Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu phó chỉ đạo dạy phân môn tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương chình Tiếng Việt tiểu học. Nó là môn học cơ sơ, môn học công cụ. Thông qua môn tập đọc, vốn từ ngữ của học sinh được mở rộng, cung cấp cho các em những hiểu biết về cuộc sống, XH, con người. Đồng thời giúp các em về mặt phát triển tư duy, tiếp nhận vốn từ ngữ phong phú, đa dạng giúp các em nói đúng, viết đúng Tiếng việt biết sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn, trong giao tiếp được chuẩn xác và hay hơn.Thông qua môn tập đọc giúp các em cảm thụ văn thơ, hiểu được cái hay cái đẹp cái tinh thần của tác phẩm là cơ sở hình thành nên tình yêu quê hương đất nước, yêu con người .Với các em “môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong việc gióa dục tình cảm cao đẹp, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên. Cái đẹp trong văn chương sẽ có tác dụng rất lớn những tình cảm cao đẹp cho các em”

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu phó chỉ đạo dạy phân môn tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí đã khéo léo hướng dẫn các em đọc đúng và thực sự rug cảm với bài. Vì thế kết quả thi các đợt chất lượng môn tập đọc của đồng chí rất cao Có được những kết quả như trên là do tôi đã tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm từ những năm trước để có hướng chỉ đạo một cách sát sao. Tôi yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, dạy theo phương pháp mới nhưng áp dụng đổi mới phương pháp một cách sáng tạo, có hiệu quả. Phương pháp đổi mới chủ yếu là rèn đọc, cảm thụ văn học; rèn nghe đúng, đọc đúng, trên cơ sở đó học sinh biết đọc to, đọc thầm, từ đó có năng lực cảm thụ nội dung và nghẹ thuật. Khi học sinh hoạt đọng nhóm muốn có hiệu quả thì giáo viên phải lưu ý hoạt động của nhóm phải liên tục, thường xuyên. Khi học sinh thảo luận nhóm mà trả lời đúng giáo viên công nhận luôn không phải giảng lại. Để triển khai việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy tập đọc lớp 3 tôi đã chỉ đạo cho tổ khối sinh hoạt chuyên môn hàng tuần vào sáng thứ 7. Bố trí mỗi tuần một giáo viên lên dạy minh họa 1 tiết tập đọc để các giáo viên khác phân tích, đánh giá, rút ra những mặt mạnh, mặt yếu để bổ sung giúp đỡ. Tập trung bồi dưỡng những giáo viên trẻ có năng lực về dạy môn Tiếng Việt để làm mũi nhọn cho tổ. Một giờ tập đọc muốn đạt được kết quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phương pháp mới cho linh hoạt, phù hợp với nội dung ừng bài giảng để học sinh được đọc nhiều, đọc tốt. Từ đó các em biết đọc diễn cảm để cảm nhận nội dung bài một cách sâu sắc, nắm bắt được nội dung bài để từ đó đọc đúng, đọc hay, học tập được một nội dung nào đó của bài. Điều này chính là các em đã cảm nhận được văn chương. II./ Phân tích đánh giá thực trạng biện pháp chỉ đạo dạy tập đọc Lớp 3 – Bài học kinh nghiệm. Thực tế tìm hiểu và nghiên cứu công tác giảng dạy của giáo viên và phương pháp chỉ đạo phân môn tập đọc lớp 3 tôi xin trình bày theo 2 nội dung sau: Phân tích đánh giá việc dạy tập đọc lớp 3. Tìm hiểu nguyên nhân - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo việc dạy phân môn tập đọc lớp 3. Dạy tập đọc lớp 3, giáo viên kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn 2 khâu: khâu rèn đọc và hướng dẫn học sinh cảm thụ bài. Quá trình rèn đọc được diễn ra trong suốt giờ học. Qua việc rèn đọc học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của bài Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh các hình thức đọc trong giờ học là một việc làm cần thiết để học sinh phát hiện nội dung của từng câu, từng đoạn trong bài tập đọc Việc đổi mới phương pháp trong phân môn tập đọc được kết hợp hài hòa giữa rèn đọc và hướng dẫn đọc: Mở đầu tiết dạy tập đọc giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh bắt chước cách đọc của cô hoặc sau khi học sinh tìm hiểu nội dung từng đoạn, giáo viên cho học sinh đề xuất cách đọc đoạn đó. VD: Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn một trong bài “Quạt cho bà ngủ” giáo viên có thể hỏi các em xem đọc đoạn này như thế nào. Các em trả lời suy nghĩ của mình. Giáo viên có thể gọi 2 – 3 em phát biểu ý kiến sau đó giáo viên mới kết luận. Như vậy học sinh đã được đọc bài và trong quá trình đọc các em phải suy nghĩ tìm hiểu đọc thế nào cho hay, cho đúng. Khi các em tranh luận cách đọc thì các em chủ động hơn, hứng thú hơn và nắm vững được cách đọc tốt hơn vì thông qua giờ tập đọc là luyện đọc kết hợp với giảng ý giúp học sinh cảm thụ tốt hơn nội dung của bài. Nhận xét chung về công tác giảng dạy và biện pháp chỉ đạo ở trường Tiểu học A Xuân Tân. ở trường tôi, Ban giám hiệu thường xuyên chú ý đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp ở các môn học nói chung và phân môn tập đọc lớp 3 nói riêng. Ban giám hiệu nắm vững về phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc theo quy định mới rất rõ ràng, cụ thể. Từ đó xây dựng được một kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cụ thể. Thường xuyên triển khai trao đổi nội dung phương pháp mới. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn sôi nổi, luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn. Mặt khác coi trọng việc bồi dưỡng nhân điển hình trong trường; thường xuyên tổ chức chuyên đề để dự giờ rút kinh nghiệm để cả trường cùng học tập, đánh giá cụ thể khen chê kịp thì, gắn với tiêu chuẩn thi đua. Ban giám hiệu còn coi trọng quy trình của 1 giáo viên (soạn giáo án) ký duyệt đều đặn vào sáng thứ hai hàng tuần. Trong kế hoạch bài dạy của giáo viên phải rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò cụ thể. Ban giám hiệu coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ, khối. Sinh hoạt có chiều sâu, có kế hoạch từng tuần, từng tháng. Thường xuyên trao đổi, góp ý kiến giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, nâng cao chất lượng đảm bảo đúng phương pháp của từng bộ môn nhất là phân môn tập đọc lớp 3 chủ yếu đi sâu vào chỉ đạo rèn đọc giúp học sinh cảm thụ bài. Biết tận dụng các chuyên gia đầu ngành đó là: Tổ trưởng chuyên môn Thực hiện bám sát vào thông tư, chỉ thị của các cấp Phân công chuyên môn phù hợp Có phần thưởng cho giáo viên và học sinh có giờ dạy hay, giờ học tốt. Những bài học kinh nghiệm. Với đề tài “ Hiệu phó chỉ đạo dạy phân môn Tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học” qua lí luận kết hợp với kinh nghiệm của bản thân. Là người cán bộ quản lí muốn chỉ đạo tốt việc dạy phân môn tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lí: - Muốn chỉ đạo được thì người Hiệu phó phải vững vàng về chuyên môn, có năng lực, nhiệt tình trong công tác, luôn luôn cải tiến phương pháp theo tinh thần đổi mới ở tất cả các bộ môn. Chung và môn tập đọc lớp 3 nói riêng. Vì với đặc thù của phân môn tập đọc là trên cơ sở học sinh đọc nhiều lần để đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Từ đó các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương góp phần làm giàu vốn từ ngữ phục vụ cho các môn học khác tốt hơn. Muốn vậy khi dạy tiết tập đọc phải tuân thủ đúng theo quy trình. Sau mỗi tiết dạy, phó hiệu trưởng phải chỉ rõ cho GV những ưu điểm, nhược điểm, cách khắc phục để GV có hướng sửa chữa kịp thời. - BGH phải yêu cầu các tổ trưởng lên kế hoạch từng tuần, từng tháng để các thành viên trong tổ thực hiện, không được cắt xén chương trình, không dạy dồn, đảm bảo đủ số tiết trong tuần. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, hội giảng về đổi mới phương pháp giúp anh chị em nắm vững phương pháp để lên lớp đạt kết quả cao. - BGH thường xuyên kiểm tra quy trình của một GV vì có chuẩn bị chu đáo thì thầy mới làm chủ kiến thức, là trọng tài về mặt kiến thức mà môn tập đọc rất đa dạng phong phú. Việc rèn đọc để cảm nhận nội dung rất khó vì thế thầy phải đọc đúng, hiểu đúng thì mới giảng cho học sinh được. Vì vậy đòi hỏi thầy phải chuẩn bị kỹ bài soạn, đặt ra một tình huống cho hướng giải quyết nhất là việc thảo luận nhóm, đòi hỏi giáo viên chuẩn bị rất công phu thì giờ dạy mới thành công. - BGH tạo điều kiện đủ cơ sở vật chất, SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học để giáo viên có đủ điều kiện lên lớp, tránh dạy học không có kế hoạch bài dạy hoặc không có đồ dùng dạy học. - BGH thường xuyên thanh, kiểm tra có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp để có biện pháp sử lý kịp thời, sử lý linh hoạt các chức năng quản lý và các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Thường xuyên tổ chức cho GV tự học, tự bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp các trường dạy tốt trong huyện, từ đó rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình. - Thường xuyên phát động thi đua tổ chức hội dạy, hội học, thi đọc thơ, kể chuyện có khen chê kịp thời động viên phong trào. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chăm lo đời sống GV để anh chị em yên tâm giảng dạy, phát huy mọi khả năng để công tác tốt. Phần kết luận Qua công tác chỉ đạo trong những năm qua ở trường tôi và qua thực tế được dự giờ của một số trường khác, được tiếp cận, trao đổi với một số hiệu phó của các trường, tôi đã được tìm hiểu phương pháp mới thông qua các giờ lên lớp. Nó đã giúp tôi rất nhiều kinh nghiệm về việc chỉ đạo đổi mới phương pháp ở các môn học, học sinh thực sự là nhân vật trung tâm. Đây là một vấn đề mà toàn ngành GD quan tâm, nhiều đợt hội thảo bàn về vấn đề này để tìm ra một phương pháp tối ưu, góp phần vào việc nâng cao chất lượng học toàn diẹn của trò đáp ứng với mục tiêu của cấp học vì bậc tiểu học là một bậc quan trọng trong mục tiêu GD của Đảng. Nó là cơ sở, là nên tảng cho các bậc học khác, như nguyên Bộ trưởng Trần Hồng Quân đã nói “Bậc tiểu học là một bậc học khó nhất về mặt khoa học GD trong tất cả các ngành khoa học. Đồng thời vai trò của nó lại vô cùng to lớnĐiều gì làm được ở bậc tiểu học thì tạo ra hiệu quả rõ rệt hơn, bất cứ ngành học, cấp học nào cho toàn xã hôi” Do đó yêu cầu đặt ra đối với học sinh tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng là phải đọc đúng, đọc hay. Trên cơ sở đó HS được tiếp xúc với những tác phẩm văn chương đa dạng, phong phú. Từ đó khơi dạy trong tâm hồn các em những tư tưởng, tình cảm trong sáng, nâng cao tầm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội , con người. Vì thế đòi hỏi người thầy phải có tâm hồn trong sáng, có sự hiểu biết về văn chương, có tình cảm sâu sắc để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình được tốt. Do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nhận thức rõ vai trò chỉ đạo của mình đối với việc hỉ đạo dạy phân môn này một cách đúng đắn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy. Từ đó đề ra những biện pháp chỉ đạo cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch phân công chuyên môn cho hợp lý với trình độ năng lực của từng thành viên trong hội đồng, tạo điều kiện cho mọi người làm việc tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặt khác Hiệu phó phải tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền, vận động mọi lực lượng giáo dục ủng hộ giúp đỡ việc xã hội hóa giáo dục, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết của trung ương Đảng khóa X. Do điều kiện nghiên cứu có hạn, để đề tài hoàn chỉnh và các biện pháp chỉ đạo của người Hiệu phó đạt chất lượng cao, tôi cần phải tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới phương pháp và nội dung. Bên cạnh đổi mới phương pháp dạy của thầy thì phải nghiên cứu phương pháp học của trò. Vì thời gian nghiên cứu có hạn đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều hạn chế rất mong sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Tân, ngày 28 tháng 5 năm 2008

File đính kèm:

  • docKNChi dao day phan mon tap doc lop 3.doc
Giáo án liên quan