Tập làm văn là một phân môn có tính chất thực hành tổng hợp trong môn Ngữ văn. Giúp cho học sinh viết được một bài tập làm văn hoàn chỉnh theo một yêu cầu nhất định nào đó là mục tiêu cần đạt của phân môn này. Từ lâu, mỗi lần chấm – trả bài cho học sinh, chúng ta thường xem nhẹ khâu sửa lỗi, giải quyết hướng làm bài cho học sinh mà chỉ chú ý đến việc phát hiện và nêu khuyết điểm của các em. Thực ra chấm – trả bài là một qui trình thống nhất với phần viết bài,bởi vì đánh giá bài làm của học sinh cũng là một bước hoàn thiện cho bài viết của các em. Chấm – trả bài có hiệu quả sẽ giúp cho học sinh có kinh nghiệm để viết bài lần sau có kết quả hơn. Tiết trả bài trên lớp sẽ tạo được hứng thú cho học sinh sẽ giúp các em tự tin hơn trong bài viết lần sau.
Khâu chấm – trả bài là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên. Đối với môn Ngữ văn, việc chấm – trả bài đã có chế độ tính vào tiết tiêu chuẩn trong tuần, do đó giáo viên cần phải thực hiện nghiêm túc, tự giác và có tâm huyết với học sinh – sản phẩm tinh thần của mình.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm về việc chấm bài và trả bài tập làm văn - Nguyễn Thị Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá đúng mức sẽ tạo được niềm tin cho các em, gây hứng thú cho các em. Do đó, cần có một qui trình chấm – trả bài hợp lý và khoa học, thể hiện năng lực của một giáo viên yêu thích công việc của mình.
PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
T
ập làm văn là một phân môn có tính chất thực hành tổng hợp trong môn Ngữ văn. Giúp cho học sinh viết được một bài tập làm văn hoàn chỉnh theo một yêu cầu nhất định nào đó là mục tiêu cần đạt của phân môn này. Từ lâu, mỗi lần chấm – trả bài cho học sinh, chúng ta thường xem nhẹ khâu sửa lỗi, giải quyết hướng làm bài cho học sinh mà chỉ chú ý đến việc phát hiện và nêu khuyết điểm của các em. Thực ra chấm – trả bài là một qui trình thống nhất với phần viết bài,bởi vì đánh giá bài làm của học sinh cũng là một bước hoàn thiện cho bài viết của các em. Chấm – trả bài có hiệu quả sẽ giúp cho học sinh có kinh nghiệm để viết bài lần sau có kết quả hơn. Tiết trả bài trên lớp sẽ tạo được hứng thú cho học sinh sẽ giúp các em tự tin hơn trong bài viết lần sau.
Khâu chấm – trả bài là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên. Đối với môn Ngữ văn, việc chấm – trả bài đã có chế độ tính vào tiết tiêu chuẩn trong tuần, do đó giáo viên cần phải thực hiện nghiêm túc, tự giác và có tâm huyết với học sinh – sản phẩm tinh thần của mình.
II. THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN:
T
ình hình giảng dạy phân môn Tập làm văn có thiếu sót lớn nhất hiện nay là việc chấm bài và trả bài. Bên cạnh một số giáo viên tận tuỵ chấm bài kỹ lưỡng, số đông Giáo viên vẫn chưa có đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong việc chấm bài cho học sinh. Nhiều Giáo viên chỉ chấm qua loa, nhận xét chung chung, bỏ qua nhiều lỗi của học sinh trong bài làm. Thậm chí còn có Giáo viên chấm không đủ số bài tập làm văn theo quy định vì học sinh viết văn quá kém. Tình trạng đó chính là hậu quả của việc Giáo viên chấm bài chưa đầy đủ tinh thần trách nhiệm.
Bản thân Giáo viên chưa lo đến việc bài thì phương pháp chấm bài cũng ít có tác dụng đối với học sinh . Giáo viên chưa yêu cầu học sinh tự chữa lấy những lỗi của mình trong bài tập làm văn, chưa chú ý đến việc khích lệ những cố gắng và chỉ rõ những sai sót từ nội dung đến hình thức diễn đạt, dùng từ, trong bài làm của học sinh. Ngoài ra, Giáo viên cần có quan điểm chấm, phương pháp chấm, quy định chấm theo đúng yêu cầu đặc trưng bộ môn. Thế nhưng, đa số là Giáo viên ít quan tâm đến việc chấm bài nên kết quả chấm bài vẫn chưa đạt kết quả cao.
III. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ:
1. Giải pháp:
T
rước hết là về quan điểm, thái độ của Giáo viên đối với bài làm của học sinh. Thông thường Giáo viên chỉ thấy bài làm của học sinh như là một kết quả học tập mà học sinh có nghĩa vụ phải nộp cho Thầy (cô), còn Thầy (cô) có nghĩa vụ chấm bài làm đó. Ngoài nghĩa vụ ra, Giáo viên cần có một thái độ dân chủ, nhân văn, phải xem bài của học sinh là một sản phẩm sáng tạo cực nhọc của các em. Về sau khi nộp bài xong, các em đang hồi hộp chờ mong từng ngày, từng giờ cái giây phút mà thầy (cô) trả bài, công bố kết quả bài làm. Đó là tâm lý chung của học sinh nên bản thân người thầy người cô cần phải có cách nghĩ như vậy khi chấm bài của học sinh; cần trân trọng, cảm thông những cái hay, cái dở, cái đúng, cái sai của học sinh với tinh thần vừa nghiêm khắc vừa độ lượng trước những khuyết điểm của học sinh. Tiếc rằng không ít Giáo viên đã quá nặng khi “phê phán” bài làm của các em, làm cho các em có thể sẽ xấu hổ hoặc có khi còn oán giận, vì phần đông các em sau khi nhận bài thường có thói quen tìm hiểu xem số điểm của bạn mình là bao nhiêu.
Như vậy, việc thiếu thông cảm, thiếu trân trọng đối với bài làm của học sinh là điều cần tránh đối với người Giáo viên , đồng thời cũng tránh thái độ gò ép cách suy nghĩ của thầy (cô) cho học sinh mà cần đọc kỹ, lắng nghe, tìm hiểu từng chữ , từng ý, từng câu trong bài làm của học sinh. Không nên lấy cách nghĩ của mình để gạt bỏ hoặc phê phán học sinh. Cần trân trọng những ý nghĩ của học sinh, nếu cần thì khen, tuyên dương. Thông thường Giáo viên hay lấy mình làm chuẩn để phán xét những bài làm văn của học sinh tự làm, lấy tư duy của mình để đánh giá cách suy nghĩ của học sinh, lấy ngôn ngữ của mình để đòi hỏi ở học sinh Những mặt đó chỉ làm cho học sinh xa cách đối với Giáo viên, ngại làm văn trong nhà trường. Từ đó, bản thân tôi rút ra một số vấn đề về kỹ thuật chấm bài – trả bài tập làm văn theo quy trình sau:
Chấm bài theo tôi cũng là một nghệ thuật vì có người chấm bài nhanh mà vẫn chính xác, có người chấm bài chậm, đọc kỹ mà vẫn đánh giá không đúng nên cũng có trường hợp đánh giá sai bài làm của học sinh. Việc chấm bài ngoài vấn đề quan điểm, thái độ như đã nói trên, còn có cả vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ. Nếu Giáo viên có kỹ thuật chấm bài thì kết quả chấm sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, theo tôi khi bắt tay vào việc chấm bài cần phải xác định tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh. Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về nội dung của đề, yêu cầu về kiểu bài, yêu cầu về phương pháp, Căn cứ vào tình hình học tập của từng lớp, từng cá nhân qua những bài làm trước để tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm văn. Riêng đối với từng bài làm cụ thể của học sinh, Giáo viên phải theo dõi những chỗ yếu nhất của các em để tiếp tục uốn nắn cho từng em. Khi chấm bài phải có ký hiệu quy ước từ đầu năm học để học sinh có thể hiểu thầy (cô) đã lưu ý những điểm gì trong bài làm và dễ dàng giúp cho Giáo viên tổng hợp lại những thiếu sót cơ bản để nhận xét đánh giá sát với bài làm của học sinh.
Chấm bài xong phải có lời ghi nhận xét. Lời nhận xét thường có hai phần: được và chưa được về nội dung lẫn hình thức. Giáo viên không nên nhận xét chung chung, ít bổ ích cho học sinh, cũng nên tránh những lời phê thiếu thận trọng. Lời phê vừa biểu dương mặt tốt, vừa chỉ ra thiếu sót tiêu biểu của học sinh. Lời phê cần ghi cẩn thận, chu đáo, câu chữ ngay ngắn, mẫu mực. Ngoài lời ghi nhận xét thì vấn đề đánh giá - cho điểm bài làm của học sinh theo yêu cầu thì người Giáo viên cũng cần xem xét theo tình hiønh chung cả lớp và đặc biệt là của từng học sinh .
Tiếp theo sau khâu chấm bài là tiến hành giờ trả bài, đây là khâu không kém phần quan trọng nhưng một số Giáo viên chưa nhận thức sâu sắc giờ trả bài tập làm văn đúng với ý nghĩa cần có và vốn có của nó nên không chuẩn bị công phu. Từ đó học sinh không thu hoạch được những điều bổ ích, thiết thực cho những bài làm sau. Như vậy, giờ trả bài cũng chuẩn bị chu đáo theo một tiến trình sau:
Căn cứ vào mục đích yêu cầu – nội dung của đề bài và tình hình làm bài của học sinh để xác định yêu cầu chủ yếu của giờ chủ yếu của giờ trả bài như: kiến thức, kỹ năng, phương pháp, Giáo viên tổng kết tình hình bài làm của học sinh cả lớp về mọi mặt như: tinh thần thái độ làm bài, những ưu – khuyết điểm chính, những cá nhân được tuyên dương, những hiện tượng đáng chú ý, kết quả chung của cả lớp và của cá nhân tiêu biểu. Giáo viên phải xây dựng được dàn ý mẫu trong quá trình trả bài để học sinh nhìn vào đó rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp làm bài. Cần dành thời gian cho học sinh trao đổi thắc mắc, tự sửa chữa những sai sót trong bài làm của mình dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Giáo viên. Sau đó, Giáo viên đọc một số bài văn hay hoặc đoạn văn viết tốt cho cả lớp cùng nghe để học tập và rút kinh nghiệm. Cuối cùng trả bài cho học sinh xong Giáo viên dành thì giờ cho học sinh hỏi trực tiếp với giáo viên về bài làm của mình, kể cả thắc mắc về số điểm hoặc giúp các em sửa những lỗi trong bài làm và kiểm tra một vài trường hợp mà học sinh tự sửa lấy bài làm của mình. Có như vậy người Giáo viên mới giúp được học sinh hoàn thiện hơn về những bài tập làm văn của mình.
2. Kiến nghị:
Đối với giáo viên:
Cần có tâm huyết với nghề, trân trọng bài làm của học sinh, dù chưa đạt yêu cầu cũng nhận xét với thái độ nâng đỡ để giúp học sinh không nản lòng.
Chấm bài có ghi chép tỉ mỉ những sai sót của học sinh, thống kê sai sót phổ biến để sửa chữa.
Có bài làm hoàn chỉnh để đọc cho học sinh tham khảo.
Đối với học sinh:
Biết sửa chữa sai sót của mình, có thái độ trân trọng bài của mình dù điểm chưa cao.
Đọc lại bài, sửa thành bài văn hoàn chỉnh.
Tìm đọc bài tham khảo để mở rộng hiểu biết.
KẾT LUẬN:
Q
ua nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã áp dụng qui trình chấm– trả bài như đã nêu trên và kết quả rất khả quan. Những kinh nghiệm trên đây chỉ là của cá nhân và mang tính chủ quan. Mong rằng nó sẽ góp phần nhỏ cho công việc giảng dạy nhất là việc chấm - trả bài. Rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp.
LĐĐA, ngày 01 tháng 12 năm 2006
Người viết
Nguyễn Thị Nhàn
File đính kèm:
- SKKN Cham tra bai Tap lam van.doc