đầu tiên viết nét cong phải sao cho phía bên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3. Tiếp theo đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược ( móc phải ). Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường ngang 2 Ví dụ : Viết chữ “ d ” + Cách viết : Sau khi viết nét cong phải, ria bút lên giao điểm giữa đường ngang 5 và đường dọc. Từ đó kéo thẳng xuống viết nét móc ngược. Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường ngang 2 3 . áp dụng cách viết các nét móc để viết nhóm các chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét móc như “ i ; u ; t ; n ; m ; p ….. ” Trường hợp này tôi chú ý đến điêm đặt bút, viết nét móc, cách lia bút và điểm dừng lại, dừng bút. Ví dụ : Viết chữ “ n ” + Cách viết : Sau khi viết xong nét móc xuôi. từ điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 1 rê bút dọc theo đường kẻ 2 lên 1/2 ô và bắt đầu viết nét móc 2 đầu. Điểm dừng bút nầm trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm của đường kẻ dọc 4 và 5. 4 . áp dụng cách viết nét khuyết để viết nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết ( hoặc nét khuyết phối hợp với nét móc ) như : l ; h ; y Trường hợp này tôi chú ý điểm đặt bút chiều cao của chữ, điểm cuối của nét khuyết cách lia bút và điểm dừng bút Ví dự : Viết chữ “ h ” + Cách viết : Viết nét khuyết như nét khuyết của chữ cái “ l ” nhưng không lượn cong ở chân nét mà viết thẳng xuống đường kẻ ngang dưới. Sau đó rê bút ngược lên để viết nét móc 2 đầu cách viết của chữ “ n ; m ” 5. áp dụng cách viết các nét cơ bản để viết nhóm chữ cái có cấu tạo phối hợ nét cong với nét khuyết, nét thắt Ví dụ : Viết chữ “g ” + Cách viết : Viết nét cong kin như viết kiểu chữ “ o ” ( điểm đặt bút thấp ). Sau đó, lui bút đến đường kẻ ngang trên để viết nét khuyết như chữ cái ‘ y ” Ví dụ : Viết chữ “ k ” + Cách viết : Viết nét khuyết như viết chữ cái “ h ”. Từ đường kẻ ngang dưới rê bút ngược nên cao hơn đường kẻ ngang 1 chút, viết phần móc trên của nét móc 2 đầu. Khi chạm đường kẻ ngang giữa thì lượn cong xuống gần nửa chiều cao nét móc, sau đó lượn 1 vòng nhỏ bên trái nét móc rồi đưa xuống viết nét móc phải. 6. áp dụng cách viết các nét cơ bản để viết nhóm các chữ cái có cấu tạo bằng nét móc phối hợp với nét cong như : v ; r ; s - Trường hợp này tôi chú ý điểm đặt bút, cách lượn bút, lượn xiên, lượn vòng và điểm dừng bút Ví dụ : Viết chữ “ s ” + Cách viết : Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang dưới, viết nét thẳng tréo sang phải, gần tới đường kẻ ngang trên thì lượn vòng xuống viết tiếp nét cong phải, tới đường kẻ ngang dưới thì đưa lên sát nét thẳng xiên. Điểm dừng bút cao hơn đường kẻ ngang. 2- tư thếviết: a- Tư thế ngồi viết : Khi ngồi viết, phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ 25 cm đến 30 cm. Cánh tay trái đặt trên mằt bàn bên trái vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng. b- Tư thế viết bảng: Khi viết bảng, ta phải chú ý đứng nghiêng người về bên trái. Tay phải hướng về bảng. c- Cách cầm bút, cầm phấn: - Cách cầm bút: Khi viết ta cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay giữa bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đối đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay. - Cách cầm phấn: Khi viết bảng ta cầm phấn như cách cầm bút. d- Cách để vở: Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 300 (nghiêng về bên phải) vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải C- Kết quả và bài học kinh nghiệm: 1- Kết quả đạt được: Qua việc vận dụng cách viết các nét cơ bản áp dụng viết các chữ cái trong tiếng Việt tạo chữ ghi tiếng tôi thấy: Chữ viết của tôi đẹp lên rất nhiều, tốc độ viết nhanh hơn, đúng mẫu chữ, đúng cỡ chữ, chữ viết vừa đẹp vừa mềm mại. Trong thời gian qua tôi đã vận động bạn bè đồng nghiệp cùng áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng viết các nét cơ bản áp dụng viết các chữ cái, chữ viết của giáo viên trường tôi có nhiều tiến bộ. Đặc biệt tôi đã áp dụng biện pháp rèn kỹ năng này vào việc rèn chữ cho học sinh lớp tôi, kết quả nhiều em viết đúng cỡ chữ, viết đều và đẹp, chữ viết mềm mại, tốc độ viết nhanh tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. 2- Bài học kinh nghiệm: Muốn viết các nét cơ bản áp dụng viết các chữ cái để tạo chữ ghi tiếng đúng và đẹp, người viết cần: Xác định được chữ đó thuộc nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cơ bản nào. Xác định cấu tạo của chữ cái. Chú ý cách viết các nét cơ bản : Từ điểm đặt bút, cách lia bút và điểm dừng lại. Phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa các nét cơ bản để tạo thành chữ. Chuẩn bị tốt tư thế viết. Trên đây là một số biện pháp rèn kỹ năng viết các nét cơ bản áp dụng viết các chữ cái trong tiếng Việt đã được tôi áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên trong khuôn khổ hạn hẹp, sáng kiến của tôi còn hạn chế, rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Trực Đại, ngày 02 tháng 3 năm 2008 Người viết Đỗ Thị Phương

File đính kèm:

  • docSangkiemkinhnghiem viet chu dep.doc
Giáo án liên quan