Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả

- Do nắm vững tình hình nhân sự của tổ và đối tượng học sinh của trường. Ngay từ đầu năm tôi đã tổ chức họp tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn, cùng các thành viên tổ thống nhất phương hướng cũng như xác định nhiệm vụ năm học về nhiều mặt khác nhau như: soạn giảng, thực hiện chương trình, chế độ sinh hoạt tổ, thao giảng chuyên đề, chỉ tiêu giảng dạy, cùng với việc tổ chức cải tiến phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy và học cũng như việc tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc thực hiện thao giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, Đồng thời tham mưu cho ban giám hiệu phân công chuyên môn phù hợp với năng lực giáo viên

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành viên trong tổ cũng như có sự phân công phân nhiệm vụ rõ ràng qua đó phát huy tính dân chủ, tập trung của các đồng nghiệp mình. Và từ đó, từng bước đưa sinh hoạt tổ vào nề nếp với những hoạt động mang tính định kỳ hàng năm. 4/ Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh hoạt tổ: Theo kế hoạch chung của nhà trường, tổ chuyên môn sẽ họp định kỳ vào mỗi tháng hai lần, trong nhịp hoạt động chung đó tôi thực hiện họp tổ với các nội dung sau:  - Kiểm điểm tình hình tháng trước theo từng nội dung, với kết quả đạt được thừa nhận năng lực tổ viên để tạo niềm tin cho đồng nghiệp. Những tồn tại thì tìm hiểu nguyên nhân đưa ra hướng giải quyết cụ thể để khắc phục  - Phổ biến công tác trong tháng theo kế hoạch chung của Ban giám hiệu, cùng với kế hoạch cụ thể chuyên môn của tổ và có sự phân công từng thành viên tùy theo trách nhiệm, từng bước đưa sinh hoạt tổ vào nề nếp với kế hoạch hàng tuần, hàng tháng với những nội dung cụ thể về báo giảng, thao giảng, chuyên đề, kiểm tra giáo án, sổ dự giờ,   -  Nội dung họp định kỳ hàng tháng tinh giản theo tinh thần cải cách hành chính, chủ yếu đi sâu vào những nội dung thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn như rút kinh nghiệm tháng qua, triển khai kế hoạch tháng tới, bàn thảo về những khó khăn và cách giải quyết về một đơn vị kiến thức nào đó hoặc những vướng mắc về môn giảng dạy gặp phải trong tuần, trong tháng để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc, tìm hướng giải quyết thỏa đáng.   -  Qua sinh hoạt tổ định kỳ như thế tôi tham mưu với Ban giám hiệu kịp thời về các yêu cầu chuyên môn nhằm đáp ứng hoạt động chung của nhà trường trong việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra 5/ Biện pháp quản lý chất lượng: - Giáo viên đầu tư thời gian nghiên cứu một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên khối lớp do mình được phân công giảng dạy ; đồng thời nắm vững chương trình SGK của lớp trước - lớp sau kế tiếp để có sự đồng bộ trong việc thực hiện chương trình. Đồng thời phải thường xuyên cập nhật nội dung thay đổi theo đúng tinh thần đổi mới. - Giáo viên nghiên cứu tài liệu ( SGK, SGV, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu chuẩn kiến thức, các tài liệu tham khảo khác ) để nắm vững nội dung chương trình của môn học từ lớp 6 đến lớp 9, đồng thời nắm vững số thiết bị và ĐDDH hiện có để sử dụng có hiệu quả số thiết bị và ĐDDH - Thực hiện nghiêm túc đúng phân phối chương trình, lịch báo giảng, không cắt xén, dạy gộp. - Đối với các giờ thực hành, thí nghiệm phải sử dụng triệt để đồ dùng được cấp và đã làm. - Đối với các đồ dùng chưa có, động viên GV tự làm để phục vụ cho bài giảng. - Có kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm đồ dùng còn thiếu. - Mỗi năm học GV làm mới ít nhất 2 đồ dùng có chất lượng, có đánh giá xếp loại của tổ ,trường sau đó lựa chọn đi tham gia thi ĐDDH vòng Huyện, Tỉnh - Từng bước thực hiện hiệu quả yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu bài ngay trên lớp.  - Lên kế hoạch thao giảng, chuyên đề theo khối lớp. Mỗi tháng báo cáo một chuyên đề / giáo viên. Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất ba tiết / tháng    - Tổ chức thao giảng, chuyên đề để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi lẫn nhau. Tài liệu chuyên đề phải gởi đến tay giáo viên chậm nhất 3 ngày trước ngày thực hiện, để giáo viên có thời gian tham khảo và chuẩn bị ý kiến trao đổi - Động viên giáo viên đạt điểm tốt, khích lệ động viên giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi  - Tham mưu với Ban giám hiệu hỗ trợ tốt giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học và khuyến khích giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực trên lớp kết hợp với các phương tiện hiện đại và rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy, từng khối lớp và nhân điển hình những tiết dạy tốt để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học sinh trong học tập  - Biện pháp hạn chế học sinh yếu: Ngoài việc theo dõi thống kê của từng bài kiểm tra từng khối lớp với những  lưu ý cụ thể, sau những tiết dự giờ, tiết dạy tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nắm rõ các mặt còn hạn chế của giáo viên của học sinh, nhằm từng bước khắc phục và nâng cao chất lượng bộ môn  - Đối với việc theo dõi chất lượng bộ môn và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau mỗi bài kiểm tra một tiết, bài kiểm tra cuối học kỳ. Giáo viên bộ môn cùng khối lớp ngồi lại xem xét đánh giá kết quả và tìm biết những lý do còn hạn chế nhằm có hướng khắc phục. Một trong những việc thường xuyên phải làm là giáo viên cập nhật danh sách học sinh yếu kém bộ môn, để động viên khích lệ kịp thời những em có tiến bộ đồng thời nhắc nhở những em học sinh còn thiếu nỗ lực bản thân trong học tập, để có hướng giúp đỡ những em này thiết thực hơn. Bên cạnh đó, giáo viên luôn tìm những học sinh học giỏi, yêu thích bộ môn để có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng    Trong sinh hoạt khối lớp, giáo viên thống nhất các đồ dùng dạy học cần thực hiện và sử dụng có hiệu quả cho tiết dạy, soạn đồ dùng cần sử dụng trong tuần. Thống nhất nội dung bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, số cột điểm phải thực hiện trong học kìĐóng góp ý kiến sau tiết dự giờ, dự thao giảng của đồng nghiệp, chia xẽ kiến thức kinh nghiệm để học tập lẫn nhau, nâng cao tay nghề  - Đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra tự luận và kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan...đảm bảo tỉ lệ trong các đề kiểm tra: tự luận 70 % ; trắc nghiệm khách quan 30 %. - GV dạy song song phải thống nhất trong việc ra các đề kiểm tra 1 tiết theo chuẩn kiến thức và chương trình giảm tải  - Tăng cường các hình thức kiểm tra đối với học sinh, nhất là những học sinh học yếu, kém để khắc phục tình trạng học sinh lười học, không học bài, không làm bài tập trước khi đến lớp.  - Tổ chức coi thi ( kiểm tra), chấm trả bài nghiêm túc, có sửa chữa bài, nhận xét cụ thể từng bài. Chấm, vào điểm chậm nhất sau 1 tuần. - Giáo viên chấm trả bài kiểm tra chính xác, đúng thời gian, đánh giá sát trình độ kiến thức của học sinh. Coi việc thực hiện nghiêm Quy định về xếp loại hạnh kiểm và học lực đối với học sinh là một động lực thúc đẩy sự vươn lên trong học tập của học sinh, là một biện pháp tích cực chống việc học sinh ngồi nhầm lớp.      6/ Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết:  -  Phân công giáo viên có kinh nghiệm dự giờ thăm lớp giáo viên trẻ, luôn theo dõi giúp đỡ không chỉ trong kiến thức chuyên môn mà ngay cả trong công tác chủ nhiệm lớp, công tác đoàn thể - Ngược lại các giáo viên trẻ trợ giúp, hỗ trợ các giáo viên lớn tuổi trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình soạn thảo và giảng dạy theo hướng giảng dạy tích cực  - Quan hệ đồng nghiệp không chỉ trong công tác chuyên môn mà các thành viên tổ còn quan tâm lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh sống của nhau để có những nâng đỡ kịp thời, đúng lúc nhằm cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác của nhà trường trên tinh thần tương thân tương ái 7. Kết quả đạt được:   - Các đồ dùng dạy học đã làm trong tổ bộ môn - Mô hình qui tắc bàn tay trái - Mô hình tia phản xạ, khúc xạ ánh sáng - Mô hình mạng điện trong nhà - Mô hình giao của hai tập hợp - Mô hình vị trí tương đối của hai đường tròn - Thước vẽ đường cong Parabol - Mô hình ôn tập Tứ giác  - 100% giáo viên thực hiện tốt mọi hoạt động chuyên môn của tổ - 100% giáo viên hỗ trợ tốt mọi hoạt động của nhà trường - Giáo viên dự thi giáo viên giỏi đạt hai giáo viên có tiết dạy giỏi vòng Huyện. Có hai giáo viên là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, một giáo viên đang làm hồ sơ đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh  - Thực hiện được nhiều chuyên đề về nội dung khoa học chất lượng và phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy - Bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả hai em đạt học sinh giỏi cấp Huyện và một em đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh. - Kết quả chất lượng giảng dạy năm học 2012 – 2013 cao hơn so với năm học 2011 - 2012 III.KẾT LUẬN: - Quản lý các mặt hoạt động tổ chuyên môn là một việc hết sức quan trọng trong nhà trường , đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ thì mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Người tổ trưởng chuyên môn cần nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học, nắm vững nội dung quản lý từ đó tìm tòi các biện pháp quản lý một cách khoa học và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Riêng bản thân tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp để có những giúp đỡ thiết thực về chuyên môn với đội ngũ giáo viên trẻ đáp ứng ngay được yêu cầu giảng dạy đồng thời cùng với lực lượng giáo viên lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm từng bước thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong nhà trường cũng như tham gia tốt phong trào thi giáo viên giỏi    - Là một tổ trưởng chuyên môn nhiều năm liền, tôi cùng tập thể giáo viên tổ đã có những hoạt động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch chuyên môn nói riêng và kế hoạch năm học nói chung của nhà trường. Để đạt được những kết quả trên, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm cũng như sáng kiến trong quá trình điều hành, quản lí chuyên môn tổ hỗ trợ tốt cho Ban giám hiệu nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học. MỤC LỤC Đặt vấn đề: Trang 1 Nội dung: Trang 1 Tình hình nhân sự, đặc điểm Trang 1 Những thuận lợi khó khăn trong hoạt động tổ chuyên môn Trang 1 Việc triễn khai xây dựng kế hoạch năm học Trang 2 Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh họat tổ chuyên môn Trang 2 Biện pháp quản lý chất lượng Trang 3 Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết Trang 5 Kết quả đạt được Trang 6 III. Kết luận Trang 6

File đính kèm:

  • docSKKN lam the nao de nang cao chat luong chuyen mon.doc
Giáo án liên quan