I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn, trong một thời gian dài cho học sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn. Nó cũng là một nội dung không thể thiếu được trong xã hội nói chung và trong các nhà trường nói riêng.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Huấn luyện phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT . Sức bền có ý nghĩa đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng LVĐ(lượng vận động) đối với học sinh.
Phát triển tố chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh THCS - Trần Văn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành: sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn.
+ Huấn luyện sức bền cơ sở:
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền chung cho các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển chung , đó là các bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% - 85% sức, quãng nghỉ không có hoặc rất ngắn ( nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng), các dạng bài tập:
. Chạy việt dã biến tốc 3000mà4000m tối đa
. Chạy biến tốc cự ly 100m + 100m hoặc 200m + 200m.
. Chạy lặp lại cự ly chạy từ 100m – 2000m.
. Quay dây tần số nhanh 30”à1 phút.
. Chạy trên địa hình tự nhiên, vòng số 8 từ 2phútà3phút.
. Chạy đạp sau liên tục 60mà100m.
. Chạy nâng cao gối 20m chuyển sang chạy tốc độ 100m.
. Chạy gót chạm mông 20m chuyển sang chạy 200mà300m (70%sức).
. Chạy theo đường díc dắc 20m chuyển sang chạy tốc độ 50m.
. Chạy tuỳ sức 5phútà7phút.
. Chạy biến tốc cự ly 300mà500m.
+ Huấn luyện sức bền chuyên môn:
Nhằm phát triển trực tiếp năng lực sức bền thi đấu chuyên môn, phương tiện chính là các cuộc thi đấu, kiểm tra và các bài tập thi đấu và điều kiện gần giống thi đấu. Và các dạng bài tập có cường độ hoạt động từ 85% - 100% sức, cường độ tối đa, khối lượng trung bình – thấp
Căn cứ vào mục đích phát triển các dạng năng lực sức bền , tôi sử dụng một số phương pháp sau:
1/ Phương pháp kéo dài:
Phương pháp này có đặc điểm là LVĐ kéo dài không có thời gian nghỉ giữa. Việc nâng cao khả năng hấp thụ ôxy có thể thực hiện theo hai cách khác nhau: Hoặc là thông qua một LVĐ liên tục trong điều kiện đủ ôxy, hoặc là thông qua một LVĐ kéo dài, nhưng thay đổi cường độ vận động để tạo nên quá trình trao đổi năng lượng thiếu ôxy trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy phương pháp kéo dài có thể thực hiện dưới các dạng sau:
a/ Phương pháp liên tục:
Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động có thể xác định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ theo yêu cầu của từng môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140l/ph – 150l/ph. Nếu sử dụng mạch đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các đặc điểm là những học sinh lứa tuổi 13 khi thực hiện các lượng vận động thường có mạch đập cao hơn những học sinh lứa tuổi 14.
b/Phương pháp thay đổi:
Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận động, khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các cơ quan cung cấp năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời gian nhất định.
c/ Phương pháp ngẫu hứng:
Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp này được sử dụng trong môi trường tự nhiên.
2/ Phương pháp dãn cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn, không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện.
3/ Phương pháp lặp lại:
Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần của các yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời gian vận động.
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, Giáo viên cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật để học sinh tập luyện. Trước khi cho học sinh luyện tập, Giáo viên cần nói rõ đặc điểm đường chạy, cự ly chạy, kỹ thuật cần sử dụng, thời gian , số lần.
Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền còn phải giáo dục phẩm chất đạo đức, tâm lý, sinh lý, chế độ vệ sinh, tự xoa bóp, tự kiểm tra để phòng và xử lý chấn thương, giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức chính là kỷ luật, ý chí khắc phục khó khăn, tin tưởng ở chính mình. Từ đó các em kiên trì, dũng cảm trong tập luyện, bồi dưỡng phẩm chất ý chí là khâu chủ yếu trong việc chuẩn bị về tâm lý cho các em vào kiểm tra và thi đấu. Trong đó điều kiện quan trọng nhất là cho học sinh quen với hình thức thi đấu, rèn luyện khả năng không lùi bước trước khó khăn, vững về tâm lý trong lúc căng thẳng nhất. Mặt khác, ta cần phải đặt ra mục đích cho từng giờ học, buổi tập. Những buổi tập ấy, sự tương quan giữa lượng vận động với khả năng từng học sinh, Giáo viên cần ghi rõ nội dung kế hoạch của từng ngày, ghi rõ thành tích của từng nhóm ( sức khoẻ) học sinh, để nắm được thể lực của từng nhóm mà áp dụng bài tập cho phù hợp.
Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy bền là các giờ tập theo lớp 90ph hoặc các buổi tập huấn luyện đội tuyển. Bắt đầu bằng tập nhẹ nhàng rồi tăng dần, sau đó thực hiện với nội dung chính, phần cuối buổi tập giảm nhẹ với các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh.
Phân tích các chỉ tiêu và lượng vận động nên tiến hành trong các buổi tập đầu tiên. Giáo viên phải xác định lượng vận động đó có phù hợp với học sinh hay không, phản ứng của cơ thể và sự phục hồi thể lực của học sinh như thế nào? việc nắm kỹ thuật, phẩm chất ý chí của học sinh ra sao? Trong mọi trường hợp cần xác định mọi chỉ tiêu ở mức độ bình thường, không chịu ảnh hưởng của lượng vận động lớn. Sau thời gian dài luyện tập chỉ tiêu ở mức trung bình có thể thay đổi. Đối với học sinh THCS muốn có sức khoẻ tốt và nâng cao thành tích thì phải giữ đúng chế độ sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phải tuân theo thời gian biểu hàng ngày.
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC
Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất là những biện pháp rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xảy ra.
Kiểm tra y học là một bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ thống giáo dục thể chất. Kiểm tra y học trong giáo dục thể chất nghiên cứu trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng, trình độ tập luyện của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép Giáo viên cũng như bản thân người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch tập luyện chính xác và tăng cường sức khoẻ.
1. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học là đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện GDTC, thúc đẩy việc sử dụng GDTC để phát triển hài hoà, củng cố và tăng cường sức khoẻ người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với học sinh. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, công tác kiểm tra y học phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Nó có thể được tiến hành bằng các hình thức sau:
- Kiểm tra y học thường kỳ đối với tất cả các em học sinh tham gia luyện tập TDTT.
- Theo dõi y học – sư phạm đối với các em học sinh trong quá trình GDTC.
- Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác.
- Đề phòng và điều trị bước đầu các chấn thương và các trạng thái bệnh lý.
- Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao.
- Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường.
Kiểm tra và đánh giá sự phát triển thể lực còn thông qua phương pháp quan sát, nhân trắc .
2. Nhiệm vụ chính của tự kiểm tra trong tập luyện TDTT của học sinh là ghi chép hàng ngày các kết quả qua kiểm tra thu được vào một quyển nhật ký riêng, gọi là “ nhật ký tập luyện”. Trong GDTC ở nhà trường , tự kiểm tra có thể bao gồm các chỉ số cơ bản là cảm giác chung , ngủ, cảm giác ăn uống, mạch đập, cảm giác đau, cân nặng, tập luyện TDTT, thành tích tập luyện, các vi phạm chế độ sinh hoạt.
IV. KẾT QUẢ CỤ THỂ:
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn e ngại khi luyện tập chạy bền và thường hay mệt mỏi sau mỗi buổi tập luyện. Tuy nhiên qua việc áp dụng một số phương pháp đã được tổng hợp trong sáng kiến này, thì các em đã có ý thức tự giác tích cực tập luyện và khả năng khắc phục mệt mỏi, sức chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian tương đối dài là rất tốt. Thành tích thể thao của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
So sánh thành tích của các em học sinh lứa tuổi 14 năm học
2007 –2008, với thành tích của các em học sinh lứa tuổi 14 năm học 2008 – 2009.(Theo Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể)
Tuổi
Thành tích
Chạy 500m
(Nữ)
Chạy 500m
(Nam)
Chưađạt
Đạt
Khá
Giỏi
Chưađạt
Đ ạt
Khá
Giỏi
14
Năm 2007 – 2008
(%)
2.5
32.5
48,2
16,8
5,2
32,7
45,5
16,6
Năm 2008 – 2009
(%)
0
26,6
50,8
22,6
0
29,6
50,1
20,3
Cụ thể ở năm học 2007-2008 chỉ đạt 1 giải nhất về chạy bền ở HKPĐ cấp huyện, năm học 2008-2009 đạt được 5 giải ( giải nhất cự ly 3000m nữ, giải nhất cự ly 5000m nam, giải khuyến khích cự ly 3000m nữ, 1 giải nhì và 1 giải 3 ở HKPĐ cấp huyện).
PHẦN KẾT LUẬN
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển sức bền cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh nâng cao khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học chạy bền. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức , trí , thể , mĩ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay.
Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lý luận và phương pháp TDTT.
(Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn – NXB TDTT – 1995)
2. Sinh lý học TDTT.
( Lưu Quang Hiệp – NXB TDTT – 1993)
3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trường học các cấp.
( NXB TDTT – 1993)
4. Sách giáo khoa thể dục lớp 6-7-8-9.
( Nhiều tác giả - NXB GD – 1992)
5. Phương pháp toán học thống kê.
(Nguyễn Đức Văn – TDTT – 1987)
File đính kèm:
- chuyen de chay ngan.doc