Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để thiết kế và vận dụng trò chơi học tập môn Tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả

Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ.Thông qua đó, các em sẽ dần hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Giao tiếp là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn Tiếng việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng việt ở lớp 5 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ cho việc học.

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao. Bởi vì :

- Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí dễ chịu, thoải mái trong lớp học , làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tích cực tự giác, trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi.

 

doc28 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để thiết kế và vận dụng trò chơi học tập môn Tiếng việt lớp 5 đạt hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự thi đua giữa các đội, xem đội nào nhanh hơn, chính xác hơn trong việc nhận diện, sưu tầm các từ ngữ, câu cần học. - Chuẩn bị: Chọn 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 4-5 người, đứng cùng vị trí như nhau. Mỗi đội xem như những chàng Sơn Tinh đang làm nhiệm vụ dâng núi, chiến đấu với Thuỷ tinh. - Cách tiến hành: Khi quản trò nêu nhiệm vụ nhận diện hay sưu tầm từ câu mỗi thành viên trong đội chơi phải nêu một đáp án. Với mỗi kết quả đúng, các “chàng Sơn Tinh” của đội lại được đứng cao thêm một bậc, giống như trong truyện. Kết quả nhóm nào đứng cao hơn là nhóm chiến thắng, xứng danh những “chàng Sơn Tinh” nhân hậu chiến thắng Thuỷ Tinh tàn bạo. b. Phân môn Chính tả: - Trò chơi “Khắc nhập” hoặc “Khắc xuất”: Nội dung học tập sẽ thú vị hơn nếu giáo viên dựa trên tích truyện “Cây tre trăm đốt” để xây dựng trò chơi “Khắc nhập” hoặc “Khắc xuất” cho học sinh. - Mục đích chơi: Củng cố cho học sinh kĩ năng kết hợp và chia tách các đơn vi Tiếng việt. - Chuẩn bị: Chọn hai hoặc ba đội chơi, mỗi đội gồm 4 - 5 người. Mỗi thành viên trong đội là một anh Khoai ( anh nông dân nghèo, tốt bụng) - Cách tiến hành: Các phụ âm, vần, thanh; các từ, các câu... được xem là những đốt tre mà Bụt tặng cho anh nông dân tốt bụng. Khi quản trò hô “Khắc nhập”! Các đội chơi phải ghép những yếu tố ngôn ngữ lại sao cho ra tiếng, từ, câu có nghĩa. Đội nào ghép nhanh nhất, đúng nhất các đơn vị Tiếng việt là đội chiến thắng, tạo được nhiều cây tre trăm đốt, giúp anh mồ côi trở thành người hạnh phúc nhất. - Ngược lại khi cần phân tích âm tiết thành các bộ phận, phân cắt ranh giới từ trong câu, tách câu thành các vế, tách đoạn thành câu... chúng ta có thể xây dưng trò chơi “Khắc xuất” tương tự như cách tổ chức nói trên. - Cách tổ chức các trò chơi này tôi đã được vận dụng vào bài tập chính tả: Lương Ngọc Quyến, Tuần 2 - Tiếng việt 5 Tập 1 hoặc bài tập chính tả: “Người mẹ 51 đứa con”, Tuần 17 -Tiếng việt 5 Tập 1. c. Phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện: - Trò chơi “Tập làm Quan lớn”. - Các bài Tập đọc lớp 5: Thái sư Trần Thủ Độ (Tuần 20-Tiếng việt 5, Tập 2) hoặc bài Trí dũng song toàn (Tuần 20-Tiếng việt 5, Tập 2),... nếu chúng ta không thiết kế trò chơi học tập thì hiệu quả giờ dạy của giáo viên không cao. Qua thực tế tôi đã thiết kế trò chơi như sau: Sau khi tìm hiểu bài, từ nội dung của bài Tập đọc học sinh đã nắm được từng hành động, lời nói của từng nhân vật. Tôi đã cho học sinh đóng vai diễn lại đoạn đối thoại trong bài. - Mục đích chơi: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phân biệt được lời các nhân vật. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị (hoặc học sinh): các mũ quan, nón quân, bộ râu, áo lọng, bàn án thư... chọn 3 hoặc 4 đội chơi mỗi đội gồm 4 – 5 người. Phần chuẩn bị trang phục của Lớp 5/2 -Trường Tiểu học Ninh Thượng - Cách tiến hành: Cho các học sinh trong nhóm chọn vai tự mặc trang phục cho mình phù hợp với nhân vật, các thành viên trong nhóm sẽ thi nhau diễn theo nhân vật mình đã sắm vai. Các đội chơi trong khoảng thời gian nhất định, đội nào diễn tốt, lựa chọn trang phục phù hợp, đội đó được chiến thắng. - Khi dạy Tập làm văn bài “Tập viết đoạn đối thoại” Tuần 25, 26 - Tiếng việt 5, Tập 2. Bài tập 2: Dựa vào đoạn trích “Xin Thái sư tha cho”( Tuần 25) “ Giữ nghiêm phép nước” ( Tuần 26), em hãy viết và đọc phân vai màn kịch trên. - Mục đích chơi: Học sinh biết viết và diễn tốt các lời đối thoại nhân vật trong màn kịch. - Cách chơi: Tôi cũng tiến hành như trên. Tiết học Môn Tập Làm văn: “Tập viết đoạn đối thoại” - Lớp 5/2 -Trường Tiểu học Ninh Thượng Ở phân môn Tập làm văn, nhất là các tiết “Tập viết đoạn đối thoại” kể cả giáo viên và học sinh đều rất lo ngại nhưng giáo viên chịu khó thiết kế trò chơi một chút sẽ đem lại hiệu quả cao hơn: học sinh biết viết và diễn màn kịch tốt hơn. - Khi dạy phân môn Kể chuyện, thường là phân môn rèn kĩ năng kể theo lời của nhân vật trong câu truyện, trau dồi cách diễn đạt giàu trí tưởng tượng qua thay đổi ngôi kể. Luyện trí nhớ và khả năng dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt sáng ý va làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện, nên chúng ta có thể vận dụng tương tự trò chơi này vào thi “Kể chuyện theo lời nhân vật”. Chúng ta vẫn dùng những “cái mũ” phù hợp với nhân vật có thể kết hợp với trang phục và đạo cụ đơn giản để hoá trang cho giống với đặc điểm của nhân vật trong câu truyện như: Bộ quần áo nâu, mái tóc bạc, bộ râu... để hoá trang. - Chỉ cần một chút sáng tạo, một chút thiết kế trò chơi ngay trong không gian lớp học sẽ làm các em đỡ căng thẳng hơn rất nhiều, tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập. Cứ mỗi khi các em được đội cái “mũ Quan”, đeo “râu Quan”, “mặc chiếc áo lọng”... các em đều có sự chăm chú theo dõi. Những đôi mắt ánh lên niềm vui thích thú, rồi bất chợt “ào ạt xung phong” muốn tham gia học tập. Em được chỉ định thì “hồ hởi”, em không được thì “xuýt xoa”, rồi những tràn vỗ tay rộ lên cỗ vũ, tạo một không khí học tập thân thiện. Chính vì thế mà chất lượng giờ dạy ở phân môn Tiếng việt được nâng cao, các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu đều hứng thú học tập. 3. Kết quả của việc vận dụng sáng kiên: - Trong thời gian tiến hành vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy môn Tiếng việt ở Tiểu học, tôi nhận thấy, không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra, những kĩ năng sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh giỏi thì ngày càng tự tin, năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất , đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn và vận dụng được nhiều phân môn khác nhau. - Trong thời gian đầu vận dụng trò chơi học tập vào môn Tiếng việt, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều ý kiến thắc mắc, lo âu từ phía phụ huynh học sinh vì thấy trong tập vở của con em mình không ghi chép nhiều, không có bài tập về nhà. Tôi đã giải thích cụ thể từng trường hợp. Qua một thời gian, phụ huynh thấy được các em trở nên nhanh nhẹn hơn, thích thú hơn khi đến trường và đặc biệt là các em thích học môn Tiếng việt hơn. Việc sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó, kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học, đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu, thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Là một giáo viên mỗi chúng ta đều phải luôn luôn xác định là dạy cho ai? dạy như thế nào? Niềm hạnh phúc của tôi trong năm học này là đã làm cho học sinh không còn lo sợ môn Tiếng việt nữa. Mỗi khi đến môn Tiếng việt, em nào cũng phấn khởi, hứng thú học tập, không còn nặng nề, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Chính vì vậy tôi đã “gặt hái” được chất lượng môn Tiếng việt của lớp như sau ( lớp 1 buổi) : Giai đoạn Giỏi Khá Trung bình Yếu TB KSĐN 5 17,2 % 14 48,3 % 8 27,6 % 2 6,9 % 27 93,1% GHK I 13 44,8 % 14 48,3 % 2 8,9 % 0 0 29 100 % CHK I 17 58,6 % 12 41,4 % 0 0 0 0 29 100 % * Khi vận dụng các trò chơi học tập cần lưu ý một số điều sau đây : - Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện. - Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao. - Không lam dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học dễ gây cho học sinh sự mệt mỏi. - Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học, sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh. * Khi thiết kế các trò chơi học tập cần lưu ý : - Sáng tạo trên cơ sở phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từng phân môn. - Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học. - Vật liệu thiết kế trò chơi phải dễ tìm, dễ làm, rẻ tiền, được sử dụng nhiều lần và đa năng. C. KẾT LUẬN Chất lượng học tập môn Tiếng việt của học sinh Ninh Thượng có phần hạn chế hơn học sinh ở Thị xã, do ý thức tự giác học tập và điều kiện học tập chưa cao. Nhưng vì lương tâm, trách nhiệm của người thầy - vì chất lượng học sinh vùng nông thôn - vì tương lai của con em chúng ta đã tạo cho tôi những nguồn động lực mạnh mẽ để tìm tòi và thiết kế trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng việt, để các em không bị “ thua thiệt”. Đó chính là nền móng cho những mầm non văn học trỗi dậy và vươn lên xanh tốt. Những biện pháp mà tôi trình bày trên đây là những gì tôi đã nghiên cứu và áp dụng. Tôi đã báo cáo, đề xuất kinh nghiệm này đến Ban giám hiệu nhà trường và được lãnh đạo nhà trường động viên các giáo viên trong trường vận dụng cũng đã đem lại kết quả cao trong môn Tiếng việt. Tôi mong rằng những kinh nghiệm ít ỏi này được phổ biến rộng rãi hơn nữa trong toàn thị xã và tỉnh nhà đồng thời cũng mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các cấp quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của mình. Tôi xin chân thành cám ơn! Ninh Thượng, ngày 22 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Hà Thị Tuyết Nhung

File đính kèm:

  • docSKKN LOP 5 DAT GIAI B CAP THI XA.doc
Giáo án liên quan