c/Lựa chọn phương pháp cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm của giáo viên:
- Đối với việc trình bày thông tin: ưu tiên lựa chọn các phương pháp sử dụng phương tiện nghe nhìn, thiết bị truyền thông đa phương tiện càng tốt.
- Đối với hoạt động chế biến thông tin: Tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm.
- Với các phương pháp có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn phương pháp dạy học mà giáo viên và học sinh đã thành thạo, vì thực hiện dễ dàng hơn.
- Nhưng không vì thế mà quay trở lại với “phương pháp quen thuộc nhất” là phương pháp truyền thụ một chiều. Hiện nay rất cần thiết làm cho giáo viên và học sinh làm quen, và sử dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Giáo viên cần:
+ Nghiên cứu vấn đề này qua sách vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn
+Tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Lựa chọn phương pháp tương thích dạy môn Lịch sử - Lê Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy học lịch sử ở trường THCS là một hoạt động quan trọng của dạy học nói chung. Đây là một quá trình sư phạm phức tạp, nhiều mặt đòi hỏi giáo viên phải lao động với nhiều công sức. Dĩ nhiên, dạy, học lịch sử không phải là việc “kể chuyện quá khứ”, như nhiều quan niệm không đúng. Nếu chỉ là kể chuyện thì dễ thiên về việc tìm những mẫu chuyện hay, “giật gân”, kích thích sự hứng thú của học sinh. Và phương pháp kể chuyện trở thành chủ yếu, có thể nói là duy nhất của việc dạy học. Học sinh theo quan niệm này, cũng chỉ ghi, nhớ rồi nói lại những điều thu nhận được. Phương pháp dạy học lịch sử sai lầm ấy đã đem lại hiệu quả xấu cho giáo viên và học sinh , trước hết chủ yếu là chất lượng học tập giảm sút nghiêm trọng; học sinh không nhớ đúng sự kiện, càng không hiểu bản chất của sự kiện, không hứng thú học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng giảm sút. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THCS, chúng ta phải lựa chọn phương pháp dạy học lịch sử phù hợp với đặc trưng bộ môn theo tinh thần đổi mới.
II.NỘI DUNG:
a/ Chọn phương pháp dạy học có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học:
Mỗi phương pháp dạy học đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. Nhưng trong quá trình xem xét việc thực hiện mục tiêu dạy học, với một mục tiêu nhất định thì có một số phương pháp dạy học có khả năng cao hơn các phương pháp dạy học khác.
Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu: nhanh chóng truyền thụ kiến thức cho xong nội dung quy định thì “phương pháp thuyết trình” có vị trí quan trọng.
Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực, tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi.
Một số nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học sư phạm, lý luận dạy học thường đưa ra lời khuyên về sự hạn chế sử dụng các phương pháp dùng lời trong dạy học.
Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho ta thấy sự hạn chế của phương pháp dùng lời nói và khuyến khích tổ chức các hoạt động tự lập của học sinh, phối hợp các phương pháp nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan tham gia vào quá trình học tập.
Sau 3 giờ
Tỉ lệ lưu trữ trong trí nhớ
Sau 3 ngày
30%
60%
80%
90%
99%
Lời nói
Hình ảnh
Lời và hình
Lời hình và hành động
Tự phát hiện.
10%
20%
70%
80%
90%
b/ Lựa chọn các phương pháp dạy học tương thích với nội dung:
Giữa nội dung và phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định. Chẳng hạn như môn lịch sử.
Để giúp học sinh nhận thức về sự kiện lịch sử nhất thiết phải lựa chọn các phương pháp thông tin – tái hiện lịch sử, tổ chức và cách thức làm việc khác nhau với các nguồn sử liệu, thì không thể thông qua đàm thoại, thảo luận các câu hỏi đặt ra mà tái hiện được quá khứ.
- Để giúp học sinh lĩnh hội được các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, biến những kinh nghiệm đó thành cái của mình. Không thể thành công và đạt kết quả cao nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thụ sự kiện lịch sử “bằng lời nói”.
c/Lựa chọn phương pháp cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm của giáo viên:
Đối với việc trình bày thông tin: ưu tiên lựa chọn các phương pháp sử dụng phương tiện nghe nhìn, thiết bị truyền thông đa phương tiện càng tốt.
Đối với hoạt động chế biến thông tin: Tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm.
Với các phương pháp có ưu điểm tương đương, cần ưu tiên lựa chọn phương pháp dạy học mà giáo viên và học sinh đã thành thạo, vì thực hiện dễ dàng hơn.
Nhưng không vì thế mà quay trở lại với “phương pháp quen thuộc nhất” là phương pháp truyền thụ một chiều. Hiện nay rất cần thiết làm cho giáo viên và học sinh làm quen, và sử dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Giáo viên cần:
+ Nghiên cứu vấn đề này qua sách vở, giáo trình, tạp chí chuyên môn
+Tiến hành dự giờ, trao đổi chuyên môn với các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
d/ Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện dạy học:
Đặc biệt là thiết bị dạy học, đương nhiên là phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, của tình trạng đang có các thiết bị dạy học khác. Hiện nay, sự khác nhau về thiết bị dạy học ở trường rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh nguy cơ đang thiếu thiết bị dạy học là nguy cơ không kém: Giáo viên không tha thiết với việc sử dụng thiết bị dạy học. Cần tận dụng tối đa các thiết bị dạy học để khắc phục tình trạng dạy chay.
Các thiết bị dạy học hiện đại không luôn đồng nghĩa với thiết bị dạy học đắt tiền. Tính hiện đại của các thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể chúng ta có thể lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các thiết bị dạy học như sau:
Từ dùng lời à hình à phương tiện nghe nhìn đến tổ chức các hoạt động tự khám phá, tự phát hiện của học sinh.
Để cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình nhiều hơn.
Tổ chức cho học sinh học ở phòng bộ môn, bảo tàng, ở thực địa, di tích lịch sử
Học sinh kết hợp nhiều nguồn sử liệu khác nhau: Lịch sử địa phương, thông tin đại chúng, từ cuộc sống, từ nhân vật lịch sử, nhân chứng lịch sử
Học sinh học cá nhân, học tay đôi, học nhóm.
III.KẾT LUẬN:
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học “Thầy nói, trò nghe”. “Thầy đọc, trò chép” sang phương pháp dạy học mới, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong học tập.
Đối với học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình học tập, được tạo điều kiện ở mức càng cao càng tốt hoạt động tự phát hiện, tự khám phá, tự tìm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
Đối với bộ môn lịch sử, việc tiếp nhận, xử lý các thông tin từ sử liệu là khâu đầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ, không được bỏ qua, không thể coi nhẹ.
Muốn đạt được như vậy, giáo viên cân gia công rất nhiều ở khâu chuẩn bị bài, trong việc thực hiện các phương pháp mới, vai trò của người giáo viên càng quan trọng, có tính chất quyết định.
Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi cần có những quan niệm, những giải pháp đồng bộ, lâu dài, nhưng cần đề ra phương pháp có thể thực thi trong thời gian trước mắt. Cần xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới thường xuyên, từng phần, dẫn đến đổi mới căn bản, sâu sắc và toàn diện.
Vĩnh Mỹ A, ngày tháng năm 200
Người viết
Lê Quốc Việt
File đính kèm:
- SKKN Phuong phap thich hop day Lich su.doc