PHẦN I: MỞ ĐẦU
“Nét chữ, nết người”. Nét chữ phần nào nói lên tính cách, tính nết, phẩm chất của một con người. Việc rèn chữ là một yêu cầu cần thiết, cấp bách của những người đặt nền móng tri thức cho học sinh. Người đặt nền móng đó là ai? chính là những giáo viên bậc học tiểu học.
Phân môn Tập viết ở bậc tiểu học nhằm hình thành nét chữ cơ bản đồng thời rèn những thói quen, phẩm chất chữ viết ban đầu cho học sinh.
Dạy tốt phân môn tập viết là góp phần vào việc để học sinh học tốt các môn học khác.
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và mẫu chữ viết ở tiểu học được đặt lên hàng đầu. chất lượng chữ viết đang là vấn đề cần được quan tâm.
11 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập viết cho học sinh bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về chữ viết của giáo viên
Tôi luôn mẫu mực viết đẹp khi chấm bài, viết bảng hoặc ghi sổ liên lạc...
4. Tổ chức tốt các phong trào thi đua viết vở sạch chữ đẹp
Vào các dịp 20/11, hàng năm tôi tổ chức cuộc thi “vở sạch chữ đẹp”, ở trường thì thi học sinh viết chữ đẹp giữa các lớp, tuyên dương các em có thành tích cao trong cuộc thi để các em phấn khởi.
Dựa vào 4 biện pháp chủ yếu trên tôi thực hiện theo từng bước sau đây:
I. Bước chuẩn bị
- Nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu soạn giáo án kỹ, cẩn thận, có thể đọc thêm các tài liệu có liên quan, phục vụ cho phân môn Tập viết.
- Xác định rõ trọng tâm của từng bài để tập trung dạy kỹ, tỉ mỉ theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
- Chuẩn bị mực đỏ, bút mực để viết mẫu cho học sinh (không viết mẫu bằng bút bi).
- Trình bày bảng rõ ràng, khoa học và đẹp để gây ấn tượng tốt cho học sinh.
Cách trình bày bảng như sau:
Tập viết:
Dành 1/3 bảng treo mẫu hay tranh ảnh minh hoạ từ, câu ứng dụng.
Thứ....... ngày......tháng......năm
Tên bài:
- Hai dòng kẻ li để giáo viên viết mẫu khi hướng dẫn học sinh viết con chữ.
- Hai dòng kẻ li để giáo viên viết mẫu khi hướng dẫn học sinh luyện viết từ câu ứng dụng.
- Hai dòng kẻ li dưới để học sinh tham gia tập viết.
- Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh (gặp gỡ, viết vào sổ liên lạc... để thông báo, bàn bạc, khắc phục những nhược điểm của học sinh trong tập viết).
- Hướng dẫn kĩ tư thế ngồi viết: lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 - 30cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở đẻ giữ, hai chân để song song thoải mái. Tuyệt đối không ngồi vặn vẹo, nhìn quá gần vở hoặc có thái độ viết qua quýt để đi chơi.
- Hướng dẫn cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) nghiêng so với mặt giấy khoảng 450, khi viết dùng 3 ngóng tay di chuyển bút từ trái sang phải, cầm bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay, và cánh tay cử động theo mềm mại, thoải mái, không nên cầm bút tay trái (những điều trên tôi thường xuyên nhắc nhở, sửa nhiều để tạo thói quen cho học sinh).
* Học sinh:
Nhắc học sinh mang đầy đủ bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, bút mực, (không sử dụng bút bi), thước kẻ.
- Bọc vở, (mua vở loại tốt), dán nhãn có tờ lót tay khi viết...
- Viết nắn nót, ngồi ngay ngắn, biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp, (không tô lại chữ, không tẩy xoá...).
- Có vở luyện viết ở nhà.
II. Hướng dẫn tập viết:
1. Viết chữ cái:
Đây là giai đoạn quan trọng của phân môn Tập viết, nên tôi dạy học sinh viết các con chữ thật tỉ mỉ, cẩn thận, hướng dẫn đến từng em. Đối với học sinh kém, tôi cầm tay giúp các em viết chữ đầu tiên để quen dần định hướng viết. Trong tập viết có 3 yếu tố về chuẩn chữ đẹp đó là: Chữ tròn đều, thẳng đều, chân viết chéo gọn.
Để thực hiện tốt 3 yếu tố này, tôi dạy thật kĩ và thật chắc các nét cơ bản như nét móc, nét cong, nét tròn... ở học sinh lớp đầu bậc tiểu học, trong quá trình dạy tập viết ở các lớp cao hơn, tôi luôn củng cố lại các nét đó để học sinh khắc sâu cấu tạo nét của từng con chữ.
Ví dụ:
Chữ cái c gồm một nét cong, chữ r gồm một nét thắt và một nét móc ngược..., đối với những nét thẳng, nét ngang tôi cho học sinh dựa vào đường kẻ dọc, ngang trên trang vở để viết thẳng.
Ví dụ:
Khi dạy từng bài cụ thể, tôi hướng dẫn các em xác định được trọng tâm của bài.
Ví dụ: Khi dạy bài chữ A tôi hướng dẫn các em xác định trọng tâm là nét thứ 3 (nét ngang). Nếu không xác định đúng trọng tâm này, các em sẽ viết không cân đối và cũng không nắm được chắc chắn hình dạng mẫu chữ. Khi viết các mẫu chữ 2, 3 con chữ ghép lại, tôi rèn các em viết các nét nối bằng một nửa thân chữ, khoảng cách từ chữ nọ đến chữ kia là một thân chữ để các chữ cân đối, đúng khoảng cách.
Ngoài ra tôi còn cho các em so sánh, liên hệ giữa bài cũ và bài mới để các em dễ viết mẫu chữ mới.
Ví dụ: Cho các em biết khi viết chữ s điểm đặt bút giống điểm đặt bút khi viết chữ c mà các em đã học.
Để viết đẹp không thể thiếu yếu tố viết nét thanh, nét đậm. Mặc dù đây là quy định không bắt buộc nhưng ngay từ khi dạy các chữ cái tôi cũng đã khuyến khích các em viết như chữ mẫu của cô hoặc của vở tập viết cho đẹp.
2. Viết bài tập chép, chính tả:
Để học sinh viết nhanh và đúng tôi hướng dẫn các em vừa viết vừa đọc nhẩm, như vậy sẽ tránh được tình trạng thiếu dấu, thiếu nét. Đối với những em viết sai, tôi phân tích những điều sai đó bằng bảng con để các em nhớ, rút kinh nghiệm, tôi luôn nhắc nhở học sinh về khoảng cách giữa các chữ là một thân chữ và viết đủ nét, đủ dấu.
Một yếu tố nữa để học sinh viết nhanh là phải luôn rèn cho các em kỹ năng viết liền mạch và kết nối chữ (khi viết chữ ghi vần, tiếng).
Trong phần hướng dẫn tập viết, tôi luôn lựa chọn ngôn ngữ, cân nhắc hệ thống câu hỏi, cho phù hợp với bài dạy và hợp lứa tuổi học sinh (gợi mở để học sinh có thể tìm ra và xác định được trọng tâm chính của bài, phát huy trí lực học sinh thông qua quan sát, trả lời).
Tôi cũng rất coi trọng khâu chuẩn bị đồ dùng trực quan, đồ dùng phải thể hiện trong yêu cầu trọng tâm của bài, giúp học sinh dễ so sánh với chữ đã viết, phát hiện ra nét mới, trọng tâm của bài viết, tôi luôn chú ý sử dụng phấn màu hợp lý để viết bảng, tăng cường tính trực quan của bài dạy, bài học.
Trước khi thực hành tôi cho học sinh luyện tập, viết nháp và viết bảng con (có thi đua viết đẹp, viết đúng mẫu chữ...) đúng trọng tâm của bài. Sau đó, nhận xét để giúp học sinh nắm vững trọng tâm, biết sửa khi viết sai và biết viết ngày càng đẹp hơn.
Ngoài việc học phân môn Tập viết, tôi còn lưu tâm nhắc nhở, kiểm tra khi các em học và viết bài ở các phân môn khác. (ví dụ: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa các danh từ riêng...).
Sau đây là một bài minh hoạ cụ thể:
Tập viết: Ôn chữ g (tiết 2) Lớp 3
1. Xác định trọng tâm: Củng cố cách viết chữ hoa g qua bài tập ứng dụng: “Ông gióng” và “gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con:
a. Luyện viết chữ hoa:
- Giới thiệu:
- Giáo viên treo bìa chữ g cho học sinh quan sát và nhận xét:
+ Chữ g được viết bởi mấy nét? (2 nét)
+ Nét một viết giống chữ hoa gì? (c)
+ Nét 2 là nét gì? (nét khuyết)
- Giáo viên viết mẫu lên bảng cho học sinh quan sát... lưu ý học sinh độ cao chữ g 4 li, phần trên được viết gần giống chữ hoa c, cao 2 li rưỡi, phần nét khuyết cần viết thẳng, cân đối kéo xuống 1 li rưỡi.
- Học sinh tập viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét để học sinh rút kinh nghiệm.
b. Luyện viết và ứng dụng
- Học sinh đọc: “Ông gióng”
- Giáo viên giới thiệu một số hiểu biết về Ông gióng
- Giáo viên gắn bìa chữ tên riêng (cỡ nhỏ) lên bảng cho học sinh quan sát, nhận xét.
+ Những chữ nào viết 2 li rưỡi (Ô, g)
+ Chữ hoa nào viết 4 li (g)
- Giáo viên viết mẫu lên bảng lớp
- Học sinh tập viết bảng con, giáo viên nhận xét, uốn nắn
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng (giáo viên dán trên bảng lớp)
- Giáo viên giải thích câu ca dao
Hỏi: Câu ca dao có những chữ nào được viết hoa?
- Học sinh luyện viết bảng con tên riêng: Trấn Vũ, Thọ Xương
- Giáo viên nhận xét uốn nắn
3. Học sinh viết vào vở
Ví dụ: Bài 24: q (lớp 4 cũ)
Phần lên lớp:
1. Xác định vị trí của bài: Bài này nằm sau bài 23:g
Trọng tâm: Rèn luyện cách viết con chữ q với một nét cong và một nét sổ thẳng.
2. Hướng dẫn học sinh viết:
+ Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ: q
+ Giáo viên hệ thống câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu con chữ mới:
* Con chữ q gồm những nét gì?
(Gồm hai nét: nét cong và nét thẳng)
* Trọng tâm khi viết con chữ là gì?
(Nét cong)
* Nét cong của con chữ qu giống với nét cong của con chữ nào các em đã học? (Con chữ c, g).
* Con chữ q cao bao nhiêu ô? (2,5 ô)
* Con chữ q rộng bao nhiêu ô? (1 ô)
- Giáo viên viết mẫu, đồng thời hướng dẫn cho học sinh viết (chú ý kéo liền các nét).
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết tiếng ứng dụng: “gà”, “ghế”.
Chú ý nhắc các em viết liền nết và đúng khoảng cách giữa các con chữ: g, a, g, h, ê. Bằng nửa thân chữ và dấu huyền (`), dấu sắc đặt trên các con chữ “a”, “ê”.
- học sinh viết vào vở nháp, vào bảng (có thi đua)
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa cho từng em...
3. Học sinh viết vào vở:
- Học sinh làm bài, giáo viên hướng dẫn thêm cho một số học sinh yếu kém, khuyến khích các em viết nét thanh, nét đậm.
- Giáo viên giải thích câu ứng dụng:...
- Học sinh viết câu ứng dụng.
4. Giáo viên thu vở học sinh và về nhà chấm bài
phần III. kết quả
Nhờ kiên trì thực hiện các biện pháp nêu trên, chữ viết học sinh của lớp tôi luôn sạch, đẹp, đúng mẫu, phong trào Vở sạch - Chữ đẹp được duy trì cao. Ngoài ra các em còn biết vận dụng vào bài học từ ngữ, ngữ pháp, chính tả, tập làm văn... làm cho chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng đúng và đẹp hơn. Sau đây là kết quả của lớp tôi dạy trong những năm gần đây:
Năm học
Tỷ lệ vở sạch - chữ đẹp
Ghi chú
Loại A
Loại B
Loại C
2000 - 2001
18/30 = 60%
9/30 = 30%
3/30 = 10%
Chương trình cũ
2001 - 2002
27/30 = 85%
5/32 = 15%
0%
Chương trình cũ
2002 - 2003
32/35 = 91%
3/35 = 9%
0%
Chương trình 1 mới
2003 - 2004
33/35 = 93%
3/35 = 9%
0%
Chương trình 2 mới
2004 - 2005
33/35 = 93%
3/35 = 30%
0%
Chương trình 3 mới
Phần IV. bài học kinh nghiệm
Từ thực tế, công tác giảng dạy ở trường tiểu học khi dạy tập viết cho học sinh tôi rút ra một số vấn đề sau:
- Muốn học sinh viết tốt, chữ đẹp, viết đúng tốc độ yêu cầu giáo viên trực tiếp giảng dạy phải là người thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em.
- Giáo viên phải rèn luyện chữ viết của mình đạt tiêu chuẩn để làm mẫu cho học sinh.
- Tổ chức dạy nghiêm túc có chất lượng các giờ dạy viết cho học sinh từ lớp 1 - lớp 5.
- Hội thảo về các giờ dạy tập viết để cùng nhau đúc kết kinh nghiệm.
- Chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị phục vụ các giờ dạy tập viết được tốt.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong quá trình tập viết cho học sinh. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của Ban giám khảo, các thầy, cô giáo dạy lâu năm cùng các bạn đồng nghiệp.
Vinh, ngày tháng năm 200
File đính kèm:
- SKKNchon loc.doc