Đất nướcViệt Nam của chúng ta đang bước vào thời kì mới - thế kỉ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá - và trong thế kỉ này con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước. Do đó giáo dục và kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THCS ngày càng trở nên quan trọng.
Từ năm học 2010-2011 trở lại đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức GDKNS cho học sinh trong nhà trường thông qua việc lồng ghép trong các môn học . Tuy nhiên thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục KNS trong trường học còn hạn chế, tập trung chủ yếu thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế nên tính bền vững không cao, chỉ được triển khai trong thời gian nhất định. Cách thức triển khai giáo dục KNS ở cấp học phổ thông chủ yếu là phát tài liệu, tập huấn giáo viên, dạy thí điểm, thông qua các hoạt động ngoại khóa, hiệu quả của việc GD KNS cho học sinh thực sự chưa cao. và hàng trăm câu hỏi được đặt ra. Không chỉ học sinh mà bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và lúng túng trong việc giáo dục các kĩ năng sống .
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh bậc THCS nói riêng.
Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên dạy văn , vì những lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS qua môn Ngữ Văn lớp 9 - Đoàn Thị Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cũng như biết cách ứng phó với nó.
Kĩ năng này nhằm giúp:
- Biết được một số tình huống dễ gây căng thẳng trong cuộc sống, cảm xúc thường có khi căng thẳng.
- Biết cách ứng phó tích cực khi ở trong tình huống căng thẳng
* Biểu hiện của sự căng thẳng
- Yếu tố cơ thể: Mệt mỏi, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau cơ bắp, tim đập nhanh, đau đầu
- Yếu tố tình cảm: Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh; cảm thấy bồi hồi, lo lắng, sợ hãi; có mặc cảm tội lỗi; hân hoan cao độ; nổi giận, buồn, cảm thấy vô vọng; cảm thấy bị dồn nén; cảm thấy xa lạ; mất phương hướng; dễ nổi nóng, nổi cáu; tự đổ lỗi cho bản thân; cảm thấy dễ bị tổn thương
- Yếu tố tư duy, suy nghĩ: khó tập trung; không mốn suy nghĩ gì nữa; ý nghĩ quanh quẩn; suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được; suy nghĩ tiêu cực; không biết quyết định khi nào; cảm thấy mất lòng tin; hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây nhất
- Yếu tố hành vi: Khó ngủ, ăn không ngon miệng; nói năng không rõ ràng, khó hiểu; nói năng liên tục về một sự việc; hay tranh luận; không muốn tiếp xúc với người khác
Áp dụng dạy học sinh kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng qua phân tích nhân vật anh thanh niên khi dạy văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” , qua hoàn cảnh của tác giả Thanh Hải khi sáng tác bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ”,các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong văn bản “ Những ngôi sao xa xôi”, nhân vật Xi –mông và bác Phi –líp trong văn bản “ Bố của Xi- mông”
7. Kĩ năng đặt mục tiêu
Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Mục tiêu có thể là sự mong muốn hiểu biết, một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi một hành vi. Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm.
Những yêu cầu khi đặt mục tiêu:
- Mục tiêu được đặt ra cần phải được thể hện bằng những ngôn từ cụ thể, rõ ràng, khi viết các mục tiêu cần tránh dùng các từ chung chung sẽ khó cho việc đánh giá kết quả thực hiện, tốt nhất là các từ cụ thể, có thể lược hóa được.
- Mục tiêu phải có tính khả thi (thực tế)
- Trong thời gian bao lâu có thể hoàn thành?
- Ngày hoàn thành
- Biểu diễn từng mốc thời gian thực hiện
- Thuận lợi, khó khăn.
- Khẳng định, quyết tâm
- So sánh với kết quả cuối cùng.
Kĩ năng này giúp:
- Xác định được những yêu cầu có khi đặt mục tiêu nào đó.
- Thực hành lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
- Để tạo hiệu quả cao trong giáo dục sức khỏe cho học sinh ở tuổi vị thành niên phải tùy theo từng nội dung, từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể mà vận dụng phối hợp các kĩ năng sống một cách linh hoạt, sáng tạo.
Áp dụng dạy học sinh kĩ năng kiên định qua phân tích nhân vật anh thanh niên khi dạy văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” , nhân vật anh Rô Bin- xơn khi dạy văn bản “Rô Bin- xơn ngoài đảo hoang”
C/ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT KHI LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN :
1. Đảm bảo tính khả thi:
Việc thiết kế các giáo án cần có sự lựa chọn các phương pháp/ hình thức tổ chức hoạt động phù hợp . Không sa đà vào GDKNS mà bỏ qua các bước cần thiết của một tiết học văn .
Giáo viên có thể vận dụng lồng ghép các câu hỏi,phần bình văn vào các tiết học để tạo cho học sinh cảm giác thích thú khi tham gia.
2.. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh:
Đổi mới phương pháp dạy - học nói chung trong đó có dạy học phân môn Ngữ văn nói riêng cần định hướng vào việc phát triển tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, khả năng hoạt động độc lập, khả năng tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong hoạt động cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của các em. Nói cách khác đó là khả năng tham gia vào các hoạt động học của học sinh. Giáo viên cần khắc phục tính chất áp đặt, bao biện làm thay học sinh. Cụ thể là:
- Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.
- Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán sự lớp( Các nhóm trưởng, bàn trưởng) đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt động.
3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động:
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động là việc sử dụng nhiều hình thức tổ chức hoạt động khác nhau một cách linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động, với điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, phương tiện, tránh lặp lại nhiều lần, gây nhàm chán, tẻ nhạt đối với học sinh.
- Nắm thật chắc nội dung cần lồng ghép GDKNS. Từ đó, giáo viên cụ thể hóa thành nội dung của từng tiết học.
- Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của từng tiết, từng bài. Khi lồng ghép GDKNS trong khi dạy học môn Ngữ văn , giáo viên cần chú ý:
+ Xác định được mục tiêu lồng ghép một cách rõ ràng.
+ Có nội dung, câu hỏi lồng ghép cụ thể.
+ Các nội dung lồng ghép GDKNS cũng phải đáp ứng nhu cầu, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
+ Giúp học sinh thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích cực khi tham gia.
D/MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 9 KHI DẠY MÔN NGỮ VĂN:
1. Động não
a) Đặc tính
Động não là một kĩ thuật nhằm giúp cho học sinh trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề đó
b) Cách sử dụng
- Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cho cả lớp hoặc trưởng nhóm.
- Khích lệ mọi người phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
- Tổng hợp ý kiến của mọi người hỏi xem còn thắc mắc hay bổ xung gì không.
c) Những điều cần lưu ý khi sử dụng
- Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào. Xong đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế của người học.
- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, lí tưởng là bằng một từ hay một câu thật ngắn.
- Tất cả mọi ý kiến đều được hoan nghênh, chấp thuận mà không cần phê phán nhận định đúng sai.
- Cuối giờ thảo luận nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của mọi người.
VD: Các câu hỏi động não như:
- Nêu phải đưa ra một ý kiến góp vào bản đồng ca vì một thế giới hòa bình , em sẽ đưa ý kiến gì ? ( khi dạy bài : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
- Nếu em là Trương Sinh , em sẽ xử trí như thế nào khi nghe bé Đản nói “ Thế ra ông cũng là cha của tôi ư ?” ? ( Khi dạy văn bản : “ Chuyện người con gái Nam Xương” ).
2. Phương pháp thảo luận nhóm
a) Đặc tính
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi người tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để cùng nhu giải quyết một vấn đề nào đó.
b) Lợi ích
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức và kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
c) Cách tiến hành.
- Giáo viên giới thiệu câu hỏi thảo luận
- Nêu ra các câu hỏi có liên quan đến bài học
- Cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến
- Có thể cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép (vị trí này nên luân phiên mọi người cùng làm)
VD: Các câu hỏi thảo luận như:
- Làm thế nào để có thể hạn chế chiến tranh , xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân? ( khi dạy bài : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
- Nếu rơi vào hoàn cảnh bị nghi oan như Vũ Nương , em sẽ xử lí như thế nào?
( Khi dạy văn bản: “ Chuyện người con gái Nam Xương” )
IV/ KẾT QUẢ :
Với việc giáo dục KNS cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn lớp 9 mà tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt ở học sinh . Ở năm học trước còn nhiều không thích học bộ môn Ngữ văn nhưng đến năm học này thì số học sinh có hứng thú học đã tăng lên rõ rệt .
Số liệu thống kê và so sánh
Khảo sát 1: Số học sinh giỏi đạt giải cấp huyện( do tôi phụ trách bồi dưỡng ):
Năm học
Số học sinh đạt giải
2011-2012
0
2012-2013
3
Khảo sát 2: Chất lượng môn Ngữ văn đại trà:
Năm học
Số học sinh được khảo sát
Kết quả khảo sát
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2011-2012
(cả năm)
36
1
2,8
9
25,0
23
63,9
3
8,3
2012-2013
(HKI)
50
2
4
15
30
30
60
3
6
Khảo sát 3: kiểm tra học sinh thực hành trong giao tiếp, xử lí tình huống về KNS:
Năm học
Số học sinh được khảo sát
Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2011-2012
(cả năm)
36
10
27,0
15
41,0
8
2,0
3
8,0
2012-2013
(HKI)
50
15
30,0
17
34,0
15
30,0
3
6,0
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để giáo dục KNS cho học sinh, hiệu quả, cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà trường và các thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục. Không nên chỉ chú trọng vào giáo dục các kiến thức khoa học mà cần thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, một cách hài hòa, tự nhiên với nhiều phương pháp đa dạng, đủ để học sinh, có thể ứng xử phù hợp với những vấn đề trong học tập và sinh hoạt.
Với giáo viên giảng dạy Ngữ văn,để áp dụng dạy kĩ năng sống cho học sinh thành công cần có kỹ năng, kiến thức sâu, rộng và bản thân phải là tấm gương về đạo đức lối sống để học sinh noi theo .
VI/ KẾT LUẬN:
Với kinh nghiệm giáo dục KNS cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn 9 , sau khi vận dụng SKKN vào thực tế giảng dạy tôi thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ môn ngữ văn 9. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức giáo dục KNS trong trường học nói chung và trong môn học Ngữ văn nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Triều ngày 12 tháng 2 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đoàn Thị Nga
File đính kèm:
- SKKN Ngu van.doc