Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta - những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc : Đặt câu lời giải cho bài toán.
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn Lớp 2 - Vũ Thị Quý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :
“ Lấy học sinh làm trung tâm”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 - 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học.
Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc: Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập. Vì :
- Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khắn, phức tạp :
Giải toán không phải chỉ dựa vào mẫu để giải mà đòi hỏi phải biết vận dụng các kỹ năng linh hoạt, sáng tạo. Đòi hỏi học sinh phải nắm được những khái niệm cơ bản khi giải toán có lời văn.
Nắm vững các bước giải toán có lời văn và biết vận dụng kết hợp mẫu, khái niệm và tính sáng tạo.
*Từ những vấn đề trên, ta thấy hoạt động giải toán có lời văn là một hoạt động phức tạp và khó khăn, không đơn giản.
- Do đó người GV cần chú ý đến các phương pháp giảng dạy :
Có nhiều phương pháp giảng dạy như : Hỏi đáp, quan sát, trò chơi nhưng chủ yếu là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
Có nhiều phương pháp nhưng không có phương pháp nào là tối ưu cả, nên trọng tâm dạy học người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt và sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao.
- Một điều nữa cần khắc sâu kiến thức cho HS là Các bước giải toán có lời văn ở lớp 2 :
* Nghiên cứu đề bài :
- Tìm hiểu bài :
+ Cho học sinh đọc đề bài toán nhiều lần.
+ Xác định yêu cầu của đề bài toán (cái đã cho và cái cần tìm).
- Trình bày số liệu đã tìm được.
Ví dụ :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi (yêu cầu tìm) gì ?
*Thiết lập các mối quan hệ của bài toán :
- Học sinh thảo luận, tóm tắt nội dung bài toán.
- Định dạng phép tính và kết quả của phép tính.
* Lập kế hoạch giải bài toán.
Học sinh thảo luận tìm tòi lời giải cho bài toán.
* Tiến hành giải. (Trình bày bài giải)
- Sau khi tiến hành thiết lập các mối quan hệ và tiến hành giải toán.
- Có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ thảo luận đặt lời giải và phép tính cho bài toán có lời văn.
- Đưa ra đáp số cho bài toán.
* Kiểm tra kết quả của bài toán.
- Sau khi đưa ra kết quả, học sinh cần phải kiểm tra lại đề bài và kết quả theo dữ kiện đề toán.
- Thay thế kết quả và thử lại theo dữ kiện.
IV. Kết quả do sáng kiến đem lại:
1. Kết quả nghiên cứu.
Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đã thu được những kết quả ban đầu trong việc dạy học “Giải toán có lời văn” nói riêng và trong chất lượng môn Toán nói chung bởi vì “Giải toán có lời văn” là dạng toán khó và mới của chương trình thay sách. Học sinh phải đặt lời giải trước phép tính và kết quả của bài toán. Nếu các em nắm chắc được cách giải toán ở lớp hai chắc chắn sau này các emhọc lên các lớp trên sẽ có điều kiện tốt hơn ở dạng toán khó hơn.
Trong năm học trước có những em khi giải toán còn đặt câu lời giải như: “Có tất cả bao nhiêu là:” hoặc “Hỏi số gà còn lại là:”
Những lỗi đó đến nay không còn nữa, học sinh lớp tôi không những biết cách đặt câu lời giải hay, viết phép tính đúng mà còn biết cách trình bày bài giải đúng, đẹp.
Năm học 2013 - 2014 này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A. Tổng số học sinh của lớp là 29 em. Có 15 em nữ. Các em phân bố rải rác ở các thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường, Phòng GD ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả nhất định. Năm học 2013 – 2014 lớp 2A do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có kết quả như sau : (kết quả tính đến cuối tháng 4/2014).
- Số bài giỏi : 27 bài.
- Số bài khá : 2 bài.
- Số bài trung bình : Không có.
- Số bài yếu: Không có.
Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên.
Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu đã không còn, số học sinh khá giỏi tăng đặc biệt là tỷ lệ HS giỏi qua 3 lần kiểm tra rất cao. So với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Ban giám hiệu nhà trường trong khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng
của mình.
Tôi tin tưởng rằng với kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao hơn.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng của mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được một vài kinh nghiệm sau:
- Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu, phân loại học sinh theo đúng trình độ và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
- Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy.
- Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
- Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung ở từng bài học.
- Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên, vì sách giáo viên chỉ là tài liệu hướng dẫn - tham khảo, không thể áp dụng đại trà với mọi đối tượng học sinh trong lớp được.
- Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
- Trong quá trình hướng dẫn giải toán có lời văn (ở lớp 2) giáo viên cần lưu ý hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các em cách đặt câu lời giải cho hay, cho xúc tích. Vì việc thực hiện phép tính các em đều có thể nêu được ngay sau khi đọc xong đề toán.
- Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chú ý nhiều đến kĩ năng : nghe - đọc - nói - viết trong các môn học. Luyện kĩ năng hỏi - đáp giúp các em có vốn từ ngữ lưu thông hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu lời giải cho bài toán.
- Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.
- Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo viên trong mọi lúc của giờ học.
- Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như : Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và tập trung chú ý tới tất cả các đối tượng để giúp các em học tốt hơn.
+ Kết hợp ba môi trường giáo dục, tạo niềm tin say mê học Toán giải toán của học sinh.
+ Phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh tự tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Nhờ vậy mà HS nắm bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, tự tin hơn làm cho không khí tiết học sôi nổi không gò bó. HS tự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó HS có hứng thú với việc học giải toán có lời văn, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất.
+ Đặc biệt là rèn cho HS kỹ năng phân tích đề bài, cách trình bày bài giải.
- Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều quan trọng nhất trong dạy học là : Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên.
- Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tin rằng chất lượng môn toán nói chung và phần giải toán có lời văn nói riêng của các em lớp 2 sẽ có kết quả nhất định và là nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ở các lớp sau.
V. Ý kiến đề xuất, kiến nghị:
* Đối với cấp trên:
- Thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” hơn nữa cho các giáo viên khối 2 trong huyện cùng học tập.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy.
- Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
- Nhà trường cùng địa phương tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các em học tập tốt hơn.
* Đối với giáo viên :
- Thường xuyên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa để nâng cao tay nghề.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc học của học sinh và ghi nhận kết quả học tậo của các em dù là một tiến bộ rất nhỏ.
* Đối với học sinh và phụ huynh:
- Mua đủ sách giáo khoa cho các em, động viên khuyến khích cho các em đọc thêm sách, báođể học tập cách giải toán nhanh và hay.
- Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên để tạo điều kiện cho các em học tập được tốt hơn.
3. Kết luận
- Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phhần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và với dạng bài “Giải toán có lời văn” trong môn Toán 2 nói riêng.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV : “Thầy dạy tốt, trò học tốt”.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Phú, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Người viết
Vũ Thị Quý
Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
Xác nhận, đánh giá xếp loại
(Ký tên, đóng dấu)
. ..
..
..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
.
..
.
..
..
... ...
File đính kèm:
- Sang kien KN giai toan co loi van lop2.doc