Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tránh sai sót trong phép tính trừ có nhớ

I / Lý do :

 Ở chương trình Tiểu học, học sinh rất thường xuyên tiếp xúc với các bài toán cộng, trừ. Điểm số trong các bài kiểm tra ở dạng toán này cũng khá lớn và nó còn ảnh hưởng không ít đến chất lượng của các dạng toán khác như Tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải các bài toán có lời văn tuy nhiên có rất nhiều học sinh mắc phải những sai lầm trong tính toán ở các bài toán này, làm cho điểm số rất thấp.

 Nhằm giúp các em tránh các sai sót đáng tiếc, không đánh mất những điểm số quí báu. Tôi xin mách một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích lũy được trong thời gian qua và có kiểm chứng cụ thể qua kết quả các năm gần đây như sau :

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh tránh sai sót trong phép tính trừ có nhớ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục & Đào tạo Trà Vinh Phòng Giáo dục & Đào tạo Tiểu Cần Trường Tiểu học Long Thới B Gv Trần Ngọc Thanh Thảo GIÚP HỌC SINH TRÁNH SAI SÓT TRONG PHÉP TÍNH TRỪ CÓ NHỚ -------------- I / Lý do : Ở chương trình Tiểu học, học sinh rất thường xuyên tiếp xúc với các bài toán cộng, trừ. Điểm số trong các bài kiểm tra ở dạng toán này cũng khá lớn và nó còn ảnh hưởng không ít đến chất lượng của các dạng toán khác như Tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải các bài toán có lời văn tuy nhiên có rất nhiều học sinh mắc phải những sai lầm trong tính toán ở các bài toán này, làm cho điểm số rất thấp. Nhằm giúp các em tránh các sai sót đáng tiếc, không đánh mất những điểm số quí báu. Tôi xin mách một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích lũy được trong thời gian qua và có kiểm chứng cụ thể qua kết quả các năm gần đây như sau : II / Thực trang : Đối với các học sinh trung bình, kém và cả một số trường hợp học sinh khá giỏi, do thiếu cẩn thận hay do hồi hộp, hấp tấp trong tính toán đã dẫn đến các sai sót trong khi thực hiện các bài toán cộng, trừ có nhớ. Nhất là ở các bài toán trừ có nhớ : Các em thường tính : 9 3 5 1 , 1 hoặc 5 7 3 4 6 5 7 + 9 2 7 1 , 1 2 7 8 6 6 6 1 Khi đặt tính và ghi số nhớ như thế, các em thường mắc các lỗi sau : - Sau khi nhớ 1 các em lại quên đem vào ở lần tính sau đó. Nên có thể dẫn đến kết quả sai như sau : 3 5 9 3 5 5 7 1 , 1 6 5 7 1 , 1 3 8 8 3 7 8 ( quên đem vào hàng chục )( quên đem vào hàng trăm ) - Hoặc nếu có đem 1 nhớ vào thì lại đem lộn vào số bị trừ ở trên. Nên có thể dẫn đến kết quả sai như sau : 91 31 5 hay 91 3 5 hay 9 31 5 6 5 7 6 517 61 5 7 4 9 8 4 7 8 2 9 8 Tuy là những lỗi đơn giản, nhưng do các em còn nhỏ, sự chú ý chưa cao, tư duy chưa sâu, lại hấp tấp, thiếu bình tĩnh trong thi cử... nên lỗi này cũng rất thường xảy ra, dẫn đến nhiều kết quả sai rất đáng tiếc làm mất nhiều điểm quí báu. III / Biện pháp : Để khắc phục tình trạng này, tôi thường áp dụng kinh nghiệm sau : - Dặn dò các em “ Khi thực hiện phép cộng, trừ có nhớ thì cần : “ Ghi luôn số nhớ vào trong con số liền kề bên trái ở hàng dưới.” Chứ không nên ghi số nhớ ở ngoài như trước đây. Ví dụ : 9 3 5 h oặc 5 7 3 61 51 7 41 61 8 2 7 8 1 0 4 1 - Nhờ thế khi thực hiện phép tính tiếp theo các em sẽ không quên số nhớ và cũng không nhầm lẫn là đặt số nhớ vào hàng nào, cột nào cho đúng. IV / Kết quả : - Nhờ có kinh nghiệm này nên học sinh lớp tôi trong các năm gần đây luôn đạt điểm số ngày càng cao qua các lần kiểm tra như : Khảo sát đầu năm, KTĐK lần1, 2, 3, 4. Do ngày càng ít mắc sai lầm trong tính toán, nhất là trong các phép tính cộng, trừ. Nhờ thế số học sinh kém không còn, số học sinh trung bình cũng giảm đáng kể. Cụ thể số liệu như sau : Năm học : 2006 – 2007 Giỏi Khá Trung bình Kém Ghi chú KSCLĐN 2 4 18 8 KTĐK lần 1 3 7 16 6 KTĐK lần 2 4 10 14 4 KTĐK lần 3 8 14 9 1 KTĐK lần 4 12 13 7 0 Năm học : 2007 – 2008. Giỏi Khá Trung bình Kém Ghi chú KSCLĐN 5 6 10 7 KTĐK lần 1 9 6 8 5 KTĐK lần 2 13 6 7 2 KTĐK lần 3 16 7 4 1 KTĐK lần 4 16 8 4 0 Năm học : 2008 – 2009 Giỏi Khá Trung bình Kém Ghi chú KSCLĐN 6 7 8 9 KTĐK lần 1 12 5 9 4 KTĐK lần 2 15 6 7 2 KTĐK lần 3 18 8 4 0 KTĐK lần 4 23 5 2 0 V / Bài học kinh nghiệm : Từ các vấn đề đã nêu tôi xin rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Đối với cách ghi số nhớ như thế, chúng ta nên hướng dẫn các em cả trong các phép tính cộng lẫn tính trừ, để các em quen, không nhầm lẫn thêm số nhớ vào hàng trên hay hàng dưới. - Cách ghi này tôi thấy chúng ta có thể phổ biến ngay cả đối với học sinh lớp 2, 3, . . . Có như thế sẽ tạo thành thói quen tốt cho các em sau này. VI / Lời kết : Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi tích luỹ được qua thực tế giảng dạy của mình. Xin hân hạnh được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệm. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành để có được kết quả giảng dạy ngày càng tốt hơn. Long Thới, ngày 20 tháng 09 năm 2009. Người viết Trần Ngọc Thanh Thảo

File đính kèm:

  • docSKKN GIÚP HS LÀM TOÁN TRỪ CÓ NHỚ TỐT HƠN.doc