I./ Giới thiệu chung những nét cơ bản của lớp 5.
Năm học 2006 – 2007 trường Tiểu học An Lạc Tây có bốn lớp 5 ( nằm ở 3 điểm ). Trong đó lớp 5D điểm An Lợi sĩ số 29 học sinh. Nữ 17 em là lớp tôi chủ nhiệm. Độ tuổi học sinh tương đối bằng nhau ( 10 – 11 tuổi ). Có một học sinh thuộc diện con nhà nghèo hoàn cảnh đặc biệt khó khăn em bỏ học giữa chừng. Năm học này nhờ sự hỗ trợ của ngành giáo dục như: Giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quỹ hỗ trợ điểm trường. Sự động viên của thầy cô nên em vào học lại. Sau khi nhận lớp tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm hai môn tiếng việt và toán. Môn toán kết quả như sau:
Giỏi: 2 em; Tỷ lê: 6,90 %
Khá: 7 em; Tỷ lê: 24,13 %
TB: 16 em; Tỷ lê: 55,17%
Yếu: 4 em; Tỷ lê: 13,80%
Trước thực tế như vậy cùng với việc hưởng ứng cuộc vận động hai không do Bộ GD & ĐT phát động đầu năm học 2006 – 2007 bản thân tôi suy nghĩ rất nhiều là giáo viên chủ nhiệm truyền thụ kiến thức của chương trình cuối bậc Tiểu học lòng không vui khi thấy kiến thức toán của các em quá sa sút. Thế thì làm sao các em tiếp tục học lên các lớp trên hay trong cuộc sống hàng ngày, các em phải làm gì? Nỗi lo ấy chắc không riêng tôi mà là của tất cả các thầy cô giáo đang đứng trên bụt giảng.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 5 - Đặng Thị Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên đã hướng dẫn và giải thích tại sao.
- Với học sinh trung bình có thể tìm số đo diện tích của 2 hình cũ và mới bằng cách áp dụng công thức đã học cho học sinh thử nhận diện tích cũ với 9 ( hoặc chia diện tích mới cho 9 ) sau đó so sánh kết quả để tìm ra câu trả lời đúng.
Với học sinh yếu nhất định phải có đồ dùng dạy học để các em nhìn thấy và chấp nhận kết quả của 2 nhóm học sinh tìm ra.
5) Biện pháp kết hợp với cha mẹ học sinh
Để tránh được mâu thuẩn giáo dục cũng như việc hướng dẫn bài được thống nhất giữa gia đình và nhà trường tôi đã tổ chức mời phụ huynh họp theo từng thời điểm.
@ Lần thứ nhất: Họp đầu năm sau khi khảo sát chất lượng báo cáo để phụ huynh nắm được, có hỗ trợ kết hợp thống nhất việc hướng dẫn học ở nhà cũng như phương pháp giáo dục con em ( bằng phương pháp tình cảm thiết phục không doạ nạt sỉ nhục, xúc phạm nhân cách ).
@ Họp lần hai: Sơ kết học kỳ 1 báo cáo kết quả học kỳ cho phụ huynh nắm, kinh nghiệm đưa ra yêu cầu cho học kỳ 2.
@ Họp lần ba: Chuẩn bị khi học kỳ 2 báo cáo kết quả cuối năm hết bậc tiểu học.
Nói chung làm thế nào việc hướng dẫn học tập cho học sinh ở nhà trường và gia đình tránh được những mâu thuẫn trái ngược trong phương pháp giảng dạy con em cũng vì thế phải thống nhất với nhau. Nếu không sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn thậm chí không đạt yêu cầu.
6) Làm tốt công tác chủ nhiệm.
Công tác chủ nhiệm là một trong những yêu cầu cần thiết trong quá trình giáo dục học sinh. Nếu giáo viên không nắm chắc từng đối tượng học sinh, không hiểu tâm tư nguyện vọng điều kiện hoàn cảnh, tâm sinh lý năng lực đặc biệt thì sẽ không có biện pháp giáo dục thích hợp để phát huy các em và có khi còn giảm tác dụng trong giáo dục và giảng dạy.
Do đó giáo viên chủ nhiệm phải nắm được yêu cầu trên. Ngoài ra còn làm tốt các loại sổ sách cập nhật thường xuyên nhật kí chủ nhiệm theo dõi chính xác diễn biến của từng học sinh.
7) Bồi dưỡng phụ đạo học sinh.
Việc bồi dưỡng phụ đạo học sinh cũng là nhu cầu hết sức cần thiết ngay sau lần khảo sát đầu năm, tôi đã phát hiện học sinh yếu toán từ đó hàng ngày tôi tranh thủ đến lớp trước 15 phút và sau giờ tan học 10 phút cho những đối tượng yếu. Tôi phụ đạo học sinh những phần học sinh bị hỏng kiến thức hoặc trong bài giảng chỗ nào chưa nắm chắc tôi sẽ hướng dẫn lại. Bằng biện pháp này chất lượng nâng cao rõ rệt. Đối với lớp 5 có nhu cầu thi học sinh giỏi vì thế sau khi biết được đối tượng khá giỏi tôi đã tiến hành bồi dưỡng ngay từ đầu năm. Hàng tuần bồi dưỡng thêm 2 buổi ( chéo trong tuần ), làm việc này để hấp thụ kiến thức và giúp học sinh giỏi làm những bài toán khó có nội dung dự kiến phức tạp.
8) Biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng
a. Biện pháp hướng dẫn học sinh học tập trên lớp ở nhà.
Trên lớp chú ý nghe giảng bài mạnh dạn tham gia xây dựng bài nắm chắc những yêu cầu cần khắc sâu biết được sự liên quan giữa kiến thức cơ bản và kiến thức mới biết ứng dụng vào bài làm.
Ở nhà gia đình tối thiểu phải tổ chức được cho các em góc học tập có thời gian biểu tạo thành thói quen cho các em, giáo viên có thể kiểm tra qua việc làm bài thời gian biểu học tập chia nhóm học tập ở nhà cho học sinh.
Đọc thuộc các qui tắc công thức vừa học, khắc sâu trí nhớ giải các bài tập ( phần này tổ chức cho học sinh học nhóm ) phải kèm cập nhắc nhở dù sao mức độ ý thức của học sinh ở lứa tuổi này vẫn chưa cao.
b) Xây dựng các điều kiện phục vụ môn học để đảm bảo nâng cao chất lượng.
Đồ dùng học tập trang thiết bị dạy học cố gắng tạo điều kiện làm và sử dụng trong từng tiết học.
Sách hướng dẫn ( sách giáo khoa ) có đầy đủ sách hướng dẫn đọc và nghiên cứu các tài liệu giảng dạy toán nhất là những tạp chí giáo dục. Những tài liệu của chương trình thường xuyên. Tuy nhiên không quá rập khuôn theo hướng dẫn mà phải chuẩn bị bài sao cho phù hợp theo năng lực học sinh. Nhưng dù sau sách hướng dẫn nó vẫn là cẩm nang cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị cho mỗi bài dạy.
Phòng học bàn ghế học sinh ( 15 bộ 2 chỗ ngồi cho 29 học sinh )
Đồ dùng học tập học sinh sách giáo khoa được trang bị đầy đủ mỗi em một quyển làm bài tập. Ngoài ra còn một quyển vở nháp riêng phục vụ cho việc giải bài tập trong giờ học thêm.
Bảng con là dụng cụ không thể thiếu được đối với môn toán. Vì thế tất cả học sinh đều có bảng con để dễ dàng trong học tập. Việc sử dụng bảng con đối với môn toán thường tập trung vào thực hành giải bài tập.
Song song với các dụng cụ trên học sinh phải có đầy đủ viết mực, thước kẻ, bảng, bông lau, cặp da,...
c) Dự giờ đồng nghiệp:
Việc học hỏi đồng nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết. Do đó ngoài những sắp xếp củøa Ban giám hiệu. Tôi còn tranh thủ dự giờ anh chị em có tay nghề vững công tác lâu năm. Qua đó rút kinh nghiệm cho bản thân và học hỏi thêm.
Ngoài ra bản thân tôi đã được Ban giám hiệu dự giờ rất nhiều và tổ chức thanh tra toàn diện, thao giảng khối – giao lưu với trường bạn. Từ đó giúp tôi thấy rõ những hạn chế trong quá trình giảng dạy. Rút được nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục và giảng dạy học sinh.
d) Kết quả học tập của học sinh:
Qua áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy rằng chất lượng học toán của các em đã được nâng lên khá rõ rệt cụ thể kết quả cuối năm như sau:
Năm học
Tổng số học sinh
Xếp loại môn toán
Giỏi
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
TB
Tỷ lệ
Yếu
Tỷ lệ
2006 – 2007
29
7
24,14
12
41,38
10
34,48
Thực tế qua năm học 2006 – 2007 của lớp tôi chủ nhiệm không em nào xếp loại yếu môn toán ( so với chất lượng đầu năm ).( Tất cả đều thực hiện trôi chảy các pháp tính ) kết quả cuối năm học sinh được xét hoàn thành chương trình bậc tiểu học 29/29 học sinh tỉ lệ 100%.
Năm học 2007 – 2008 tôi tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm trên vào giảng dạy đối với lớp tôi. Qua gần nửa năm học kết quả môn toán đối với lớp tôi có nhiều chuyển biến khả quan. Tôi tin rằng đến cuối năm về chất lượng học môn toán các học sinh lớp tôi sẽ không còn học sinh yếu.
* KẾT LUẬN:
Việc rèn luyện giúp học sinh học tốt môn toán là đúng, điều rất quan trọng và cần thiết làm cơ sở cho các em học tiếp lên các lớp trên. Áp dụng vào cuộc sống thực tế sau này có vốn kiến thức khi giao tiếp.
IV. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm:
Muốn nâng cao được chất lượng môn toán lớp 5 công việc đầu tiên đối với bản thân giáo viên phải ổn định tư tưởng trong công tác. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy đáp ứng được yêu cầu, các tài liệu tham khảo phải thường xuyên nghiên cứu làm tốt công tác chủ nhiệm. Nắm chắc học sinh
từng mặt từ đó mới có thể giảng dạy phù hợp cho từng em, có phương pháp thích hợp phải chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp, để tránh tình trạng giảng dạy mang tính thông tin dạy chay hoặc dạy sai kiến thức, biết kết hợp giữa gia đình và nhà trường một cách nhịp nhàng tránh những mâu thuẫn trái ngược, về phía học sinh phải được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập phải chú ý nghe giảng tạo cho các em có thói quen mạnh dạn tham gia xây dựng bài. Nhận xét đánh giá, nắm được phần bài cần khắc sâu phần nào cần lướt qua và nói chung phải chuẩn bị bài đầy đủ đặc biệt là phải được sự quan tâm ủng hộ của Ban giám hiệu.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua giảng dạy môn toán lớp 5 tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân sau:
- Kiểm tra chất lượng đầu năm phân loại từng đối tượng học sinh có biện pháp giúp đỡ từng em cụ thể phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của các em tránh giảng dạy chung chung.
- Luôn có những câu hỏi gợi mở dứt khoát rõ ràng dễ dẫn dắt học sinh khi trả lời còn lúng túng.
- Động viên khen ngợi khuyến khích kịp thời trước mỗi thành công của học sinh.
- Tôn trọng ý kiến của các em để mỗi học sinh rự tin và tự hào về mình.
- Chấm chữ bài cho học sinh một cách vộ tư không thiên vị.
- Sử dụng trang thiết bị dạy học có hiệu quả làm thêm một số đồ dùng cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Giáo viên nên nhận xét sửa sai khi học sinh trả lời câu hỏi nó có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả của học sinh.
- Khuyến khích học sinh trau đổi lẫn nhau hướng dẫn kế hoạch thêm ở nhà. Đọc báo tranh truyện thiếu nhi.
- Tham khảo tài liệu nắm vững cấu trúc chương trình.
- Kết hợp mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Giáo viên phải yêu nghề sai mê với công việc, có tấm lòng yêu trẻ, phải thật gần gũi yêu thương động viên tinh thần học tập của học sinh. Từ đó giúp các em nâng cao trình độ hiểu biết của mình.
Tôi rất mong học hỏi thêm của nhiều bạn đồng nghiệp những kinh nghiệm hay. Cùng các ý kiến đóng góp quí báu của quý thầy cô trong sự nghiệp giáo dục.
Tháng 12 – 2007
Đặng Thị Thuỷ
File đính kèm:
- sang kien KN.doc