Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một số yếu tố Hình học lớp 5

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Trong định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết 02 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII vẫn tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá được thắng lợi thì vẫn phải phát triển mạnh về Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người. Đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền vững".

Bên cạnh những quan điểm về chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn đó của Đảng, của ngành thì đòi hỏi mỗi nhà giáo chúng ta phải luôn phát huy những tài năng, trí tuệ của mình để cùng góp phần thực hiện thành công Nghị quyết. Vậy việc tiến hành phải đồng bộ ở mọi cấp, mọi ngành trên toàn bộ mặt trận giáo dục hiện nay.

Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi sâu vào cuộc sống lao động". Vì vậy với việc thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng cần phải được quan tâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của học sinh.

 Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn và sử dụng phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” và phù hợp với nội dung giáo dục. Xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một số yếu tố Hình học lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và kết quả tính của các em đua ra đúng nhưng cô có một cách khác đơi giản hơn. + GV triển khai hình y/c HS quan sát và hỏi: ? 4 mặt bên của HHCN tạo thành hình gì? ?Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó? ?Hãy tính và so sánh diện tích của hình chữ nhật đó với tổng diện tích các mặt bên của HHCN? ?Hãy so sánh về chiều dài của HCN triển khai với chiều cao của HHCN? ?Hãy so sánh về chiều rộng của HCN triển khai với chiều cao của HHCN? * GVkết luận: Vậy để tính Sxq của HHCN có thể lấy chu vi đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) Y/c: Dựa vào quy tắc em hãy trình bày lại bài giải bài toán trên. - GV ghi bảng: Bài giải Chu vi đáy của HHCN đó là : ( 8 + 5 ) x 2 = 26 (cm) Sxq của HHCN đó là : 26 x 4 = 104 (cm2) Quan sát. Nghe - 2 em lần lượt lên chỉ các mặt xung quanh và nêu lại : Diện tích xung quanh của HHCN chính là tổng diện tích 4 mặt bên. - Nghe và tóm tắt lại bài toán . - HS nêu: tính diện tích của 4 mặt bên sau đó cộng lại với nhau . (5 x 4 x 2) + (8 x 4 x 2) =104 (cm2) - QS-trả lời câu hỏi + Tạo thành hình chữ nhật. + Chiều dài của HCN đó là 5 + 8 +5 +8 = 26 (cm) + Chiều rộng của HCN đó là 4cm. + Diện tích của HCN đó là: 26 x 4 = 104 (cm2) + Diện tích của HCN này bằng diện tích xung quanh của HHCN trên. + Chiều dài của HCN trên triển khai bằng chu vi đáy của HHCN. + Chiều rộng của HCN triển khai bằng chiều cao của HHCN. - Nghe, nhắc lại quy tắc. -1 HS đứng tại chỗ đọc. b) Giới thiệu diện tích toàn phần của HHCN - Giới thiệu: Stp của HHCN là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy. - Có Sxq rồi muốn tính được Stp của HHCN trên ta làm thế nào? - Hãy tính Stp của HHCN trên ? - GV cùng cả lớp nhận xét bài làm của HS. + Diện tích một mặt đáy của HHCN trên là: 8 x 5 = 40 (cm2) + Diện tích toàn phần của HHCN trên là: 104 + 40 x 2 = 184 (cm2) - Nghe. - Trả lời: Tính diện tích của hai mặt còn lại sau đó cộng với diện tích xung quanh đã tính được. - Một em lên bảng tính dưới lớp làm bài vào giấy nháp. Bài 1: - Gọi HS đọc đề toán . ?Bài toán cho em biết gì? Yêu cầu em tính gì? ?Hãy nêu lại quy tắc tính Sxq và Stp của HHCN - Y/c lớp làm bài - một em lên bảng chữa bài - GV nhận xét kết luận. Bài giải Chu vi đáy của HHCN đó là: ( 5 + 4 ) x 2 = 18 (dm) Diện tích xung quanh HHCN đó là: 18 x 3 = 54 (dm2) Diện tích một mặt đáy của HHCN đó là: 5 x 4 = 20 (dm2) Diện tích toàn phần của HHCN đó là: 54 + 20 x 2 = 94 (dm2) Đáp số : Sxq : 54 dm2 Stp : 94 dm2 - 1 em đọc - lớp đọc thầm. + Bài toán cho biết các kích thước của HHCN: Chiều dài: 5 dm, chiều rộng: 4 dm. Y/c tính : Sxq..dm2 Stpdm2 - 2 em lần lượt nêu . - Lớp làm bài - 1 em lên bảng chữa bài. - Nhận xét bổ sung. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề toán. ? Bài toán cho em biết gì ? ? Bài toán yêu cầu em tính gì ? ? Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng ? - Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu BT cho các nhóm, hd làm BT trong nhóm. - Y/ c HS làm bài theo nhóm. - GV cùng cả lớp nhận xét. Bài giải Chu vi của mặt đáy thùng tôn là: ( 6 + 4 ) x 2 = 20 (dm) Diện tích xung quanh của chiếc thùng tôn đó là: 20 x 9 = 180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2) Thùng tôn có đáy không có nắp nên diện tích tôn để làn thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204 dm2 - 1 em đọc - Lớp đọc thầm. - Lần lượt trả lời từng câu hỏi. - HS nhận nhóm và phiếu BT. - HS làm việc trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày trên bảng lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Y/c HS nêu lại cách tính Sxq và Stp của HHCN - GV nhận xét giờ học .yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập - 1vài HS nhắc lại qui tắc. - Thực hiện theo y/c. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những phương pháp dạy học như đã trình bày thì chất lượng đạt được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là: * Khi chưa áp dụng phương pháp trên số học sinh khá, giỏi chỉ đạt 10 - 20%. Học sinh trung bình là 80 - 90%. * Khi áp dụng phương pháp trên thì kết quả đã nâng lên: - Học sinh khá, giỏi: 30 - 40%. - Học sinh trung bình: 60 - 70%. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Xuất phát từ thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học thì đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết yêu nghề, mến trẻ. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trước một thế hệ tương lai của cả một dân tộc, từ đó không ngừng tu dưỡng rèn luyện phấn đấu, phát huy tìm tòi nghiên cứu các tài liệu vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao cho mình về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu của tiết dạy. Tạo không khí thoải mái, tự tin cho học sinh trong các tiết dạy. Phát huy óc sáng tạo, tự giác, tích cực của học sinh. Quan tâm giúp đỡ những học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Đối với nhà trường Toán học là một bộ môn khoa học rất quan trọng và cần thiết cho học sinh. Môn Toán trong Trường Tiểu học còn góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện: góp phần hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh; góp phần xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tôt đẹp của con người mới, v.v... Ngay từ đầu bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Thông qua các hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen với những chứng minh đơn giản... Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt qua khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin... Đặc biệt các yếu tố hình học ở lớp 5 là một bộ phận cấu thành trong chương trình Toán ở tiểu học. Đây là một nội dung quan trọng góp phần vào việc đạt mục tiêu giáo dục, nội dung này hỗ trợ đắc lực cho việc dạy các kiến thức số học, đại số đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng để làm cơ sở cho các em tiếp tục học lên các lớp trên. Mặt khác dạy các yếu tố hình học còn góp phần quan trọng vào sự phát triển trí tưởng tượng và khả năng tư duy trìu tượng, lô - gích, óc sáng tạo của học sinh. Vì vậy khi dạy tiết toán ở tiểu học giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, tự giác, tích cực tạo ra sự khép kín trong giờ học, hạn chế được những học sinh không tập chúng chú ý. Gây hứng thú cho các em tập trung vào việc học. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với Trung ương (Bộ giáo dục và đào tạo): Cần sớm nghiên cứu và đưa ra một chương trình giáo dục tiểu học hoàn chỉnh được thực hiện lâu dài, tránh thử nghiệm, thay đổi nhiều. 2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: - Cần có những chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời và hợp lí cho công tác giáo dục của vùng khó như: (đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường tiểu học, chính sách hỗ trợ cho người học, người dạy). 3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường được tham gia học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. - Cung cấp kịp thời về trang thiết bị dạy học. 4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường được tham gia học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 5.Đối với nhà trường: - Thường xuyên thăm lớp dự giờ để rút kinh nghiệm cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. - Tạo điều kiện phát huy những năng lực, sự sáng tạo trong giảng dạy của từng cán bộ giáo viên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong những năm công tác, thực tế giảng dạy từ năm học 2008 - 2009 đến nay. Tôi có vài kinh nghiệm nhỏ về phương pháp “Dạy một số yếu tố hình học lớp 5” môn Toán ở bậc tiểu học như trên. Kính mong được Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục, bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ xung cho hoàn thiện hơn./. Thắng Mố, ngày 18 tháng 05 năm 2012. Người viết. Nguyễn Văn Hướng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học. - Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới (Nhà xuất bản Hà Nội). - Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (Lớp 5). - Sách giáo khoa Toán lớp 5. - Sách giáo viên Toán lớp 5. - Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5. -Tạp chí tiểu học. - Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm). - Toán chuyên đề hình học lớp 5 (Nhà xuất bản giáo dục). - Một số giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn). MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc của đề tài 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỀ TÀI 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1 Nội dung các yếu tố hình học lớp 5 5 2.2 Mức độ cần đạt 5 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 6 1. Thực trạng về đối tượng trước nghiên cứu 6 1.1. Điểm mạnh 6 1.2. Điểm yếu 6 1.3. Chất lượng dạy và học 6 1.4. Nguyên nhân 6 2. Nội dung và phương pháp tiến hành 7 2.1. Các kiến thức về hình học phẳng 7 2.2. Các kiến thức về hình học không gian 8 3. Bài soạn minh họa cho hình thức dạy học theo hướng tích cực. 8 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 12 1. Kết quả đạt được 12 2. Bài học kinh nghiệm 12 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 Kết luận 13 Kiến nghị 14

File đính kèm:

  • docKinh nghiem giai Toan lop 5.doc