A, ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là một trong những phương hướng chính của chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.
Trong các mạch kiến thức cơ bản của Toán 5, mạch số học là trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung số học khoảng 70% tổng số thời lượng của Toán 5. Kiến thức số học là cơ sở nền tảng để học sinh tính toán, vận dụng làm bài trong các mạch toán khác.
Qua thực tế đã giảng dạy, dự giờ, trao đổi chuyên môn với giáo viên dạy lớp 5, tôi thấy nhận thức của học sinh trong từng lớp không đồng đều. Có nhiều em, vấn đề giáo viên vừa đưa ra các em đã nắm được yêu cầu, biết phát hiện, định hướng cách giải quyết, biết tìm tòi, khám phá, nắm được kiến thức khá nhanh và chắc. Có em qua định hướng gợi mở của giáo viên, của bạn cũng hiểu và làm được bài. Song có em, giáo viên giảng đi giảng lại nhiều lần mà vẫn chưa hiểu hoặc có khi đó hiểu, vận dụng được nhưng ngày sau đã quên mất, hổng kiến thức cơ bản không có nền tảng để tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Những học sinh giỏi hiểu bài nhanh, làm bài xong trước, thừa thời gian. Những học sinh tiếp thu chậm, chưa làm xong bài này đã phải đuổi theo lớp làm bài tiếp theo nên ít hiểu bài, hay chán nản.
10 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học phù hợp các nhóm đối tượng học sinh trong lớp nhằm tích cực hoá hoạt động của người học” (giảng dạy môn toán – phần nội dung số học- Lớp 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và dạy học phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh trong lớp.
Đối với các tiết học, nhất là tiết toán số học, tôi chú ý dạy phù hợp với trình độ nhận thức của HS để trong giờ học, HS ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được làm việc và được phát triển. Cùng một kiến thức kĩ năng, cùng một bài nhưng dạy cho học sinh trung bình khác dạy cho học sinh khá giỏi khác dạy cho học sinh yếu kém. Mỗi bài học có những mức độ yêu cầu kiến thức, câu hỏi gợi mở định hướng, bài tập vận dụng ở các mức độ khác nhau, phù hợp với từng đối tượng nhận thức để mọi học sinh trong lớp đều đạt chuẩn về kiến thức kĩ năng cơ bản, vừa đảm bảo tính vừa sức vừa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
Với học sinh khá giỏi hoàn thành nhiệm vụ học tập nhanh, kết quả tốt sẽ được quan tâm với những nhiệm vụ mới: Mở rộng thêm yêu cầu bài tập, tìm cách làm khác, cách làm nhanh (nếu có), làm thêm bài tập nâng cao có liên quan đến kiến thức bài đang học đê các em thực hiện, phát huy đầy đủ nhất năng lực của HS.
Với đối tượng học sinh yếu, dựa vào đặc điểm nhận thức của HS, đặc điểm từng bài tập, của cả bài dạy để điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp như giảm độ khó, giảm một phần lượng của bài tập, thêm câu hỏi gợi ý định hướng cách làm giúp học sinh tự tin, phát triển tư duy lôgíc, nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản.
Với đối tượng học sinh đại trà, các em thực hiện nhiệm vụ học tập theo mục tiêu kiến thức cần đạt của tiết học (Về cơ bản GV có thể thực hiện tuần tự như gợi ý SGV).
Với đối tượng học sinh tính cẩu thả, kĩ năng làm bài không tốt, GV thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, ghi rõ lỗi mắc và hướng dẫn cách sửa.
*Ví dụ dạy tiết: Luyện tập chung (Tiết 72 – Trang 72 – Toán 5).
Bài 1: Tính:
a, 400 + 50 + 0,07
b, 30 + 0,5 + 0,04
c, 100 + 7 +
d, 35 + +
- HS làm bài cá nhân.
* Với đối tượng học sinh yếu: Nếu các em thực hiện tính giá trị biểu thức phần c; d theo phép tính phân số, GV gợi ý HS đưa biểu thức phần c; d về dạng như ở phần a; b. (Câu hỏi chuẩn bị định hướng).
+ Có thể biến đổi biểu thức phần c về dạng như ở phần a được không?
+ Tương tự với biểu thức ở phần d?
+ Để tính giá trị biểu thức ở phần c, d em làm thế nào?
(Chuyển phân số thập phân thành số thập phân, tính như ở phần a, b)
* Với đối tượng học sinh khá giỏi, bổ sung thêm yêu cầu phát huy tính sáng tạo:
+ Tìm cách tính nhanh hơn?
+ Tính nhẩm?
+ Nhìn vào biểu thức nhẩm nêu giá trị theo vị trí mỗi chữ số ở từng hàng (Thứ tự từ lớn đến bé), hợp thành kết quả biểu thức.
a, 400 + 50 + 0,07 : Tổng gồm bốn trăm, năm chục, bảy phần trăm. Viết số tìm được kết quả: 450,07.
b, 35 + + : Tổng gồm ba mươi lăm đơn vị, năm phần mười, ba phần trăm. Viết số tìm được kết quả: 35,53.
Bài 2:
>
<
=
4 4,35
2 2,2
14,09 14
7 7,15
- HS làm bài.
Nếu HS yếu lúng túng không biết đưa 2 vế về cùng dạng số để so sánh thì GV cần hướng dẫn HS (hoặc giao nhiệm vụ cho HS khá giỏi ngồi cạnh giúp bạn) nắm được trình tự thao tác cần thực hiện:
Chuyển phần phân số của hỗn số về phân số thập phân.
Chuyển hỗn số thành số thập phân.
Viết số thập phân tương ứng dưới hỗn số.
So sánh 2 số thập phân rồi đặt dấu so sánh giữa 2 số bài cho.
Chẳng hạn: (Vì 4 = 4 = 4,6 nên )
Trình bày: 4 > 4,35
4,6
Bài 3: Tìm số dư của phép chia, nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương.
a, 6,251 : 7
b, 33,14 : 58
c, 375,23 : 69
- Học sinh làm bài cá nhân phần b, c. GV và HS khá giỏi quan sát, giúp đỡ HS yếu (nếu cấn thiết).
Để HS yếu không bị lúng túng, rỗi kĩ năng thực hiện phép chia và tìm số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ở dạng phổ biến, GV chuyển yêu cầu phép tính phần a thành bài tập trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
6,251
7
65
0,89
21
Thương và số dư của phép chia 6,251 : 7 (nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương) là:
a. 0,89 (dư 21)
c. 0,893
b. 0,89 (dư 0,21)
d. 0.89 ( dư 0,021)
Với học sinh khá, giỏi cần giải thích rõ lý do đúng sai trong mỗi trường hợp để rút ra được:
+ Cách tìm số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên?
Bài 4: Tìm x
a, 0,8 x x = 1,2 x 10.
b, 210 : x = 14,92 – 6,52
c,25 : x = 16 : 10
d, 6,2 x x = 43,18 + 18,82
- HS yếu chỉ làm phần a, b
- HS trung bình làm phần a, b, c
- HS khá giỏi làm cả 4 phần.
* Lưu ý đối tượng HS làm bài cẩu thả, thường quên không gạch ngang phân số, quên ghi dấu phẩy trong số thập phân, tính toán sai không kiểm tra lại bài, GV cần nhắc nhở thường xuyên, xuống chỗ kiểm tra, nhắc bạn ngồi cạnh kiểm tra.
5. Củng cố kiến thức cơ bản cho HS yếu, nâng cao kiến thức cho HS khá, giỏi.
Trong quá trình giảng dạy trên lớp (nhất là ở buổi 2 dạy/ngày), tôi luôn cân nhắc lựa chọn bài tập vận dụng thực hành với nội dung yêu cầu kiến thức phù hợp với từng đối tượng HS của lớp:
- Bài dành chung cho cả lớp.
- Bài củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS yếu.
- Bài mở rộng nâng cao kiến thức cho HS khá, giỏi.
Trong mỗi dạng bài tập thường có nhiều phần, phần trước là cơ sở cho phần sau, kiến thức được mở rộng nâng cao dần (Phát triển, bồi dưỡng HS giỏi)
Ví dụ: Tính nhanh:
a, 12,6 x 8 + 13,6 x 2
b, 12,6 x 8 + 12,6 x 20
c , 12,6 x 9,7 + 80 x 0,126 – 12,6 : 2
a, 12,6 x 8 + 13,6 x 2
= 12.6 x (8 + 2)
= 12,6 x 10
= 126
b, 12,6 x 8 + 12,6 x 20
= 12,6 x 8 + 1,26 x 10 x 2
= 12,6 x 8 + 12,6 x 2
= 12,6 x (8 + 2)
= 12,6 x 10
= 126
c, 12,6 x 9,7 + 80 x 0,126 – 12,6 : 2
= 12,6 x 9,7 + 0,8 x 100 x 0,126 – 12,6 x 0,5
= 12,6 x 9,7 + 0,8 x 12,6 – 12,6 x 0,5
= 12,6 x (9,7 + 0,8 – 0,5)
= 12,6 x 10
= 126
Với bài tập này khi đưa ra, học sinh làm, mức độ yêu cầu với mỗi nhóm đối tượng học sinh trong lớp khác nhau (Trong cùng một thời gian).
+ Học sinh yếu có thể chỉ làm được phần a.
+ Học sinh trung bình làm được phần a, b.
+ Học sinh khá giỏi làm xong cả bài.
Mặc dù có yêu cầu riêng với từng đối tượng nhận thức của học sinh trong lớp nhưng giáo viên cần tổ chức cho hoạt động học và trao đổi, thảo luận giữa các nhóm luôn có sự liên kết, hỗ trợ phối hợp cùng nhau, không tách rời, không có thái độ phân biệt đối xử, tạo không khí giờ học nhẹ nhàng thoải mái, hoà đồng vui vẻ: Học sinh yếu không thấy mặc cảm tự ti, học sinh giỏi không kiêu ngạo, coi thường bạn.
Để học sinh hứng thú, tích cực tự giác tham gia hoạt động học tập, giáo viên cần động viên khuyến khích học sinh kịp thời theo mức độ cố gắng phù hợp trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.
6, Biên soạn đề kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh
Căn cứ vào kết quả dạy – học, vào nội dung chương trình, vào trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên biên soạn nội dung kiểm tra phù hợp các nhóm đối tượng học sinh.
Đề kiểm tra tuân thủ các nguyên tắc:
+ Đúng, chuẩn, sắp xếp các câu hỏi bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó, có đủ các dạng bài tập đại diện cho các kiến thức kĩ năng cơ bản nhất (Đặc biệt chú ý các dạng đề phần số học).
+ Đảm bảo nội dung cơ bản, trọng tâm của chương trình chiếm 9 điểm, có bài tập khó hơn mức chuẩn dành cho học sinh giỏi chiếm 1 điểm. Học sinh có thể làm được bài trong thời gian quy định nhưng không dễ dàng đạt điểm 10, phân loại được chính xác trình độ học sinh.
+ Phần bài tập trắc nghiệm: Mỗi bài 3 hoặc 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng (1 câu trả lời hoặc một đáp án đúng) còn những lựa chọn kia đều sai nhưng mỗi câu trả lời sai hoặc đáp số sai đều “có lý” nghĩa là chúng phải là những sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Giáo viên chấm, chữa (Học sinh khá, giỏi giải thích đúng sai ở từng lựa chọn) để trên cơ sở đó giáo viên giúp học sinh biết cách sửa sai, khắc sâu kiến thức.
C, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp các đối tượng học sinh trong lớp với các tiết học, môn học nhất là các tiết học toán số học đã nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng môn toán nói riêng. Năm học vừa qua với sự nhiệt tình của đội ngũ GV và sự say mê chỉ đạo chuyên môn của người làm cán bộ quản lý thực hiện đi sâu nghiên cứu và sử dụng phương pháp này trong dạy toán số học tôi thấy chất lượng môn toán của lớp 5B ngày càng tăng. Kiểm tra đánh giá kết quả chất lượng môn Toán hiện nay so với đầu năm như sau:
Tổng số
30
Tỷ lệ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
CL đầu năm
16,7%
30%
43,3%
10%
CL hiện nay
33,3%
40%
26,7%
0%
Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học Toán - Phần nội dung số học lớp 5, tôi rút ra được một số kinh nghiệm về: “Dạy học phù hợp các nhóm đối tượng học sinh trong lớp nhằm tích cực hoá hoạt động của người học” như sau:
1. Tìm hiểu tình hình nhận thức của HS trong lớp.
2. Căn cứ vào trình độ nhận thức, chia HS trong lớp theo từng nhóm đối tượng cụ thể:
3. Chia nhóm học tập, xếp chỗ ngồi phù hợp.
4. Thiết kế bài dạy và dạy học phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh trong lớp.
5. Củng cố kiến thức cơ bản cho HS yếu, nâng cao kiến thức cho HS khá, giỏi.
6. Biên soạn đề kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng HS.
D. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Giáo viên cần luôn tự trau dồi kiến thức, tôi luyện bản thân để có trình độ, phương pháp dạy phù hợp, bản thân mỗi người giáo viên cần nhận thức được cái cần thiết, quan trọng của việc “Dạy học phù hợp các nhóm đối tượng học sinh trong lớp nhằm tích cực hoá hoạt động của người học”.
- Nhà trường, ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho GV về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tham quan các mô hình tiên tiến, tổ chức hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề cho giáo viên
- Kết hợp tốt 3 mục tiêu giáo dục chính. Gia đình – nhà trường – xã hội tạo đà phát triển tốt cho HS ngày càng vươn tới các đỉnh cao tri thức của xã hội loài người.
Trên đây là một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học số học lớp 5 theo tinh thần dạy học chú ý đến trình độ học sinh của tôi. Để có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, phục vụ tốt hơn nữa nhiệm vụ trồng người, thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục, tôi xin được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Phong, ngày 22 tháng 4 năm 2009
Tác giả sáng kiến
Đặng Thị Giang Thanh
.
File đính kèm:
- SKKN Day hoc phu hop cac nhom doi tuong hoc sinh.doc