Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Châu huyện Hà Trung
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Châu huyện Hà Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LỜI NÓI ĐẦU.
Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng
khẳng định nguồn lực con người là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội
và con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội. Ở Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII đã nêu: “ đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm đưa đất nước thoát
khỏi lạc hậu nghèo nàn trở thành một nước công nghiệp, bảo vệ vững chắc độc
lập dân tộc, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Đây là mục tiêu của chiến lược cách
mạng nước ta và là lợi ích trăm năm của dân tộc ta, mà vì lợi ích ấy chúng ta phải
chăm lo “ Sự nghiệp trồng người” như Bác Hồ đã dạy. Trong thời đại của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực
chính của sự tăng tốc và phát triển, giáo dục đào tạo được coi là nhân tố quyết
định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi
người trong cuộc sống của mình, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta luôn
khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho
phát triển”. Mà như chúng ta đã biết mục đích của giáo dục là “ nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là
phải thực hiện tốt phương châm “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” “ Giáo
dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân” . Quan
niệm đó luôn được thể hiện nhất quán trong các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cụ thể là
ngày 23 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đó phê duyệt Đề án Phát triển
giáo dục mầm non(GDMN) kèm theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg: Quyết
định“Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “...
Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ
chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non” . Quan
điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về
phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở những nước nghèo
mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp giáo dục, họ đó tìm nhiều
giải pháp để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục( XHHGD), trong đó có XHHGD
mầm non (XHHGDMN). Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sự huy
động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây
dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, XHHGD
cũng là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục
nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.
Trong quá trình đấu tranh Cách Mạng, Đảng ta luôn khẳng định “ Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng” chân lý đó được ngời lên trong lời dạy của
Bác Hồ “ Dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.” .
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện
mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà
trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
1 mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo
dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều 12 Luật giáo
dục 2005 có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp
của Nhà nước và của toàn dân”.
Vậy XHH giáo dục là huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục, động
viên nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà
nước.( Nghị Quyết IV khoá VIII).
Thực tế cho thấy, công tác XHH giáo dục trong thời gian qua chủ yếu là
vận dụng nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung. Nơi nào biết
làm, được nhân dân ủng hộ thì XHH phát huy được tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷ
chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách nhiệm của
ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp.
Từ vị trí và đối tượng của mình, giáo dục Mầm non có số lượng học sinh
ngoài công lập đông nhất và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển các
bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên trên thực tế giáo dục
mầm non vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, giáo dục mầm non đang đứng trước
những thách thức lớn đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục mầm non
và ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chủ yếu đầu tư chỉ là tối
thiểu và tập trung chính để chi lương cơ bản cho giáo viên. Dù vậy mặt bằng
lương của giáo viên mầm non vẫn ở mức quá thấp, nhưng trách nhiệm, thời gian
công sức lại quá nặng nề. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng phát triển giáo dục
mầm non hết sức khó khăn. Mặt khác, đó là mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu
giáo dục phổ cập Tiểu học đòi hỏi phát triển quy mô rộng lớn của Mẫu giáo 5
tuổi, đảm bảo cho 100% trẻ 5 tuổi được chuẩn bị vào Tiểu học với một mặt là
không có đủ điều kiện để phát triển, mà khó khăn trước hết là đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Từ những vấn đề đang đặt ra
cho giáo dục mầm non phương hướng phát triển của giáo dục mầm non trong
giai đoạn tới là phải thực hiện tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy
trẻ trong xã hội. Do vậy giáo dục mầm non cũng cần phải tiến hành XHH công
tác giáo dục. Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm thực hiện công tác Xã
hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Châu huyện Hà Trung ”.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
a, Tình hình địa phương:
Xã Hà Châu với tổng dân 5430 người, sống chủ yếu là nông nghiệp, môi
trường giáo dục của xã rất phát triển. Trường Mầm non, Tiểu học, Trung học
cơ sở là trường có nhiều thành tích trong huyện, đó là trường tiên tiến cấp
huyện, tiên tiến cấp tỉnh, trường chuẩn quốc gia. Tuy vậy mấy năm năm gần đây
do mất mùa vì nước mặn và sâu bệnh hoành hành nên đời sống nhân dân gặp
không ít khó khăn.Trình độ dân trí, mức sống về vật chất chưa đồng đều, cho nên
ảnh hưởng không ít đến vấn đề thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
b.Tình hình nhà trường:
2 * Thuận lơị : Trường mầm non Hà Châu từ những năm học trước, trường chưa
có khu trung tâm, từ năm 1993 trường được Đảng, chính quyền quan tâm xây
dựng cho nhà trường khu trung tâm mầm non với 3 phòng học, 1 phòng HĐNT
đến năm 2005 Đảng uỷ, UBND xã cho cải tạo khu Nga Châu để trở thành khu
trung tâm mầm non với 4 phòng học, 1 phòng HĐNT, 1 nhà bếp, 1 nhà kho.
Năm học 2008-2009 được sự quan tâm của thường vụ Đảng uỷ, uỷ ban
nhân dân xã, UBND huyện cho trường được xây dựng phòng học từ dự án kiên
cố hoá trường lớp học từ nguồn trái phiếu chính phủ, nhà trường đã tham mưu
cho Đảng uỷ, UBND xã đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
Bên cạnh đó nhà trường luôn phấn đấu giữ vững danh hiệu trường tiên tiến
cấp huyện. Đây cũng là điều kiện thuận lợi góp phần tích cực vào việc nâng cao
chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
*Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, trường Mầm non Hà Châu gặp không ít những
khó khăn đó là các phòng chức năng chưa có, chưa có nhà bếp, nhà kho, nhà xe,
phòng bảo vệ, chưa có công trình vệ sinh, hệ thống điện, nước. Bên cạnh đó
chưa có hàng rào, cổng biển trường, thiếu đồ dùng, các trang thiết bị, đồ chơi
ngoài trời chưa có, khuôn viên sân vườn của nhà trường chưa hoàn thiện, đồ
dùng trang thiết bị còn hạn chế, các trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng và các
trang thiết bị phục vụ các phòng chức năng còn thiếu ảnh hưởng không nhỏ đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường còn 1 số giáo viên năng lực hạn chế,
nên tiếp cận chương trình đôỉ mới hình thức giáo dục chậm. Phụ huynh học sinh
chủ yếu là nghề nông nên thu nhập thấp, thời gian quan tâm đến các cháu còn ít.
Nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong địa phương về giáo
dục mầm non còn hạn chế chưa đúng mức.Chế độ chính sách của giáo viên mầm
non ngoài biên chế còn thấp(do ngân sách địa phương hỗ trợ còn thấp ), chưa
tương xứng với công sức bỏ ra, nên đời sống của giáo viên gặp rất nhiều khó
khăn.
2/ Kết quả hiệu quả thực trạng:
Vào đầu năm học tôi khảo sát thực trạng kết quả như sau:
Đã có Còn thiếu
T
Danh mục Nội dung SL % SL %
T N MG NT MG NT MG NT MG
T
1 Huy động Huy động trẻ đến trường 40 132 31,7 97,7 5 3 4 2,3
2 Chất lượng Trẻ ăn bán trú 6 100 15 75,7 34 32 85 24,3
Kênh bình thường 34 111 85 84
Nề nếp, vệ sinh 34 111
Cháu khá giỏi 29 96 72,5 72,7
3 CBGV TS:17(CBQL:3; GVNV: 14) 5 9 0 0
Tđộ:100%chuẩn;Trên chuẩn:
58,8%
Lương: 1220 000đ
3 4 Cơ sở vật chất
Phòng học 2 6 2 100 1 0 33 0
Các phòng chức năng 0
Đồ chơi ngoài trời 2
Nhà VS học sinh 7
Nhà VS giáo viên 0
5 XHH GD Tổng vốn 18 000 000
-Doanh nghiệp 0
- Cá nhân 0
- Các đoàn thể 0
- Phụ huynh 18 000 000
Về cơ sở vật chất: trường chúng tôi đã được đầu tư 7 phòng học với tổng
dự toán 7 phòng học là trên 2,1 tỷ đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ là
1,4 tỷ đồng, còn ngân sách xã đầu tư là trên 700 triệu đồng cho 7 phòng học.
Ngoài ra để xây dựng trường chuẩn nhà trường còn thiếu nhiều các phòng chức
năng như phòng hoạt động âm nhạc, văn phòng nhà trường, phòng hiệu trưởng,
phòng các phó hiệu trưởng, phòng nhân viên, phòng hành chính, phòng y tế, nhà
bếp, phòng chia ăn, kho để thực phẩm, khu chế biến, nhà vệ sinh cán bộ giáo
viên, phòng bảo vệ ngoài ra còn phải xây hàng rào xung quanh trường, cổng
biển trường, đường đi lối lại, khuôn viên sân vườn, hệ thống nước sạch, hệ thống
nước thải.
Về trang thiết bị : còn thiếu các trang thiết bị phòng học như bàn ghế, giá
góc bảng từ giáo viên, các trang thiết bị các phòng chức năng như gương múa,
gióng múa, giường y tế, tủ thuốc các loại bảng biểu, các trang thiết bị bán
trú Với tổng dự toán trên 3 tỷ đồng trong đó NSNN là 1,4 tỷ đồng, ngân sách
xã đầu tư 1,450 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 150 triệu đồng.
Thực tế tôi cũng đã thực hiện một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác
XHH như tuyên truyền vận động các ban ngành đoàn thể trong xã, các bậc phụ
huynh trong toàn xã, họp phụ huynh để huy động đóng góp về tài chính vật
lực cho nhà trường nhưng mang lại hiệu quả chưa cao. Trước tình hình thực tế
đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục là
việc làm tôi đặc biệt quan tâm với mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển
giáo dục của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ NHÓM CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá.
2.Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
3.Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên.
4 4. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công
tác xã hội hoá giáo dục để hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tạo
khuôn viên sân vườn hoàn thiện tiêu chí xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức
độ 1 và công sở có nếp sống văn hóa cấp huyện.
5.Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo công tác XHHGD.
II/ CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá.
Đây là một việc làm quan trọng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, tư
tưởng mà thông thì mọi việc khó mấy cũng làm được. Vì vậy, phải tăng cường
công tác tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường
lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn nhằm làm chuyển biến
nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội,
quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản
chất, nghĩa vụ và quyền lợi của XHH giáo dục để quần chúng có đủ hiểu biết,
chủ động tham gia vào giáo dục. Nâng cao nhận thức về XHH giáo dục cho mọi
người có rất nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp. Để làm được điều này,
tôi đó quan tâm tới các vấn đề sau:
+ Trước hết tham mưu với các đồng chí ở cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương; quán triệt cho toàn cán bộ giáo viên trong trường. Kết hợp với các ban
ngành đoàn thể sau đó tuyên truyền đến toàn dân. Tổ chức học tập, quán triệt
các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và xã hội hoá sự
nghiệp giáo dục để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách
vận dụng vào thực tiễn.
+ Thực hiện tốt các hình thức tuyên truyền: tuyên truyền bằng nhiều hình
thức như:
Thông qua các buổi họp phụ huynh. Thông qua các buổi tập huấn tập
trung, phối kết hợp với Hội phụ nữ xã, đoàn thanh niên Thông qua các cuộc
họp giao ban bí thư chi bộ, cuộc họp liên tịch của xã. Thông qua các góc tại
trường, lớp. Thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã. Thông qua họp phụ
huynh và đến tận gia đình trẻ.
+ Thực hiện tốt nội dung tuyên truyền:
Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đưa con đến trường đi học.
Tuyên truyền về phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và tầm quan
trọng của việc cho trẻ ăn bán trú tại trường. Tuyên truyền về việc đóng góp kinh
phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức ăn bán trú tại trường,
mua đồ dùng học tập tại lớp, cũng như việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia,
việc thực hiện “ xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.
Tuyên truyền chế độ chính sách, các chủ trương đường lối của Đảng, pháp
luật của nhà nước.
Làm tốt công tác XHH GD tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc
phụ huynh. Tuyên truyền luật giáo dục sửa đổi, việc chuyển từ trường mầm non
bán công sang trường mầm non dân lập, tư thục. Vận động toàn dân chăm lo cho
5 giáo dục mầm non, vận động phụ huynh cùng đóng góp kinh phí, đóng góp ngày
công lao động, sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu giúp giáo viên làm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ. Tôi đã thực hiện một số biện pháp cơ bản cụ thể như sau:
-Xây dựng góc tuyên truyền ở trường, lớp và ở cộng đồng: chọn một góc
thuận lợi (vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tại trường làm góc tuyên truyền cho
các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, chúng tôi có các tài liệu, tranh ảnh với những
nôị dung thiết thực như tổ chức nuôi dạy con, những yêu cầu mà các bậc cha mẹ,
đồng cần phối hợp với nhà trường, tuyên truyền các điển hình tham gia đóng góp
xây dựng giáo dục Nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn
gọn, thiết thực, luôn thay đổi, cập nhật thông tin, hình thức hấp dẫn để mọi
người dễ xem, dễ ghi nhớ.
- Kết hợp việc cung cấp thông tin ở các góc tuyên truyền, nhà trường bố trí
“ Hòm thư góp ý” để các bậc phụ huynh và người dân có thể tham gia đóng góp
ý kiến với nhà trường về những vấn đề như: nội dung, phương pháp giáo dục, tìm
hiểu phương pháp nuôi dạy con, hay về các vần đề mà cha mẹ các cháu chưa
rõ
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài
truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha
mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày nhằm tạo chuyển biến
trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia XHH giáo
dục.
Tôi đã tuyên truyền bằng nhiều cách: như tổ chức Họp phụ huynh:
Họp đầu năm: thông báo cho gia đình kế hoạch của trường, nhóm lớp, nội
dung chương trình, thời gian học hàng ngày của trẻ và phương pháp, hình thức
giáo dục của nhà trường, những công việc mà cha mẹ học sinh cần thực hiện ở
nhà. Tuyên truyền để phụ huynh hiểu được cho con đi học là để con mình được
chăm sóc- nuôi dưỡng giáo dục theo khoa học, đó là mỗi lớp mỗi giai đoạn có
chương trình giáo dục riêng phù hợp, số trẻ ăn bán trú là để trẻ ăn đủ chất, đổi
chất, ăn hết tiêu chuẩn, ngủ đủ giờ, uống nước đầy đủ, từ đó cơ thể trẻ khoẻ
mạnh, cân đối là điều kiện để trí tuệ phát triển. Mặt khác thông qua ăn ở bán trú
trẻ được rèn nhiều thói quen tốt như vệ sinh răng miệng, vệ sinh tay chân, mặt
mũi. Tuyên truyền với phụ huynh về kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc
gia, vai trò của xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong đó có việc thực hiện tốt
công tác XHH giáo dục nhằm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng trường chuẩn
Quốc gia nâng cao chất lượng giaó dục toàn diện. Về phía phụ huynh để thực
hiện công tác XHH trong việc xây dựng trường chuẩn. Cần phải lao động tạo
khuôn viên, ủng hộ cây xanh, cây cảnh, cây ăn quả để hoàn thiện khuôn viên
sân vườn. Mặt khác vận động phụ huynh đóng góp kinh phí để mua sắm các
trang thiết bị bán trú, lắp hệ thống điện, nước để sử dụng. Với cách nói có lý, dễ
hiểu, phụ huynh tự giác cho con đi học, đa số trẻ ăn bán trú, phụ huynh đóng góp
nhiều ngày công lao động và ủng hộ nhiều cây xanh, cây cảnh, cây hoa có giá
6 trị, cũng như đóng góp kinh phí để mua sắm các trang thiết bị bán trú, lắp hệ
thống điện, hệ thống nước xong ngay từ cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2010.
Họp giữa năm: Nhà trường thông báo tình hình sức khoẻ, học tập, vui chơi
của từng trẻ và toàn trường, những yêu cầu đối với gia đình trong thời gian tới.
Họp cuối năm: Nhà trường tổng kết tình hình năm học, xây dựng mặt
mạnh, mặt yếu và trách nhiệm của nhà trường, của gia đình như thế nào, và
hướng dẫn, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục trong thời gian hè cho
gia đình.
Một cách tuyên truyền nữa là mời phụ huynh đến dự các hoạt động của trẻ
ở trường như xem một số bữa ăn, nhiều phụ huynh thấy hay quá nên nhiều buổi
xin Ban giám hiệu xem con học, nhiều phụ huynh nói “ xem con học bây giờ mới
biết các cháu được học 7 hoạt động chung, hoạt động nào cũng có đồ dùng đồ
chơi đẹp”, thông qua tiếp xúc với đồ chơi trẻ được hình thành nhiều kiến thức,
kỹ năng, thói quen tốt, trẻ mạnh dạn tự tin và cũng rất thông minh. Bữa ăn nào
trẻ cũng được ăn 2-3 món, các món ăn được thay đổi hàng ngày theo thực đơn,
được chế biến ngon và hấp dẫn, phụ huynh nhìn con ăn vui, ngon miệng, ăn
nhiều, rất phấn khởi nên cứ thế trẻ đến trường mỗi ngày một đông, nhiều gia đình
khó khăn vẫn tạo điều kiện cho con ăn ở bán trú như gia đình chị Tuyên, chị Lụa,
chị Hùng, chị Lan, chị Huệ
Một cách tuyên truyền có hiệu quả nữa đó là mời phụ huynh tham dự các
hội thi như : đóng tiểu phẩm về giáo dục lễ giáo, “ Dinh dưỡng và gia đình trẻ
thơ”, “ Bé hoạt động tạo hình và bảo vệ môi trường” , “ Bé thông minh nhanh
trí” “ bé với ATGT và BVMT” thông qua hội thi, nhận thức về vai trò của giáo
dục mầm non, công tác CSGD trẻ được nâng lên, tác động tích cực thiết thực tới
mỗi gia đình phụ huynh.
Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và
chính quyền địa phương, cũng đó có nhận thức đúng đắn về công XHH giáo
dục, họ đó hiểu XHH giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính
quyền địa phương trước nhân dân. Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực
hiện công XHH giáo dục, Đảng uỷ đã có chuyên đề riêng về thực hiện công tác
xã hội hoá giáo dục, chỉ đạo Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã thực hiện
tốt kế họạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và xây
dựng công sở có nếp sống văn hoá cấp huyện.
2. Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ:
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường
mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi
dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển
tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì
vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm
hàng đầu ở các trường mầm non.
- Về công tác nuôi dưỡng: Sè nhãm líp tæ chøc ¨n đầu năm:7(NT:1;
MG:6); cuối năm là: 9(NT:3; MG:6); tăng 3 nhóm lớp so với đầu năm.
7 Số cháu ăn tại trường là 106 cháu/172 = 61,6%(NT:6; MG:100). Số cháu
ăn cuối năm là 170/180 = 94,4%(NT:36; MG:134). tăng 54 cháu và tăng 32,8%
so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch.
Mức ăn MG: 8000đ; NT: 7500đ; Năng lượng calo cung cấp đảm bảo cho
trẻ trong 1 ngày cụ thể: NT: 810 calo; MG: 900 calo.
Tình trạng phát triển thể lực của trẻ:
Số cháu được cân đo theo dõi thể lực bằng biểu đồ: 180 cháu = 100%.
Số cháu đạt kênh phát triển bình thường là 164/180 đạt 91,1% tăng 1,6%
so với năm học trước. Trong đó NT: 42 cháu= 93,3%; MG: 122 =90,3%.
Số cháu bị suy dinh dưỡng: 16 cháu = 8,9%, gỉam 1,6% so với năm học
trước. Trong đó NT: 3cháu =6,7%; MG: 13 cháu = 9,7%.
Số trẻ thấp còi là: 19 cháu chiếm 10,5%(NT:3; MG: 16).
100% số cháu đến trường được cân đo theo dõi thể lực bằng biểu đồ và
khám sức khoẻ theo định kỳ 2 lần/ năm. Trẻ được tiêm chủng các loại Vacxin
theo qui định của ngành y tế. 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tính
mạng.
- Về chăm sóc giáo dục:
Năm học đầu tiên nhà trường thực hiện chương trình giáo dục Mầm non
mới kết quả cụ thể như sau: 100% nhóm lớp thực hiện nghiêm túc chương trình
CSGD trẻ của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Trong đó thực hiện chương trình nhà trẻ 18-24 tháng theo GDMN mới: 1
nhóm; Số cháu: 17. Thực hiện chương trình nhà trẻ 25-36 tháng theo GDMN
mới: 2 nhóm; Số cháu: 28.
Thực hiện chương trình Mẫu giáo theo GDMN mới: 6 lớp ; Số cháu: 135.
Tổng số nhóm lớp thực hiện chương trình GDMN mới : 9 = 180 cháu =
100%.
Tổng số cháu nhà trẻ được học và đánh giá: 45 cháu =100%; Trong đó tốt
khá là: 36 cháu =80%; số cháu TB: 9=20%;
Tổng số cháu mẫu giáo được học và đánh giá: 135 cháu =100%; Trong đó
tốt khá là: 108 cháu =80%;(tăng 1,6% so với năm học trước); số cháu TB:
27=20%;( giảm 1,6% so với năm học trước);
Tổng hợp chung: tổng có 80 cháu được đánh giá khảo sát trong đó tốt
khá: 144 cháu =80%( giỏi 81; Khá ; 63); trung bình 36 cháu =20%. Trường đạt
giải ba hội thi “ bé vói ATGT và BVMT cấp huyện, có 5 cháu đạt giải cấp
huyện, trong đó có 1 cháu đạt giải xuất sắc cấp huyện.
Các biện pháp đã triển khai thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi
dưỡng và giáo dục:
- Đã chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng thay đổi các món ăn, cân đối về lượng
và về chất trong ngày và trong tuần để đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng và hợp lý về
các chất, tránh tình trạng trẻ béo phì và hạn chế số trẻ suy dinh dưỡng.
100% trẻ được bảo đảm an toàn tính mạng, không có ngộ độc thực phẩm,
không có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện tốt kế hoạch thành lập ban giám sát
8 VSATTP, nhà bếp có kí kết hợp đồng mua bán thực phẩm, có tủ lạnh lưu mẫu
thức ăn. Nhà trường thực hiện tốt quyết định 261 của Sở Giáo dục và đào tạo về
quy định chăm sóc bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho trẻ trong trường mầm non
như cân đo theo dõi thể lực của trẻ theo từng tháng, từng quý, phối hợp với trạm
y tế khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/ năm và chăm sóc sức khoẻ hàng ngày cho trẻ,
đảm bảo an toàn tuyệt đối với tính mạng của trẻ và thực hiện tốt lịch vệ sinh
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ được ký hiệu
riêng, được sử dụng vệ sinh thường xuyên, có đủ nước chín cho trẻ uống hàng
ngày, tổ chức cho trẻ ăn ngủ tại trường đảm bảo có sạp nằm cho trẻ ấm về mùa
đông, mát về mùa hè.
Chỉ đạo thực hiện nghiệm túc chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ ở các độ tuổi. Phân công giáo viên đúng người, đúng việc, đúng sở
trường để phát huy được năng lực của giáo viên. Tạo điều kiện cho CBGV tham
gia học tập bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chuẩn về chuyên môn
nghiệp vụ, lý luận chính trị, bồi dưỡng về tin học. Có kế hoạch cụ thể để giáo dục
trẻ khuyết tật.
Tích cực làm đồ dùng dạy học, phối kết hợp với các bậc phụ huynh để
mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, đồng thời trao đổi với phụ huynh về sức khỏe,
tình hình học tập của trẻ để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ kịp thời. Phát
động các bạc phụ huynh thu lượm đồ dùng phế liệu để cải tiến làm đồ dùng, đồ
chơi cho các cháu.
Tổ chức tốt các hội thi như: hội thi giáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ
dùng dạy học, thi” bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường cấp trường,
tham dự thi cấp. Thi huyện, thi văn nghệ có nội dung ca ngợi và học tập tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đổi mới phương pháp hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Tham mưu với địa
phương và kết hợp với phụ huynh để tăng cường đầu tư thiết bị giáo dục, tài
liệu, học liệu, phương tiện cho các nhóm lớp để thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới, khuyến khích các giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thực
hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế của nhóm lớp mình, đảm bảo
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.Tổ chức tập huấn, trao đổi, học tập, rút kinh
nghiệm và hỗ trợ việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo
chuyên đề cho toàn thể giáo viên trong trường. Xây dựng các tiết dạy mẫu cho
GV được dự giờ, xây dựng kế hoạch cho GV đăng ký thao giảng. Chỉ đạo tổ
chuyên môn làm tốt chức năng của mình từ việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo lớp
điểm, giờ mẫu, đánh giá chất lượng cô, cháu, rút kinh nghiệm để điều chỉnh bổ
sung kế hoạch phù hợp với điều kiện nhóm, lớp mình và tổ mình. Đi sâu thực
hiện các chuyên đề trọng tâm, củng cố các chuyên đề cũ, vận dụng kiến thức
chương trình BDTX chu kỳ 2 vào quá trình CS- ND-GD.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và
kết nối mạng Intent. Trong năm học 2010-2011 có 3 giáo viên ứng dụng CNTT
trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cũng như đổi mới phương pháp CSGD.
9 Bên cạnh đó tôi cũng chỉ đạo nhà trường làm tốt công tác thi đua khen
thưởng: Khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh có thành tích xuất
sắc trong giảng dạy và học tập.
3.Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên.
Đội ngũ giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định vì vậy cần có biện
pháp để giúp đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và trau dồi các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
Tổng số CBGV: 17( CBQL: 3; GV: 10; NVND: 4);
Trình độ đào tạo: Chuẩn 100%; trong đó trên chuẩn 10= 58,8%( CBQL:
3=100%; GV, NV: 7=50%).
Tổ chức Công đoàn : 17 đoàn viên; Chi bộ: 11 đảng viên; Chi đoàn
thanh niên: 6 đoàn viên.
Trong năm có 13 GV, NVđạt giỏi cấp trường, có 3 GV đạt giỏi cấp
huyện, 3 cán bộ quản lý đề nghị tặng danh hiệu CSTĐ cấp huyện. Có 2/3 bộ đồ
dùng dạy học đạt giải cấp huyện( 1 giải nhì, 1 giải ba cấp huyện); 100 % CBGV
viết SKKN trong đó có 6 SKKN đạt loại A cấp trường gửi cấp huyện, kết quả có
4 SKKN được xếp loại cấp huyện( 1 loại A, 2 loại B, 1 loại C).
Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư về “ Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Tôi đã triển
khai kế hoạch xây dựng đội ngũ CBGV, tham mưu để có đủ số lượng, đảm bảo
chất lượng và thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
-Thực hiện tốt việc nâng cao tư tưởng và nhận thức cho giáo viên:
Tổ chức lớp tập huấn vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 kết hợp với học tập bồi
dưỡng chính trị cho toàn thể cán bộ giáo viên. Đầu năm học, nhà trường tổ chức
học tập nội dung các cuộc vận động như “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Chủ đề
năm học 2010-2011và nhiệm vụ năm học, học tập nội dung quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non, thông tư đánh giá xếp loại giáo viên. Học tập các
nghị quyết của Tỉnh, của Huyện, của xã, đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, qui định của địa phương. Tổ chức triển khai nhiệm vụ năm
học mới của ngành, của huyện, của nhà trường.
Xây dựng kỷ cương, quy chế thực hiện nhiệm vụ. Lấy chuyên đề lễ giáo
làm thước đo nhân cách cho giáo viên. Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu
trong trường, trong ngành, đặc biệt là “học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Phát động phong trào: giỏi việc trường, đảm việc nhà, cho giáo
viên đăng ký gia đình nhà giáo văn hóa. Động viên giáo viên tăng cường đọc
sách báo, rèn luyện năng lực về mọi mặt để có thể nắm vững các chỉ thị nghị
quyết của cấp trên để tham mưu đúng, trúng nội dung và mục đích của công tác
này. Với cách làm này cho thấy giáo viên có ý thức trách nhiệm cao trong công
tác XHH GD tại nơi cư trú cũng như trong cộng đồng dân cư. Mỗi CBGV trong
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_thuc_hien_cong_tac_xa_hoi.doc