Giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là việc làm cần thiết và quan trọng. Tổ chức Đội thiếu niên và sao nhi đồng là lực lượng nồng cốt trong các phong trào thi đua, trong việc rèn luyện, giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Muốn tổ chức các phong trào thi đua và các hoạt động thì phải có đội ngũ chỉ huy liên đội vững vàng, nhiệt tình, có nghiệp vụ. Bởi vậy giáo viên tổng phụ trách phải biết lựa chọn, bồi dưỡng các em để các em trở thành những cán bộ giỏi. Muốn làm được việc đó phải biết cách tổ chức, động viên, tạo điều kiện cho các em tự giác tham gia một cách nhiệt tình. Nếu không có phương pháp lựa chọn bồi dưỡng phù hợp, khoa học thì đội ngũ ban chỉ huy liên đội sẽ không phát huy được trách nhiệm và hiệu quả công tác không cao.
7 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị. Cần phải có hướng tiếp cận đúng và giúp các em lựa chọn chỉ huy cho chính xác. Một số căn cứ để lựa chọn ban chỉ huy:
- Căn cứ vào điều lệ Đội và các chỉ dẫn về công tác tổ chức của Đội.
- Căn cứ vào yêu cầu khả năng cụ thể của từng đơn vị để lựa chọn cho thích hợp với tình hình( trường có nhiều khu vực phải lựa chọn để khu vực nào cũng có cán bộ liên đội, ở khối lớp nào cũngốc cán bộ liên đội).
- Căn cứ vào yêu cầu chất lượng năng lực cần có của ban chỉ huy:
+ Học lực đạt khá giỏi.
+ Hạnh kiểm đạt
+ Biết tổ chức điều hành các hoạt động của Đội.
+ Có hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+Tác phong nhanh nhẹn, tính tình hoà nhã, cởi mở, chủ động sáng tạo.
+Tự chủ, công bằng và có lòng yêu mến các bạn, thích hoạt động Đội.
Lựa chọn ban chỉ huy không phải là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em, mà phải lựa chọn các em có những phẩm chất năng lực có thể có được trong học tập, rèn luyện. Điều quan trọng hơn là cần rút ngắn khoảng cách giữa cái hiện có và cái cần có. Do vậy lựachọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng.
2- Việc hướng dẫn cho các em lựa chọn ban chỉ huy:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của các em. Do các em chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn nhận và đánh giá con người một cách khách quan và toàn diện nên cần giúp các em tìm hiểu và hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một ban chỉ huy có đầy đủ phẩm chất và năng lực. Phát hiện nồng cốt, để chọn ban chỉ huy bằng cách thông qua các hoạt động Đội, qua các cuộc giao tiếp để tìm ra những em có năng lực cần thiết hoặc qua việc trao đổi với phụ trách chi đội nắm trước để tìm hiểu đội ngũ nống cốt, lựa chọn ban chỉ huy như sau:
+ Chọn chỉ huy vừa trách nhiệm vừa là nhiệm vụ của đội viên. Do vậy, đội viên cần nghiêm túc suy nghĩ và cân nhắc, không được đơn giản khi đánh giá con người.
+ Giúp đội viên nắm chắc tiêu chuẩn của ban chỉ huy, nhiệm vụ của đơn vị mình để đội viên lựa chọn tốt đối tượng.
+ Lựa chọn ban chỉ huy qua các kỳ đại hội: Trong đại hội cần tôn trọng quyền đề cử, ứng cử, bầu cử của đội viên, phụ trách không được áp đặt tạo không khí vui tươi và phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ, tự quản của đội viên.
3- Việc bồi dưỡng ban chỉ huy:
Đây là việc làm thường xuyên và quan trọng đối với công tác đội. Cần khơi dậy các em phát huy những mặt mạnh, giúp các em vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Về nội dung bồi dưỡng:
a- Bồi dưỡng nhận thức và phương pháp công tác của ban chỉ huy:
- Về nhận thức: Nội dung bồi dưỡng như sau:
Cho các em học tập lịch sử Đội TNTP. Học tập mục đích, tính chất của Đội, cũng như chức năng của Đội, Các em được học tập vai trò của tổ chức Đội cũng như nhiệm vụ của Đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Tổ chức học tập nguyên tắc hoạt động Đội, vai trò của ban chỉ huy liên đội và cán bộ Đội. Ngoài ra, các em học tập tổ chức và hoạt động của tổ chức sao nhi đồng.
Các em học tập cách ghi biên bản, thực hiện ghi đúng sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết..vvHọc tập phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy. Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, tuần) kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua. Phương pháp tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội cũng như các hoạt động tập thể(sinh hoạt các cấp bộ đội, đại hội Độivv..) Các em còn học tập phương pháp kiểm tra, đánh giá các phong trào: Dựa vào tiêu chuẩn có mức độ đánh giá, các hình thức đánh giávv.. phương pháp chỉ đạo điểm và tổng kết kinh nghiệm.
b- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, điều hành của ban chỉ huy:
Bao gồm lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt đội bằng các hình thức thi đua sôi nổi, hấp dẫn, giáo dục đội viên theo mục tiêu của Đội thông qua nhiều hình thức như: Sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi..vvHọc tập cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung, chương trình đề ra.
Bồi dưỡng về cách nhận xét, đánh giá hoạt động Đội, bồi dưỡng về điều khiển nghi lễ, thủ tục( tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ, vv) Bồi dưỡng tổ chức hoạt động chào mừng( Văn nghệ, vui chơi, báo chí..vv).
c- Bồi dưỡng tác phong chỉ huy:
Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, giúp cho các em thạo việc, có bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp và phối hợp với người khác. Bồi dưỡng khả năng tổ chức vàc quản lý một cách toàn diện, đảm bảo tính khoa hoạc. Bồi dưỡng ban chỉ huy trở thành những cán bộ mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể.
d- Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội:
Bao gồm các nội dung sau:
Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức, các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, cắm trại, tham quan.vvTổ chức tập các bài hát điệu múa, trò chơi múa dây, dẫn đường, mật thủ. Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Luyện tập cho đội nồng cốt, luyện tập chung, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng các hội thi.
4- Hình thức bồi dưỡng ban chỉ huy:
a- Bồi dưỡng định kỳ:
Tổng phụ trách có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học.
* Đầu năm học: Bồi dưỡng cho ban chỉ huy phương pháp tổ chức, điều khiển đại hội các cấp, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, nghi chép sổ sách.
* Giữa năm học: Bồi dưỡng cho ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ công tác đội như: Nghi thức, múa hát, trò chơivv và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể.
* Cuối năm học: Hưỡng dẫn phương pháp tổ hợp đánh giá thi đua,kiểm tra chi đội cuối năm học.
b- Bồi dưỡng thường xuyên:
Đầu năm học soạn thảo chương trình bồi dưỡng ban chỉ huy trong kế hoạch hoạt động của liên đội, xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, kỳ.
Ban chỉ huy liên đội: hai tháng sinh hoạt 1 lần. Hướng dẫn nội dung yêu cầu, cách tổ chức sinh hoạt đội theo chủ đề, chủ điểm.
c- Bồi dưỡng theo chuyên đề:
Bố trí cho ban chỉ huy dự sinh hoạt cùng các chi đội nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các chi đội.
d- Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:
Bằng các hoạt động chung của liên đội, cần thu hút và phân công ban chỉ huy các chi đội tham gia như: " Hội thi chi đội trưởng giỏi", " Hội thi vẽ đẹp đội viên". Qua các hoạt động và công việc được phân công, được tham gia quan sát, ban chỉ huy tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá.
5- Phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy:
Việc bồi dưỡng ban chỉ huy là rất quan trọng song phương pháp bồi dưỡng càng quan trọng hơn. Trong năm học qua bản thân tôi đã tiến hành bồi dưỡng theo nhiều phương pháp và đặc trưong là nhưngc phương pháp sau:
a- Phương pháp mở lớp (Học tập trung):
Bản thân tôi đã soạn các nội dung bồi dưỡng như trình bày phần trước. Đã mở lớp bồi dưỡng mỗi tháng 1 lần(trừ tháng 9/2006). Các bài học đều được soạn kỹ và được phê duyệt của ban giám hiệu.
Qua các bài học đều có kiểm tra , bài kiểm tra vừa mang tính lý thuyết vừa có phân loại vận dụng sáng tạo. Bồi dưỡng theo hình thức mở lớp cho các em tiếp thu có hệ thống, bài bản và sâu sắc. Các em được trang bị những kiến thức cơ bản, những lý luận chung rất cần cho hoạt động đội. Phương pháp này cũng rất cần thiết và có tác dụng.
b- Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế:
Tổ chức cho các em trong ban chỉ huy đi về các chi đội cùng sinh hoạt, với những kiến thức đã học được các em vân dụng thực hành ở các chi đội. Trong quá trình đó sẽ bộc lộ những ưu, nhược điểm từ đó bồi dưỡng thêm cho các em để khắc sâu hơn, có kế hoạch làm việc tốt hơn.
c- Bồi dưỡng qua các cuộc họp ban chỉ huy:
* Các cuộc họp định kỳ: Duy trì họp theo lịch quy định, nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra, thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, kế hoạch, nhiệm vụ thời gian tới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em, các công việc đều có ý kiến và qua những ý kiến đó Tổng phụ trách có bộ sung kịp thời đây cũng là dịp để bồi dưỡng các em về nhận thức cũng như việc tổ chức thực hiện các công việc.
6- Kết quả đạt được:
Với phương châm và nội dung làm việc như trên, thời gian qua ban chỉ huy liên đội đã có rất nhiều tiến bộ về nhận thức cũng như việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Năm năm liên tục liên đội được hội đồng đội các cấp công nhận là liên đội mạnh xuất sắc, liên đội dẫn đầu trong toàn huyện về các phong trào. Đặc biệt trong năm học 2006- 2007 liên đội tham gia hội thi: " Nghi thức đội viên" và đạt giải cao.
V- Bài học rút ra:
Sau một năm chỉ đạo công tác đội, bản thân tôi tự rút ra những bài học sau đây:
+ Trước hết, tổng phụ trách phải là người thực sự gắn bó với công việc của mình. Phải biết trăn trở, tìm hiểu phải có quyết tâm cao về đổi mới phương pháp làm việc.
+ Phải tin yêu các em, có trách nhiệm với công việc mình làm,
+ Có kế hoạch cụ thể, sát đúng, phù hợp cho từng công việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội viên.
+ Tích cực tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường.
+ Huy động tốt đội ngũ huynh trưởng, đây chính là yêu tố quan trong giúp cho tổng phụ trách thành công.
+ Phải chú trọng việc xây dựng điểm, đảm bảo hoạt động toàn diện nhưng phải chú ý mũi nhọn.
+ Chú ý phát động các đợt thi đua trong toàn liên đội. Sau mỗi đợt thi đua phải có nhận xét, đánh giá cụ.
+ Phải có kế hoạch tập luyện, bồi dưỡng đội ngũ ban chỉ huy liên đội để làm nguồn cho những năm kế tiếp.
VI- Kết luận:
Hoạt động đội là hoạt động chính trị xã hội dành cho thiếu niên, nhi đồng. Việc bồi dưỡng ban chỉ huy giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức và quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết và quan trọng. Cần thường xuyên chăm lo đội ngũ cán bộ thì phong trào mới có chất lượng và mới đảm bảo tinh bền vững. Bên cạnh đó phải có tài liệu hướng dẫn cho công tác quản lý phải có sự chỉ đạo và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đội thì công tác bồi dưỡng ban chỉ huy mới đạt hiệu quả cao. Những việc bản thân tôi đã làm được chỉ là bước đầu. Tôi sẽ có kế hoạch tiếp nối cho những năm sau để công tác đội thu được nhiều kết quả cao hơn.
Ba Đồn, ngày 16 tháng 4 năm 2008
Người thực hiện
Trần Thị Hà
File đính kèm:
- emng kien kinh nghiem.doc