Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng anh cho hs yếu, kém ở khối lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Huỳnh Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

 1.Lí do chọn đề tài:

 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn:

 3. Thực trạng vấn đề:

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Giải quyết vấn để:

 II. Giải pháp thực hiện:

 *Biện pháp đối với học sinh cá biệt.

 III. Kết thúc vấn đề.

 1. Kết quả đạt được:

 2.Khả năng nhân rộng:

 3. Bài học kinh nghiệm:

 *Hạn chế:

 4. Ý kiến đề xuất:

 C. KẾT LUẬN

 

 

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng anh cho hs yếu, kém ở khối lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Huỳnh Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói chung, trường THCS Nguyễn Khuyến nói riêng. Để giúp các em có thể áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế mà quan trọng nhất là làm thế nào để các em có thể hệ thống lại kiến thức thông qua việc làm bài trên giấy đạt kết quả tốt. Chính vì lý do đó nên việc tìm ra biện pháp giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh yếu kém cũng hết sức cần thiết 3. Thực trạng vấn đề: Trường THCS Nguyễn Khuyến là một trường vùng ven, nằm trên quốc lộ 1A thuộc xã Tân Ngãi, TPVL, đa số các em là con của nông dân, lao động tự do hoặc mua bán nhỏ, nên việc quan tâm đến việc học của con em họ cũng hạn chế. Từ đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của các em không cao, thậm chí là quá thấp, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Bên cạnh đó, một số em mất cơ bản, học yếu kém, chán nản không thích học, chán ghét bộ môn, dẫn đến kết quả rất thấp. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của mình tôi phải chú trọng nâng kém, bồi yếu cho những học sinh yếu, kém. PHẦN NỘI DUNG Giải quyết vấn để: Là một giáo viên dạy môn Tiếng Anh tôi cũng có những khó khăn và thuận lợi khi dạy bộ môn này. Ngoài những khó khăn tôi đã nên trên, tôi cũng có những thuận lợi là một số em rất ham học bộ môn này, tìm tòi và học hỏi ở thầy cô, bạn bè và thậm chí là tự học. Chính vì vậy mà điểm bài kiểm tra các em khá cao. Để tiến hành việc nâng kém, bồi yếu cho học sinh, trước tiên khi nhận lớp tôi phải nắm bắt được hết các đối tượng học sinh, phân hóa học sinh thành ba nhóm đối tượng: khá- giỏi; trung bình; yếu-kém. II. Giải pháp thực hiện: Tôi tiến hành khâu tổ chức lớp, phân tổ, nhóm, cặp cho học sinh. Tôi lôi kéo các em tích cực tham gia vào bài học bằng cách cho các em tham gia nhiều trò chơi đơn giản mà tất cả các em có thể tham gia được. Tôi cố gắng tạo niềm ham thích học bộ môn ở các em. Sau một đơn vị bài học, tôi soạn đề kiểm tra tổng hợp kiến thức của bài đó cho các em kiểm tra nhanh 10 hoặc 15 phút để tôi biết được các em tiếp thu kiến thức ở mức độ nào. Sau khi phát bài, tôi sẽ phân công một học sinh giỏi kèm một học sinh yếu hoặc kém, một học sinh khá kèm một học sinh trung bình những phần mà các bạn chưa nắm được. Các em khá giỏi sẽ hướng dẫn lại những bài tập đó cho bạn mình và báo cáo kết quả với tôi. Tôi áp dụng như thế đối với từng đơn vị bài học, nghĩa là sau mỗi bài tôi yêu cầu các em phải củng cố ngay những kiến thức mà bạn em bị hỏng . việc kiểm tra kết quả học tập của các em là bài kiểm tra 1 tiết, qua bài kiểm tra 1 tiết tôi sẽ rút kinh nghiệm cho các em, phần nào các em nên nắm vững, phần nào các em cần ôn tập lại. Cuối cùng khi kết quả thi HK1 của những em yếu kém được nâng lên thì tôi sẽ cộng điểm cho em học sinh khá giỏi nào đã kèm cho bạn đó. Riêng đối với lớp 7/2 và 7/3 vì đối tượng học sinh khá giỏi không có nên việc hướng dẫn lại phần kiến thức các em chưa nắm được tôi phải tự làm. Thời gian tôi ôn tập lại kiến thức cho các em là vào 15 phút đầu giờ và những giờ học buổi chiều. Tôi hướng dẫn và yêu cầu các em thuộc bài tại lớp. Ví dụ như ở chương trình lớp 7, HK2 các em làm quen với thì quá khứ đơn của cả động từ bất qui tắc và hợp qui tắc, cách phát âm động từ thêm –ED, CHỊ NÊU CỤ THỂ VỀ PHẦN LÝ THUYẾT PHÁT ÂM –ED VÀ NẾU CÓ THỂ THÊM MẸO DỄ NHỚ CHO CÁC ÂM NÀO SẼ ĐUỢC PHÁT ÂM ID, VD NHƯ ĐỌC LÀ “ID” THÌ PHẢI SAU “t,d” MÌNH NHỚ LÀ “TA ĐI”, CÁI NÀY EM O RÀNH CHỊ BIẾT THÌ NÓI THÊM.tôi cho các em học thuộc tại lớp (đọc được và viết đúng), khuyến khích bằng cách cho điểm nếu em nào thuộc và viết đúng tại lớp. Trong giờ học chính thức, đối với học sinh yếu kém, nếu các em phát biểu đúng, và làm đúng phần bài tập có liên quan đến kiến thức cũ, tôi đề nghị lớp tuyên dương và cộng cho em 0,5 điểm vào bài kiểm tra 15 phút. Sau khi học xong một đơn vị bài học (unit), tôi yêu cầu các em cố gắng nhớ lại những chủ điểm ngữ pháp đã học trong bài gồm bao nhiêu chủ điểm, nói về cái gì, cấu trúc như thế nào, và có bao nhiêu từ vựng. Sau đó ghi lại tất cả các từ mà các em đã học trong bài vào một quyển vở khác và tự kiểm tra lại. Nếu các em còn sai hoặc thiếu sót, tôi động viên các em học lại để hoàn chỉnh bài học cũ trước khi sang bài học mới. Để kiểm tra việc học này của các em ở nhà, vào lớp tôi tổ chức cho các em tham gia các trò chơi như Bingo, Change game, ... hoặc một số trò chơi mà tôi tự nghĩ ra như “ ai nhanh hơn”... *Biện pháp đối với học sinh cá biệt: CHỊ HÃY NÊU RÕ 1 VÀI VÍ DỤ Ở ĐƠN VỊ BÀI HỌC, VÍ DỤ NHƯ GIAO CHO HS HỌC CÁI GÌ Ở BÀI NÀO VÀ CHỊ KIỂM TRA LẠI KẾT QUẢ RA SAO, NÊU TRUỜNG HỢP TIẾN BỘ CỦA VÀI EM. Đối với học sinh cá biệt, tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm khuyến khích các em chấp nhận học tập với bạn cùng nhóm và thực hiện tốt những gì tôi yêu cầu. Nếu các em không thực hiện, tôi nhờ giáo viên chủ nhiệm liên hệ với phụ huynh để nhờ sự hổ trợ từ gia đình các em.Tuy nhiên trước khi tôi thực hiện như thế, tôi vẫn tạo cho các em sự ham thích học và giúp các em thấy được lợi ích của việc học Tiếng Anh. Những học sinh yếu kém sau khi có tiến bộ, tôi cũng báo qua cho giáo viên chủ nhiệm nắm và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tuyên các em trước lớp nhằm giúp các em xóa đi mặc cảm học yếu, có động lực để phấn đấu tiếp. III. Kết thúc vấn đề. 1. Kết quả đạt được: Qua một năm áp dụng biện pháp trên, tôi đã thu được những kết quả như sau: Lớp Loại Đầu năm Học kì 1 Cuối năm 7/2 – 34HS Giỏi 0 0 0 Khá 0 4 - 11,76% 5 - 14,71% T.bình 7 - 20,58% 15 - 44,12% 18 - 52,94% Yếu 13 - 38,24% 11 - 32,35% 10 - 29,41% Kém 14 - 41,18% 4 - 11,76% 1 - 2,94% 7/3 – 30HS Giỏi 0 0 0 Khá 0 3 - 10% 4 - 13,33% T.bình 3 - 10% 10 - 33,33% 14 - 46,67% Yếu 7 - 23,33% 15 - 50% 11 - 36,67% Kém 20 - 66,66% 2 - 6,67% 1 - 3,33% 7/5 – 30HS Giỏi 4 - 13,33% 6 - 20% 10 - 33,33% Khá 10 - 33,33% 12 - 40% 14 - 46,67% T.bình 10 - 33,33% 10 - 33,33% 6 - 20% Yếu 6 - 20% 2 - 6,67% 0 Kém 0 0 0 2.Khả năng nhân rộng: Có thể thấy việc áp dụng biện pháp nâng kém bồi yếu của tôi đã đem lại kết quả tốt hơn khi tôi chưa áp dụng, đều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu, tìm tòi những biện pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Qua biện pháp nâng kém, bồi yếu của tôi, thiết nghĩ không chỉ sử dụng trong phạm vi khối lớp 7 hay chỉ ở những lớp yếu kém mà chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các khối khác, kể cả những lớp có học sinh khá giỏi. 3. Bài học kinh nghiệm: Nói tóm lại, để thành công trong việc dạy Tiếng Anh cho học sinh, nhất là đối với học sinh yếu kém, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các bước lên lớp với lượng kiến thức trong sách giáo khoa. Để thu hút sự chú ý học tập của các em, ngoài những phương pháp giảng dạy cụ thể, giáo viên nên sử dụng tranh minh họa, các giáo cụ trực quan. Giáo viên cũng nên vận dụng các bài tập lồng vào thực tế để tạo cơ hội cho học sinh có thể hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Qua các biện pháp mà tôi đã áp dụng để dạy học sinh yếu kém của mình, tôi thấy đã mang lại hiệu quả rất khả quan, tôi sẽ cố gắng duy trì, không ngừng tìm tòi học hỏi để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. *Hạn chế: + Đối với giáo viên: - Số lượng học sinh yếu kém tập trung nhiều ở hai lớp 7/2 và 7/3 nên việc hướng dẫn và bám sát các em còn hạn chế. + Đối với học sinh: - Một số em cá biệt, ham chơi, không hợp tác với giáo viên. - Đa số các em mất căn bản từ lớp dưới nên việc học và vận dụng kiến thức mới cũng gặp nhiều khó khăn. - Một số học sinh yếu kém lại thiếu sự quan tâm của phụ huynh nên việc kết hợp với giáo viên găp khó khăn. Chính những lý do trên, mặc dù qua thời gian thực hiện kết quả rất khả quan, nhưng học sinh yếu kém vẫn còn. 4. Ý kiến đề xuất: Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng vấn đề, những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài này, để chất lượng giảng dạy ngày càng được cải thiện và cao hơn, bản thân tôi có những kiến nghị như sau: + Về phía chính quyền địa phương: - Cần quan tâm hơn nữa đối với học sinh nghèo, cận nghèo, học yếu, nhưng có ý chí vươn lên. - Cần có biện pháp chế tài đối với những phụ huynh được sự quan tâm của chính quyền nhưng lơ là, bỏ mặc con em mình không quan tâm. + Về phía nhà trường: - Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, tự học để nâng cao trình độ. - Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời tạo động lực để giáo viên cống hiến tốt. + Về phía giáo viên: - Tận tâm, nhiệt tình, yêu thương học sinh và luôn có trách nhiệm cao trong công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. + Về phía phụ huynh: - Các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học của con em mình như dành thời gian cho các em học và làm bài tập ở nhà. - Đôn đốc và kiểm tra việc học ở trường cũng như ở nhà của các em. - Kết hợp với nhà trường trong việc quản lý và giáo dục các em. + Về phía học sinh: - Cần có thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần và có ý chí phấn đấu. C. KẾT LUẬN: Trên đây là những phương pháp, biện pháp và kết quả mà tôi đã áp dụng và đạt được trong năm qua. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh ở trường Nguyên Khuyến nói riêng, cũng như các trường bạn nói chung. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ cố gắng phát huy hơn nữa những kết quả đạt được của việc thưc hiện đề tài này, đồng thời không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn trong giảng dạy để góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học. Tất nhiên sẽ còn nhiều thiếu sót và kinh nghiệm chưa hoàn chỉnh, kết quả đạt được chưa cao. Tôi xin chân thành lắng nghe các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, BGH và các bạn đồng nghiệp nhằm nâng cao biện pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu kém ngày càng đạt hiệu quả hơn. Xin cám ơn! Tân Ngãi, ngày 30 tháng 5 năm 2012 Người thực hiện Trần Thị Huỳnh Trang CHỊ TRÌNH BÀY CÁC TIÊU ĐỀ IN ĐẬM, ĐÓNG KHUNG BÀI, BÊN DUỚI CÀI SỐ TRANG GIẤY, ĐỂ HÀNG CHỮ DUYỆT CỦA TT VÀ DUYỆT CỦA BGH (ĐỪNG ĐÓNG KHUNG DUYỆT) - ĐỌC DÒ LẠI CHÍNH TẢ, CANH GIẤY THEO YÊU CẦU.

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Giáo án liên quan