Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao tỉ lệ huy động trẻ mầm non đến trường
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao tỉ lệ huy động trẻ mầm non đến trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM NÂNG CAO TỈ LỆ HUY ĐỘNG TRẺ MẦM NON ĐẾN
TRƯỜNG ( ĐỘ TUỔI NHÀ TRẺ VÀ MẪU GIÁO BÉ )
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Lời mở đầu
Mục tiêu của Đảng ta là : “Làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy nhiệm vụ của GD&ĐT là tạo ra những con
người mới XHCN, con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, tình
cảm xã hội.
Để đáp ứng kịp thời được mục tiêu và nhiệm vụ trên, bậc học mầm non
không ngừng phải đổi mới,phát triển về mọi mặt : Số lượng, chất lượng,
CSVC, cũng như nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục Quốc
dân, có nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý trẻ em từ 3- 72 tháng tuổi, tổ chức nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non
do Bộ GD&ĐT ban hành.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ vào lớp một.
Mục tiêu chính của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện naylà: huy động
hầu hết trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường, đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ (3-
36 tháng) cần huy động đạt từ 25- 35% , mẫu giáo huy động đạt từ 98-100%,
riêng trẻ 5 tuổi phải huy động đến trường đạt tỉ lệ 100%. Đây là tiền đề để phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong giai đoạn 2010-2015 .
Để thực hiện tốt được mục tiêu trên ngay tõ b©y giê tÊt c¶ c¸c trêng mÇm
non trong huyÖn nãi chung, trêng mÇm non §«ng V¨n nãi riªng ph¶i cè g¾ng
vît bËc, cã nhiÒu gi¶i ph¸p míi, th× míi cã thÓ lµm tèt ®îc.
1 Như chúng ta đã biêt :
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, mọi trẻ em sinh ra
đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Vì thế các gia đình cần
phải cã nhËn thøc tèt vÒ gi¸o dôc mÇm non, hä cã thÓ tù nguyÖn cho trÎ ®Õn
trêng mét ngµy sím nhÊt, ®Ó c¸c ch¸u ®îc vui ch¬i, häc tËp ®óng víi yªu cÇu
®é tuæi , gióp c¸c ch¸u ph¸t triÓn mét c¸ch toµn diÖn gãp phÇn vµo c«ng cuéc ®æi
míi ®Êt níc hiÖn nay.
Trong những năm học từ 2005- 2008 công tác huy động trẻ mầm non đến
trường ở trường mầm non chúng tôi tuy đã được phòng GD&ĐT huyện Đông
Sơn đánh giá là một đơn vị mạnh, hàng năm đã huy động được 100% trẻ em ở
độ tuổi 4 tuổi và 5 tuổi đến trường .
Bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế đó là số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và trẻ mẫu
giáo bé, tỉ lệ huy động đến trường thấp, chưa tương xứng với một xã đã hai lần
được phong tặng danh hiệu “Anh hùng”, chưa ngang tầm với trường mầm non đã
đạt chuẩn Quốc gia.
Trách nhiệm trong việc vận động để huy động trẻ mầm non đến trường là
trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách
nhiệm chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non.
Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân luôn trăn trở suy
nghĩ không biết làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ 3 tuổi
đến trường, để các cháu được học tập chương trình giáo dục Mầm non mới
xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo 5 tuổi, các cháu được vui chơi, ca hát,
được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đúng với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu
vững vàng bước vào trường phổ thông được tốt.
II-THỰC TRẠNG Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG VĂN
1- Thuận lợi
2 Trường mầm non ĐôngVăn đã được đón nhận bằng đạt chuẩn Quốc gia giai
đoạn 2002-2005 nên nhà trường luôn được Đảng uỷ- HĐND- UBND, các ban
ngành đoàn thể , các thôn, các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về
nhiều mặt, luôn chăm lo xây dựng CSVC, mua sắm, bổ sung trang thiết bị đồ
dùng dạy học cho nhà trường.
Đội ngũ CBGV nhà trường 100% đã đạt chuẩn, 50% đạt trình độ trên chuẩn,
đa số giáo viên đều nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, phần đa giáo viên là
người địa phương nên công tác huy động trẻ đến trường có nhiều thuận lợi hơn.
Các bậc phụ huynh có truyền thống đưa trẻ đến trường đạt tỉ lệ 100% số trẻ ở
độ tuổi 4 tuổi và 5 tuổi.
2- Khó khăn
Là xã thuần nông đặc canh cây lúa, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn, một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà trông ,ông bà không giám
quyết định cho trẻ đến trường mà còn phụ thuộc vào cha, mẹ cháu, một số phụ
huynh có con ở độ tuổi nhà trẻ và trẻ 3 tuổi chưa thực sự quan tâm đến trẻ, họ
quan niệm rằng con của họ còn rất bé, ăn chưa biết xúc, đi vệ sinh chưa đúng
chỗ, còn vụng về đủ đường, nếu cho trẻ đi học thì sẽ gặp nhiều khó khăn, một
số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên cũng chưa muốn cho trẻ đến
trường .
Mặt khác một phần do công tác chỉ đạo chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
tại trường vẫn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh
đưa trẻ đến trường chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu. Công tác phối kết hợp với
các ban, ngành đoàn thể, các thôn còn có những bất cập. Chất lượng đội ngũ giáo
viên chưa đồng đều, có một vài giáo viên đôi lúc vẫn chưa thực sự quan tâm đến
trẻ, chưa khéo léo với phụ huynh nên công tác huy động trẻ mầm non đến trường
ở những năm trước, chưa đạt tỉ lệ cao, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi Nhà trẻ và trẻ
Mẫu giáo bé.
3 3- Khảo sát thực tế.
Tổng huy động trẻ đến trường
Mẫu giáo
Năm học Nhà trẻ
Tỉ lệ 1tuổi Tỉ lệ 2tuổi Tỉ lệ 3 tuổi Tỉ lệ
0 % % % %
tuổi
2005-2006 0 0 2 0,03 30 20 73 70
2007-2008 0 0 5 0.05 35 24 81 75
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số lượng trẻ huy động đến trường ở độ
tuổi 3 tuổi và độ tuổi nhà trẻ còn thấp, số trẻ nhà trẻ mới huy động đạt tỉ lệ dưới
25%, số trẻ 3 tuổi mới huy động đạt từ 70-75% trẻ đến trường, so với số lượng
cháu trong độ tuổi điều tra.
Đứng trước những khó khăn và thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ , tìm
tòi nhiều giải pháp để vận động, tuyên truyền với cộng đồng, phụ huynh tích cực
đưa trẻ 3 tuổi và trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường.
Trong 3 năm học gần đây từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011
công tác huy động trẻ mầm non đến trường ở trường mầm non chúng tôi đã đạt
và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tôi xin mạnh dạn được trình bày trước
HĐKHGD các cấp về “Một số kinh nghiệm nâng cao tỉ lệ huy động trẻ mầm non
đến trường”.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4 Để công tác huy động trẻ mầm non đến trường đạt được kết quả cao, trước hết
nhà trường phải biết phối kết hợp với lãnh đạo địa phương, víi nhiều người,
nhiều ngành, các đoàn thể xã hội, để họ cùng vào cuộc thực hiện. Phải nêu cao
vai trò trách nhiệm của từng cán bộ giáo viên trong nhà trường để cùng phối hợp
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
Tôi đã sử dụng và thực hiện một số giải pháp sau.
1- Điều tra chính xác trẻ trong độ tuổi từ 0- 72 tháng tuổi ở địa phương và kết
hợp điều tra với tuyên truyền về GDMN, cùng với việc vận động trẻ ra lớp.
2- Tuyên truyền vận động cộng đồng, nhân dân đưa trẻ đến trường, thông qua
hệ thống thông tin ở địa phương, qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc dự
giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh.
3- Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường
mầm non
II- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1- Biện pháp : Điều tra chính xác trẻ trong độ tuổi từ 0-72 tháng tuổi
ở địa phương và kết hợp điều tra với tuyên truyền về GDMN, cùng
với việc vận động trẻ ra lớp.
Công tác điều tra số liệu nói chung và công tác điều tra trẻ trong độ tuổi mầm
non nói riêng là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu chúng ta điều tra
một cách đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho công tác xây dựng các loại kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn một cách chính xác, sát với yêu cầu thực tế, đáp ứng được mục
tiêu, kế hoạch đề ra và ngược lại. Vì vậy trường chúng tôi đã tiến hành thực hiện
điều tra như sau:
Hàng năm cứ vào đầu tháng 8, sau kỳ nghỉ hè giáo viên trường tôi lại bắt tay
vào công tác điều tra trẻ. Khác với những lần đi điều tra trước đây,khi phân công
giáo viên thực hiện nhiệm vụ này tôi đã lập dự thảo biểu mẫu điều tra, sau đó
5 họp Ban giám hiệu nhà trường góp ý, chỉnh sửa và đi đến thống nhất, rồi phát
cho từng giáo viên, biểu mẫu điều tra như sau:
Mẫu điều tra trẻ độ tuổi từ 0- 72 tháng tuổi
Đơn vị : Thôn ..
Năm học : 20 ..20
Họ tên người điều tra:
STT Họ và tên Ngày Nam Nữ Con Họ tên Họ tên Nơi Số điện Diện Trẻ Đăng Ghi chú
trẻ tháng thứ cha mẹ ở thoại chính khuyết ký đi
năm sinh mấy sách tật học
1
2
3
Cộng
Đông Văn ngày tháng năm .
Người điều tra
(Ký ghi rõ họ tên)
Khi đã thống nhất biểu mẫu, tôi tổ chức họp giáo viên hướng dẫn cách ghi
chép biểu mẫu và quán triệt một số yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong công tác điều
tra. Tất cả mọi giáo viên khi đi điều tra phải đến từng hộ gia đình, gặp gỡ cha mẹ
trẻ để lấy số liệu thật chính xác thông qua sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của trẻ rồi
ghi vào sổ nháp. Sau đó đến gặp cán bộ phụ trách dân số, cán bộ ở thôn để đối
chiếu, so sánh kết quả, rồi mới ghi vào biểu mãu . Khi tổng hợp yêu cầu ghi số
trẻ 5 tuổi trước rồi lần lượt đến trẻ 4 tuổi, 3 tuổi, 2 tuổi, 1 tuổi và trẻ 0 tuổi (Trẻ
mới sinh), hết mỗi độ tuổi phải sang trang và trừ ra ít nhất nửa trang giấy để ghi
những cháu chuyển đi, chuyển đến
Trong khi đi điều tra, ngoài việc ghi chép, lấy số liệu, giáo viên còn phải trò
chuyện, giao tiếp một cách khéo léo với cha mẹ trẻ để nắm bắt tình hình về hoàn
cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của họ và kết hợp tuyên truyền về giáo dục
mầm non hiện nay, cùng với việc vận động trẻ ra lớp.
6 Ví dụ : Cô Hiền đến nhà chị Thảo, thôn Văn Trung để điều tra cháu Tuyến, cháu
Luyến, cô cần phải đến tận hộ gia đình gặp gỡ bố mẹ cháu, chào hỏi ân cần giới
thiệu tên, đơn vị công tác, lý do đến gia đình, sau đó hỏi han về sức khoẻ của
mọi người trong gia đình, nắm bắt tình hình kinh tế gia đình, trò chuyện với họ
ngắn gọn về nhiệm vụ của trường mầm non trong năm học tới, cho gia đình khai
ngày tháng năm sinh của trẻ thông qua sổ hộ khẩu và giấy khai sinh, rồi cho họ
đăng ký trẻ đi học. Nếu họ còn băn khoăn điều gì giáo viên phải có cách giải
thích ngắn gọn, cụ thể, hoặc đề đạt lên BGH nhà trường để có cách thuyết phục
tốt nhất.
Nếu trường hợp cha mẹ trẻ đi vắng, giáo viên phải tìm mọi cách để tiếp cận,
có thể phải tranh thủ đi vào buổi tối, buổi trưa.
Đối với trường hợp cha mẹ trẻ đi làm ăn xa, để con cho ông bà trông giữ, ông
bà không giám quyết định cho trẻ đến trường, hoặc đối với những gia đình có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tôi yêu cầu giáo viên ghi chép cẩn thận vào cột ghi
chú. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ở mỗi gia đình , giáo viên cần có mỗi cách
thuyết phục khác nhau, sao cho đa số mọi người đều có thể hiểu sự cần thiết của
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là gì, độ tuổi bao nhiêu thì nên đưa
trẻ đến trường
Điều tra xong, giáo viên tổng hợp đầy đủ số liệu, từng cột, mục, và nộp về nhà
trường trước ngày 05 tháng 08 hàng năm.
Tiếp theo, tôi đã tiến hành tổng hợp trẻ, trên cơ sở đó tôi đã biết và nắm vững
số trẻ ở từng độ tuổi, từng thôn trên địa bàn xã, số trẻ đăng ký đi học trong năm
học, mặt khác tôi còn biết được những gia đình nào thuộc diện chính sách, thuộc
diện hộ nghèo, những gia đình nào, chưa muốn cho trẻ đến trường, lý do.
Năm sau điều tra tiếp tôi chỉ yêu cầu giáo viên điều tra những cháu 1 tuổi và
những cháu mới sinh (0 tuổi), bổ sung vào danh sách và cập nhật vào sổ điều tra
của nhà trường.
7 Chính từ việc làm tốt công tác điều tra số liệu trẻ ở trên, kết hợp giữa điều tra
với tuyên truyền và vận động trẻ ra lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch năm học và kế
hoạch dài hạn một cách đầy đủ chính xác, sau mỗi lần báo cáo với cấp xã, với
phòng giáo dục huyện số liệu vẫn nhất quán như nhau không bị lệch lạc thiếu sót
gì. Mặt khác tôi đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể ở từng gia đình, từng thôn để có
cách tiếp tục vận động trẻ đến trường một cách hiệu nhất.
2- Biện pháp : Tuyên truyền vận động cộng đồng đưa trẻ đến trường Mầm
non thông qua các văn bản, thông qua hệ thống thông tin của xã, thông qua
các đoàn thể xã hội,đến tận hộ gia đình để tuyên truyền, thông qua các buổi
họp phụ huynh và thông qua dự giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh.
Công tác huy động trẻ đến trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của
toàn xã hội, vì vậy để họ thấu hiểu được vấn đề này yêu cầu người cán bộ quản
lý phải có kinh nghiệm vận động, thuyết phục, tuyên truyền giúp họ hiểu được
tầm quan trọng trong công tác huy động trẻ mầm non đến trường. Tôi đã tiến
hành thực hiện công tác tuyên truyền như sau:
*Tuyên truyền bằng các văn bản.
Hàng năm cứ vào đầu mỗi năm học sau khi nhận được các văn bản từ cấp trên
gửi về qua đường bưu điện hay qua hộp thư điện tử ,tôi đã đọc kỹ nội dung văn
bản, lập tờ trình gửi về UBND xã và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo địa phương
về những chủ trương lớn, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, bậc học và công tác
huy động trẻ mầm non đến trường trong từng năm học. Tiếp theo tôi đã lập kế
hoạch cụ thể về công tác huy động trẻ đến trường đối với trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu
giáo và báo cáo với xã trong năm học này có bao nhiêu trẻ trong địa bàn xã,
trong số đó cần huy động đến trường với số lượng bao nhiêu, tỉ lệ đạt so với từng
độ tuổi, số lượng trẻ cần huy động đối với từng thôn, xóm và nộp trực tiếp cho
ông Chủ tịch UBND xã để nắm bắt và giúp nhà trường triển khai trong các cuộc
họp quan trọng của xã.
8 Việc làm này bước đầu cũng đã đem lại hiệu quả tương đối khả thi.
*Tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, các thôn
Xã Đông Văn chúng tôi có 7 thôn, tất cả các thôn đều có hệ thống loa truyền
thanh, phát từ trung tâm xã đến các thôn để tuyên truyền về đường lối ,chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân vì
vậy rất thuận lợi cho công tác vận động tuyên truyền trẻ mầm non đến trường
thông qua hệ thống này.
Để công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả cao, đến được với mọi người và
họ thực sự hiểu được sự cần thiết phải đưa trẻ đến trường mầm non khi con, cháu
của họ mới chập chững biết đi, mới bập bẹ biết nói đó là một việc làm khó. Tôi
đã phải dày công viết đi, đọc lại nhiều lần chú ý đến từng câu, từng chữ làm thế
nào để nội dung tuyên truyền thật ngắn gọn nhưng đầy đủ, xúc tích, nổi bật được
trọng tâm.
Ví dụ : Đầu tháng tám hàng năm tuyên truyền về nội dung đưa trẻ mầm non đến
trường.
Tôi viết về tầm quan trọng, vị trí của bậc học mầm non, đặc điển tâm sinh lý
của trẻ, nhiệm vụ của trường mầm non trong năm học, độ tuổi đến trường của
trẻ, các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước khi cho trẻ đến trường sau đó là kế
hoạch huy động trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo của toàn trường trong năm học rồi đến
kế hoạch huy động từng độ tuổi cụ thể ở từng thôn, xóm, tỉ lệ huy động cần đạt
trong năm học, thời gian đưa trẻ đến trường.
Khi đã được phát lên hệ thống loa truyền thanh của xã, tôi tập trung nghe
ngóng ở tất cả các thôn thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên trong trường, các
em học sinh ở cấp THCS, và bà con lối xóm, anh em họ hàng để biết được
thôn nào chưa nghe rõ thông tin và tìm cách tuyên truyền lại ở chính hệ thống
loa truyền thanh của thôn đó giúp cho tất cả mọi người trong thôn cùng được
nghe, biết và thực hiện.
9 Từ việc làm trên đã giúp cho mọi người dân trong xã đã nắm bắt được toàn bộ
những yêu cầu nhiệm vụ của trường mầm non trong năm học, sự cần thiết phải
đưa các cháu đến trường và sẵn sàng đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi quy định.
*Tuyên truyền thông qua các đoàn thể xã hội
Cùng với việc tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, các
thôn, tôi đã phối kết hợp với các đoàn thể phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, hội
người cao tuổi, mặt trận. Tôi đã gặp gỡ trực tiếp các ông, bà trưởng, phó các
đoàn thể trong xã trao đổi trực tiếp về kế hoạch nhiệm vụ huy động trẻ mầm non
đến trường trong năm học ở từng thôn về số lượng trẻ và tỉ lệ cần đạt, để họ cùng
biết , nắm được kế hoạch của nhà trường , nhờ họ giúp đỡ và đưa vào các tiêu
chí thi đua ở các chi hội thôn yêu cầu các gia đình có con ,cháu trong độ tuổi
cùng thi đua nhau đưa trẻ đến trường. Mặt khác thông qua các buổi họp ban chấp
hành phụ nữ xã có đông đủ các chi hội trưởng ở 7 thôn, tôi đã xin phép được trao
đổi về tình hình huy động trẻ mầm non đến trường trong năm học này ở từng
thôn,(có danh sách kèm theo), nhờ họ cùng quan tâm giúp đỡ, nhắc nhỡ, động
viên các gia đình có con, cháu trong độ tuổi cần đưa trẻ đến trường, với nội dung
này đề nghị với họ nên đưa vào tiêu chí bình xét thi đua đối với từng hội viên
trong chi hội.
Nhờ có sự phối hợp trên, tất cả các ban ngành đoàn thể trong xã đã vào cuộc
cùng với nhà trường nên trong những năm học vừa qua trường mầm non chúng
tôi đã huy động số trẻ đến trường khá thuận lợi, đặc biệt là đối với trẻ 3 tuổi và
trẻ ở độ tuổi nhà trẻ.
*Đến tận hộ gia đình để tuyên truyền
Công tác huy động trẻ mầm non đến trường là một việc làm khó đòi hỏi người
cán bộ quản lý phải kiên trì, chịu khó, nhiệt tình, không nóng vội, phải thật sự
bình tỉnh để tìm cho mình một hướng đi, hướng nhìn nhận đúng đắn nhất và đem
lại hiệu quả cao. Đâu phải gia đình nào họ cũng hiểu được vị trí tầm quan trọng
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_nang_cao_ti_le_huy_dong_tr.doc