Vẽ theo đề tài là một hình thức luyện tập dành cho học sinh sáng tác tranh,hình thức tập vẽ này sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát triển được năng khiếu vẽ của mình.
Vẽ theo đề tài là vẽ về những sự kiện,hiện tượng của cuộc sống xum quanh giúp cho học sinh có thóe quen quan sát tìm tòi.,hiểu biết tính chất,quy luật phát triển của những hiện tượng sự kiện ấy,qua đó làm giàu thên kiến thức về cuộc sống,phong phú thêm trí tưởng tượng tượng của học sinh.từ đó óc thẩm mĩ.vốn sống của học sinh ngày càng được phát triển,
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn vẽ tranh theo đề tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu sắc phù hợp với nội dung bài vẽ.Vì vậy việc rèn luyện cho các em khả năng quan sát ,phân tích, tưởng tượng ở môn vẽ theo mẫu là rất quan trọng.
3.cơ sở thực tiễn:
Theo quan sát của tôi trong quá trình dạy môn mĩ thuật ở trường tiểu học thì có rất nhiều học sinh không thực hiện theo các bức vẽ tranh đề tàimà vẽ một cách tự phát vẽ được càng nhiều hình càng tốt.nhưng không chú ý đến bố cục thường bị tập chung về một phía hay dàn trải khắp mặt tranh.Các hình ảnh
trong tranh còn to nhỏ lẫn lộn không theo luật xa gần màu sắc thì còn đơn giản hời hợt,tô màu theo kiểu tô màu cho kín tranh là được.Dĩ nhiên mĩ thuật là một ngành nghệ thuật, không phải là khoa học, nhưng nếu muốn phát triển được năng khiếu thì cần phải ứng dụng các kiến thức khoa học, phải có quá trình rèn luyện – vì nghệ thuật chính là sự sáng tạo của con người thông qua cảm xúc nghệ thuật, sự quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo.
Đồ dùng dành cho vẽ theo đề tài còn thiếu và chưa phong phú ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng của học sinh không tạo được hứng thú tìm hiểu đề tài cho học sinh.
Một số trường chưa có phòng học riêng cho môn mĩ thuật,hay có nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu như về diện tích,bàn ghế học vẽ,ánh sáng…
Phụ huynh học sinh không coi trọng và cấm con cái vẽ ở nhà.
Một số giáo viên chưa chuẩn bị đầy đủ bài trước khi lên lớp.
B. Giải quyết vấn đề
Qua thời gian giảng dạy môn mĩ thuật ở trường tiểu học,tôi nhận thấy rằng để cho học sinh có thể vẽ được những bức tranh theo đề tài đúng,đẹp và sáng tạo thì người giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy có hiệu quả.Vì vậy tôi đã tìm hiểu rút ra những kinh nghiệm phương pháp sau đây;
I. Chuẩn bị:
Cũng như các môn học khác,giờ vẽ theo phải là giờ học tự giác và hứng thú của học sinh.
Những giờ học vẽ nói chung và giờ học vẽ theo đề tài nói riêng còn chưa có nề nếp do học sinh bỏ quen đồ dùng hay mải nói chuyện.Vì vậy yêu cầu giáo viên cần không chỉ có kiến thức vững vàng mà phải có nghệ thuật giảng dạy nữa.giáo viên phải dành nhiều thời gian suy nghĩ để tìm ra cách dạy phù hợp với từng bài ,sự thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị của giáo viên..Môn vẽ theo đề tài là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật tạo hình nên tính trực quan trong bài giảng giữ vai trò quan trọng.Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ bài soạn về nội dung,trình bày rõ ràng,sạch sẽ.Đồ dùng giảng dạy,cần phải có tranh minh họa,hình hướng dẫn,kí họa,bài vẽ của học sinh,…
II.Tổ chức lớp học:
Giờ học vẽ tranh theo đề tài là giờ học tự giác của học sinh,học sinh có thể tự do thể hiện bài vẽ vì vậy tổ chức cho học sinh vẽ theo nhóm cùng làm một bài,hoặc học sinh có thể ngồi chung thành các nhóm để làm bài của mình.Để
học sinh có thể trao đổi,tìm ra những cái hay cái đẹp trong bài của bạn từ đó áp dụng vào bài của mình.
III.Sự hướng dẫn của giáo viên:
ở bậc tiểu học kết quả của bài vẽ theo đề tài phụ thuộc nhiều vào sự phân tích,hướng dẫn của giáo viên.Giáo viên không cung cấp tư liệu đầy đủ,không gợi ý chu đáo thì bài vẽ của học sinh sẽ nghèo nàn về nội dung,gò bó về bố cục và màu sắc không hài hòa.Vì vậy sự hướng dẫn của giáo viên là rất cần thiết.
1.Hướng dẫ học sinh tìm,chọn nội dung đề tài:
đây là bước chuẩn bị quan trọng và rất cần thiết để học sinh có thể tìm cho mình được nhũng nội dung hay phù hợp với đề tài.để hướng dẫn học sinh tốt ở bước này thì người giáo viên trứơc hết phải gây cảm xúc về đề tài cho học sinh thông qua hình ảnh,bài thơ, bài hát,chuyện kể,…
Ví dụ: vẽ về đề tài gia đình ..đề tài gia diình rất phong phú.phải làm cho học sinh trước tiên phải có tình cảm chân thực với gia đình: kính trọng yêu mến những người trong gia đình những người đã sinh ra ,nuôi lớn và dạy dỗ ta.
Gây cảm xúc về chủ đề nhằm mục đích lôi cuốn học sinh vào chủ đề và làm cho chủ đề từ chỗ chung chung,cô đọng trở nên cụ thể rõ ràng.
Sau khi dẫn dắt học sinh vào chủ đề rồi,giáo viên phải tiếp tục dẫn dắt các em tìm ra cách thể hiện:có nghĩa là làm cho học sinh biểu hiện tình cảm của mình vào bài vẽ bằng nhiều cách diễn tả khác nhau.giáo viên phải sử dụng tranh ảnh để cho học sinh quan sát,phân tích các hình ảnh đó ,để từ đó tìm ra được nội dung mình sẽ vẽ.
Ví dụ:lấy đề tài ‘‘chú bộ đội’’ làm dẫn chứng.giáo viên cho học sinh quan sát những hình ảnh về chú bộ đội trong những hoàn cảnh khác nhau,từ đó đặt câu hỏi dể học sinh có thể tìm ra những nội dung mà mình sẽ thể hiện:có thể vẽ chân dung chú bộ đội,chú bộ đội bắn máy bay,chú bộ đội hành quân,chú bộ đội dạy học,chú bộ dội làm nhà,chú bộ đội giúp dân,…Hướng học sinh tìm ra mọi khía cạnh ,hoạt động của chú bộ đội,và làm cho đề tài không gò bó trong một phạm vi nhất định,vừa luyện cho các em óc suy nghĩ sáng tạo.Như vậy chỉ với đề tài về chú bộ đội mà học sinh có nhiều các khác nhau.Bài vẽ sẽ đa dạng,sinh động.
2.Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
ở bước này giáo viên phải chỉ ra cho học sinh thấy dược nên làm như thế nào cho đúng, theo cách bước vẽ tranh dể bài vẽ được cân dối phù hợp:
các bước vẽ tranh theo đề tài ở thường tiểu học:
Xắp xếp bố cục: xắp xếp các mảng chính ,phụ cho hợp lý
Vẽ hình ảnh chính ,phụ vào mảng chính ,phụ
Vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động
Vẽ màu theo ý thích.
Tuy nhiên tùy từng vào nhóm tuổi mà áp dụng cách vẽ không nên dập khuôn ,các lớp khối nhỏ thì yêu câù không cao.
3.Thực hành:
Giờ học vẽ ồn ào hơn các giờ học khác vì:
Do học sinh chuẩn bị không chu đấo nên thiếu đồ dùng học tâp,hay quay ngang quay ngửa làm mất trật tự
Trong giờ vẽ học sinh có thể hỏi nhau ,bàn luận nhỏ về ý định của mình.
Giáo viên cần nắm được những đặc điểm đó việc theo dõi giúp đỡ học sinh làm bài nhằm:
- Kiểm tra được sự tiếp thu của học sinh
- Tìm ra những bài điển hình để khích lệ động viên cả lớp,hoặc những thiếu sót học sinh còn mắc phải để kịp thời uốn nắn sửa chữa.Nếu thiếu sót đó có nhiều học sinh mắc phải thì giáo viên phải hướng dẫn, phân tích lại cho học sinh hiểu.Nếu là lỗi nhỏ một số học sinh mắc phải thì giáo viên chỉ giảng giải cá biệt đối với từng học sinh.giáo viên không nên sửa giúp bài cho học sinh mà chỉ nên hướng dẫn các em để các em tự sửa bài của mình.Như vậy mới phát huy tính tích cực , tự giác trong học tập của học sinh.Đối với cấp 1 yêu cầu này hơi khó thực hiện,vì khả năng tư duy của các em còn yếu,nhất là tu duy hình tượng nên các em chưa nhận ra được cái sai sót của mình.Hơn nữa các em có lòng tin vào thầy cô giáo nên thích được các thầy cô giáo sửa giúp bài.Từ đó dần dần sinh ra tính ỷ lại,tự ti vào khả năng của mìnhvà gây thói quen ít động não suy nghĩ để tìm tòi sáng tạo.
-Giáo viên tiếp tục bổ xung thêm một số kiến thức phục vụ cho nội dung bài,giúp cho học sinh làm bài tốt,đây cũng là nghệt thuật giảng dạy và là đặc trưng của phương pháp dạy vẽ.
Lúc học sinhlàm bài giáo viên những ưu điểm thiếu sót trong baì tập của học sinh để động viên hay sửa chữa kịp thời thì các em nhận ra ngay, tiếp thu tốt hơn, kiến thức sẽ thấm sâu hơn.Qua đó qiáo viên đánh giá bài tập của học sinh chính sác hơn,khách quan hơn
Bài tập vẽ và vẽ theo đề tài có ưu thế hơn các bộ môn khác là phần lý luận ngắn ngọn, thời gian dành nhiều cho thực hành.Bài thực hành thường tiến hành ngay sau phần lý thuyết vì thế giáo viên có điều kiện bổ sung,uốn nắn ngay những sai lệch ,và học sinh vân dụng ngay những điều đã học vào thực tế, kịp thời củng cố và sửa chữa những thiếu sót, làm cho những kiến thức nắm được ở phần lý thuyết chật chẽ sâu sắc hơn.
4.Nhận xét ,đánh giá:
Đánh giá đúng kết quả bài vẽ thì động viên được tinh thần học tập của học sinh.ngựoc lại ,đánh giá chung chung hoặc không phản ánh đúng khả năng của
học sinh sẽ làm các em mất hứng thú, lơ là, chán nản trong học tập.Vì vậy đánh giá học sinh phải chú ý những đặc điểm sau:
-Động viên khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
-Làm cho học sinh thấy được sái đúng cái sai từ đó nâng cao năng lực thưởng thức cái đẹp.Muốn vậy thì sự nhận xét của giáo viên phải;
+Thật khác quan
+ Dựa vào đặc điểm lứa tuổi và nội dung bài học để đánh giá.
+ Đánh giá có sự phân loại rõ ràng,tìm ra những ưu điểm ,sai sót để động viên khích lệ học sinh hay nhắc nhở góp ý.
C. Kết thúc vấn đề
Qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học trên, tôi nhận thấy hiệu quả dạy học khá cao và cần phát huy. Cụ thể:
- Học sinh hứng thú hơn với các tiết học vẽ theo đề tài.
-Học sinh tiến hành bài vẽ đúng trình tự các bước, bố cục .hình vẽ,màu sắc,tốt hơn .
- Bài vẽ của học sinh chất lượng cao hơn,học sinh tìm được nhiều nội dung hay .
- Hàng ngày các em có thói quen quan sát mọi vật xung quanh, phân tích và ghi nhớ, khi giáo viên hỏi thì các em trả lời tương đối chính xác.
Có thể nói Vẽ theo đề tài là một phân môn đặc biệt quan trọng của môn mĩ thuật. Bởi vậy việc hướng đẫn học sinh nâng cao khả năng vẽ ở phân môn này là điều nhất thiết phải thực hiện đối với người giảng dạy môn mĩ thuật.
Để làm tốt hơn điều này, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm như trên, rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc cùng quan tâm cũng như đóng góp ý kiến để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện .
D. Những ý kiến đề xuất
- Đối với ngành cũng như Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến môn mĩ thuật, coi mĩ thuật là một môn học chính, độc lập như những môn học khác.
- Cần đâù tư thêm các đồ dùng như tranh, ảnh, các tài liệu tham khảo, đặc biệt là các vật mẫu để phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học môn mĩ thuật.
- Mỗi trường học cần có phòng học dành riêng cho môn mĩ thuật đảm bảo về diên tích, ánh sáng, không gian phù hợp với môn mĩ thuật.
hiện nay việc sử dụng máy chiếu trong giờ học ngày càng phổ biến.đặc biệt với môn mĩ thật thi máy chiếu là công cụ hỗ trợ tích cực có hiệu quả giúp giáo viên nhanh chóng đưa ra được nhiều nội dung, hình ảnh cho học sinh quan sát,phân tích. Vì vậy tôi đề nghị cấp ngành tạo điều kiện cho mỗi phòng mĩ thuật một máy chiếu.
E. Tài liệu tham khảo
Tâm lý học cá nhân
Tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học
Một số phướng pháp dạy học trong trường tiểu học
..........
*****************************************************************
File đính kèm:
- SKKN.doc