Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải toán có lời văn

A-.ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc học toán của học sinh, phần lớn thời gian là dành cho việc thực hiện bốn phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia và giải các bài toán có lời văn, trong đó việc học bốn phép tính thường không khó đối với đa số học sinh, nhưng còn việc học giải các bài toán có lời văn lại không dễ đối với hầu hết các em.

 Đó là vì trong các bài toán có lời văn, bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia không hiện ra một cách rõ ràng mà chúng ẩn náu đằng sau các câu chữ mô tả những tình huống trong đời sống, sinh hoạt trong xã hội thường ngày. Nếu không biết phương pháp suy nghĩ, tìm hiểu, thì khó phát hiện ra cách giải. Cho nên đa số học sinh không sợ với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà thường chỉ sợ các bài toán có lời văn.

 Từ những vấn đề nêu trên, bản thân luôn tìm hiểu, bằng cách nào giúp học sinh lớp mình có được phương pháp tìm hiểu, suy luận để tìm cách giải các bài toán có lời văn một cách hiệu quả nhất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải toán có lời văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í dụ: Số A bằng số B. Số A: Số B: Thường với những bài toán điển hình: “Tìm 2 số khi biết Tổng và Tỉ số của chúng”, “Tìm 2 số khi biết Hiệu và Tỉ số của chúng”, “Tìm 2 số khi biết Tổng và Hiệu của chúng” nên bắt các em phải biết tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng khi đã tìm được 2 mối quan hệ trong đề toán. Vì qua sơ đồ này sẽ giúp các em thấy rõ được mối quan hệ giữa 2 số cần tìm với nhau một cách rõ ràng hơn. Từ đó các em sẽ giải tốt những bài toán điển hình thường gặp. 3-.Phân tích đề toán để tìm cách giải - Trình bày bài giải: Để thực hiện tốt bước này thì ở bước đọc kĩ đề toán các em phải cần làm thật tốt. Như ở trên, tôi đã nói, các em có đọc kĩ để hiểu rõ mối quan hệ giữa các dữ liệu của đề toán và quan trọng nhất là các em xác định được yêu cầu của đề bài là phải biết bài toán hỏi gì ? Từ chỗ hiểu rõ yêu cầu của đề bài, ta giúp các em biết suy nghĩ xem: Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm những phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì lại phải biết những gì, phải làm tính gì? ..v..v Cứ như thế ta đi dần tới những điều đã cho trong đề toán. Trở lại Ví dụ 1 ở trên, ta có thể hướng dẫn các em như sau: .Bài toán hỏi gì? (Số cây trồng được cả 2 năm) ‚.Muốn tính được số cây trồng cả 2 năm ta làm thế nào? (Lấy số cây trồng được năm ngoái cộng với số cây trồng được ở năm nay.) ƒ.Số cây trồng được ở năm nay biết chưa? (Biết rồi: 214 800 cây) „.Số cây trồng hồi năm ngoái biết chưa? (Chưa biết) ….Muốn tìm số cây trồng được hồi năm ngoái, ta làm thế nào? (Lấy số cây trồng được ở năm nay bớt đi 80 600 cây.) Đến đây, tôi gợi ý để các em đi ngược lại để giải được bài toán như sau: -Như vậy trước tiên ta cần tìm cái gì? ( Số cây trồng được ở năm ngoái) -Các em làm tính gì? (Tính trừ: 214800 - 80600 = 134200 (cây)) -Có số cây trồng được năm ngoái rồi, các em sẽ tìm được cái gì? (Số cây trồng được cả 2 năm) -Các em làm tính gì? (Tính cộng: 214800 + 134200 = 349000 (cây)) Như thế các em sẽ giải được bài toán một cách không mấy khó khăn. Việc phân tích ngược từ câu hỏi bài toán để trở về với những dữ kiện đã cho không phải bài nào cũng có thể phân tích một cách dễ dàng như thế. Nhưng đây cũng là cách cơ bản cần thiết để giúp học sinh có hướng suy nghĩ tìm tòi cách giải một bài toán có căn cơ hơn. Riêng những bài toán điển hình, sau khi đọc và tìm hiểu kĩ đề toán về những mối quan hệ giữa các dữ kiện, các em có thể dự đoán xem đây là dạng toán điển hình nào? Và đâu là Tổng, đâu là Hiệu và đâu là Tỉ số của chúng. Nếu là những bài toán điển hình thì yêu cầu các em phải xác định được 2 thành phần cần thiết để trở về cách giải quen thuộc đã biết. Ví dụ 2: Tuổi của bố và tuổi của con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? (Bài 1, trang 47, SGK - 2005) Sau khi đọc kĩ đề toán sẽ biết được 58 tuổi là Tổng số tuổi của 2 người. Bố hơn con 38 tuổi, chính là Hiệu của tuổi cha và con. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? Tức là bảo chúng ta đi tìm 2 số là số tuổi của bố và tuổi của con. Các em sẽ biết giải bài toán này với dạng quen thuộc là: Tìm 2 số khi biết Tổng và Hiệu. 58 tuổi 38 tuổi ? tuổi ? tuổi Giải Tóm tắt: -Tuổi bố: -Tuổi con: Tuổi của bố là: (58 + 38) : 2 = 48 (tuổi) Tuổi của con là: 48 - 38 = 10 (tuổi) Đáp số: Cha 48 tuổi Con 10 tuổi 4-.Kiểm tra và thử lại kết quả vừa tìm được: Đây là một bước rất quan trọng nhưng đại đa số các em chưa bao giờ thấy quan tâm đến bước này. Các em tìm ra được đáp số, như thế là xong. Dù kết quả đó là một con số trời ơi đất hỡi, các em cũng không màn nhìn đến, chỉ biết nói rằng “Tôi đã làm xong bài toán có đáp số là bao nhiêu gì đó.”. Thậm chí với những đơn vị không đâu, các em cũng chẳng cần biết là có đúng hay sai ?!!! Tính diện tích một hình lại dùng đơn vị là mét chẳng hạn Tôi nghĩ, tập cho các em có thói quen kiểm tra và thử lại kết quả là một điều vô cùng cần thiết. Các em luôn luôn phải biết kiểm tra khi giải xong một bài toán. Như thế giúp các em biết tự đánh giá bài làm của mình một cách thiết thực. Kịp thời khắc phục những sai sót nếu có trong quá trình suy nghĩ và giải bài toán. Cần tạo cho học sinh có thói quen phải biết kiểm tra kết quả vừa tìm được bằng cách thử lại các kết quả những phép tính, biết đem những kết quả đó xem lại coi có đúng như mối quan hệ giữa các dữ kiện như đề bài đã đưa ra không? Có xem lại như thế các em sẽ có cơ sở đánh giá được kết quả bài toán vừa tìm được có hợp lí hay không? Nếu thấy được điều gì đó chưa được ổn thì biết kiểm tra lại từng bước một trong bài giải của mình để phát hiện sự sai sót nếu có mà sửa chữa kịp thời. Trở lại bài toán ở Ví dụ 2. Sau khi giải các em tìm được tuổi của cha là 48 tuổi và tuổi con là 10 tuổi. Các em biết lấy tuổi cha cộng với tuổi con xem có bằng 58 tuổi như đề bài đã cho không? Thấy được: 48 + 10 = 58 (tuổi) là đúng được ý đầu tiên của đề toán. Bây giờ thử lấy tuổi cha trừ đi tuổi con xem cha có hơn con 38 tuổi hay không? Rõ ràng: 48 - 10 = 38 (tuổi). Kết quả vừa tìm được nó đáp ứng được mối quan hệ giữa các dữ kiện như đề bài đã ra. Các em sẽ yên tâm là bài giải của mình có kết quả đáng được tin cậy. III-.KẾT QUẢ: Được dạy nhiều năm ở khối lớp 4, thấy được những khó khăn của các em trong việc giải toán có lời văn, bản thân suy nghĩ và bước đầu đã xây dựng được cho các em có được một trình tự giải bài toán có lời văn như đã trình bày ở trên. Qua nhiều năm áp dụng, bản thân thấy kết quả được cải thiện từng bước rõ nét. Cụ thể trong năm học này, đầu năm có 3 em (Đinh Thị Hồng Thắm, Nguyễn Trí Vĩ, Võ Thiện Tiến) khi giải toán có lời văn luôn gặp phải khó khăn, thường đạt kết quả rất thấp. Nhưng nay, các em biết đọc kĩ, phân tích được đề toán để đi đến tìm được cách giải những bài toán thông thường một cách hợp lí. Điều này chứng tỏ các em bước đầu đã biết được cách giải một bài toán có lời văn một cách cơ bản đúng hướng. Sau đây là kết quả học tập của nhiều lớp 4, tôi đã dạy trong những năm qua. Tuy mức độ học sinh của mỗi năm có khác nhau nhưng nhìn chung cũng biểu hiện được mức độ tiến bộ của các em trong việc giải toán có lời văn, cũng là một phần lớn đóng góp vào việc nâng dần chất lượng môn Toán lớp 4A trong những năm học qua. Năm học TSHS XẾP LOẠI Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2005-2006 30 10 33,3 11 36,7 9 27,0 - - 2006-2007 28 11 39,3 9 32,1 8 28,6 - - 2007-2008 23 10 43,5 8 34,8 5 21,7 - - Năm học 2008 – 2009 Đầu năm 32 5 15,6 8 25,0 12 37,5 7 21,9 Giữa kì 1 32 7 21,9 11 34,4 9 28,1 5 15,6 Cuối kì 1 32 10 31,25 10 31,25 10 31,25 2 6,25 IV-.NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG: -Đạt được kết quả nêu trên điều trước tiên chính là do sự phân công hợp lí của Ban Giám Hiệu nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân nghiên cứu, tìm hiểu rõ ràng về đối tượng học sinh lớp 4 trong nhiều năm qua. -Bản thân luôn học hỏi ở đồng nghiệp, nhất là với những bậc Thầy cao niên có nhiều kinh nghiệm, tìm hiểu nghiên cứu qua các tài liệu, sách báo có liên quan. Thực nghiệm trực tiếp trên lớp qua thời gian dài nhiều năm liên tiếp. -Tạo cho học sinh một bầu không khí học tập thoải mái, không áp đặt hay gây nặng nề về tâm lí đối với các em. IIV-.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Dạy học sinh giải toán có lời văn, bản thân rút ra được những kinh nghiệm như sau: -Tuy dạy các em giải toán nhưng điều cần thiết các em cũng phải học tốt môn Tiếng Việt. Các em có học tốt được môn Tiếng Việt thì các em mới có thể tìm hiểu tốt được đề bài theo yêu cầu giải toán. Từ chỗ hiểu tốt được đề bài thì các em mới thấy được mối quan hệ giữa các dữ liệu như thế nào để có hướng phân tích tốt khi giải. -Muốn các em học tốt nên tạo cho các em một môi trường hoạt động thoải mái, gần gũi thực tế. Không quá áp đặt mà tạo cho các em một sự căng thẳng nặng nề. C-.KẾT LUẬN N ói tóm lại, dạy cho học sinh giải tốt những bài toán có lời văn giáo viên phải rèn luyện cho các em có thói quen tuyệt đối việc thực hiện theo các bước cần thiết như đã nêu ở phần trên. Có được thói quen như thế các em sẽ tránh được những việc làm một cách tùy tiện không có định hướng, từng bước các em sẽ nâng cao ý thức trong giải toán có lời văn. Biết đọc kĩ để tìm hiểu đề bài, suy nghĩ để phân tích tìm cách giải và tự đánh giá được mình qua bước kiểm tra lại kết quả vừa tìm được. Có được như thế, tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy môn Toán trong trường tiểu học là một điều luôn mang tính khả thi. Phú Thạnh, ngày 21 tháng 01 năm 2009 Người viết Đinh Hoàng Nghĩa

File đính kèm:

  • docGiai TOAN co loi van (NghiaB).doc
Giáo án liên quan