Sáng kiến kinh nghiệm Dạy dấu câu tiếng Việt cho học sinh các lớp 1, 2, 3 theo hướng thực hành
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Dạy dấu câu tiếng Việt cho học sinh các lớp 1, 2, 3 theo hướng thực hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả: Đ ỗ Kim C ư ờng
Chức vụ: Ph ó Hi ệu tr ư ởng
Đơn vị; Trường TH Xu ân Quang-Thọ Xuân
Môn: Ti ếng Vi ệt
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vai trò của dấu câu trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết rất quan trọng. Để
giao tiếp bằng chữ viết đạt hiệu quả, cả người tạo lập văn bản lẫn người tiếp nhận văn
bản đều cần nắm vững chức năng, công dụng của dấu câu và sử dụng chúng thành
thạo, hướng tới sự tinh tế trong việc tiếp nhận và biểu đạt bằng chữ viết.
Trong chương trình dạy học tiếng mẹ đẻ của các nước, việc dạy cách sử dụng
dấu câu là một trong những yêu cầu đặt ra rất sớm. Mặc dù vậy, học sinh vẫn thường
mắc lỗi khi dùng dấu câu. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay nhiều giáo viên tiểu học đã thừa nhận rằng dạy học dấu câu không dễ. Trên
thực tế, có rất ít công trình nghiên cứu về việc dạy học dấu câu và việc trẻ em học cách
sử dụng dấu câu như thế nào nhưng lại có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề
dạy đọc, dạy cách đánh vần, dạy viết chữ, dạy cảm thụ thơ văn, tích lũy vốn từ v.v..
Tuy số lượng các dấu câu không nhiều, nhưng chúng được sử dụng linh hoạt: có dấu
thực hiện chỉ một chức năng, có dấu đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, cùng một
dấu trong cùng một cấu tạo có thể đồng thời mang một số chức năng, hoặc cùng một
chức năng có thể dựng nhiều dấu khác nhau
Với mỗi người, việc sử dụng dấu câu đúng phải trở thành thói quen ngay từ khi
tạo lập những văn bản đầu tiên. Bậc Tiểu học có vai trò quan trọng trong việc hình
thành ở học sinh ý thức cũng như khả năng sử dụng đúng dấu câu khi tạo lập văn bản
từ giản đơn đến phức tạp. Ở nước ta, cách sử dụng dấu câu đã được đưa vào chương
trình tiếng Việt ở tất cả các bậc học. Song phương pháp dạy học dấu câu tiếng Việt
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, các sách hướng dẫn giảng dạy chưa thực
hiện sự giúp nhiều cho giáo viên dạy học dấu câu có hiệu quả. Chính vì vậy mà giáo
viên còn lúng túng về phương pháp dạy học những bài về dấu câu; Kiến thức về dấu
câu của giáo viên cũng hạn chế, vì thế mà một số giáo viên còn thiếu tự tin khi sử
dụng dấu câu Tuỳ vào kinh nghiệm cá nhân, mỗi giáo viên có cách dạy học dấu
câu khác nhau nhưng thường chưa khái quát hoá thành những “ biện pháp” hay “ quy
trình” rõ ràng. Bài học về dấu câu chưa gây được hứng thú học tập ở học sinh và bản
thân các em cũng không coi đây là nội dung kiến thức quan trọng. Thực tế này đã đặt
ra yêu cầu tìm giải pháp khắc phục những hạn chế về phương pháp dạy học dấu câu
trong nhà trường ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh tiếp nhận và sử dụng đúng, thành
thạo dấu câu trong việc biểu đạt tri thức, tư tưởng, tình cảm bằng chữ viết.
Xuất phát từ những lí do phân tích ở trên, bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu
về “ Dạy dấu câu tiếng Việt cho học sinh các lớp 1,2,3 theo hướng thực hành”, nhằm
1 góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh tiểu học nói chung và học
sinh khối 1,2,3 nói riêng
Thực tiễn dạy và học dấu câu ở trường Tiểu học
Qua dự giờ Tiếng Việt nhiều lớp ở tiểu học, tôi nhận thấy các giáo viên chú
trọng nhiều đến việc giảng dạy và uốn nắn học sinh về cách dùng từ, đặt câu, về việc
phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, về cách diễn đạt, cách xây dựng nội dung bài
viết nhìn chung, các giờ dạy về dấu câu chưa gây được hứng thú học tập ở học sinh.
Đối với giờ học nhận biết chức năng dấu câu, chủ yếu giáo viên giúp học sinh nhận
biết những quy tắc, công dụng, chức năng của dấu câu bằng phương pháp thuyết
giảng, rồi yêu cầu học sinh nêu ( đọc lại) các quy tắc, công dụng của dấu câu ở phần
ghi nhớ. Các giờ học khác của bộ môn tiếng việt hầu như không đề cập gì đến dấu câu.
Thời gian dành cho việc luyện tập, thực hành dấu câu rất hạn hẹp, khó có thể khắc sâu
kiến thức, kĩ năng sử dụng dấu câu ở học sinh.
Sách hướng dẫn giáo viên dạy, sách giáo khoa của học sinh hiện nay đã có
nhiều điểm đổi mới so với sách cải cách giáo dục, tuy nhiên phần dạy học về dấu câu
vẫn là điều băn khoăn của nhiều người dạy. Các ý kiến tập trung về mấy vấn đề sau:
- Ngay từ lớp 1 học sinh chưa được học về dấu câu nhưng trong sách giáo khoa
đã xuất hiện hầu hết các loại dấu câu tiếng Việt (Sách Tiếng Việt 1, tập 1 đã sử dụng
dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu ngoặc đơn; Tập 2 xuất hiện thêm dấu chấm
cảm, dấu chấm lửng, dấu 2 chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép).
- Trong sách Tiếng Việt 1,2,3 dấu câu được dạy thông qua hệ thống bài tập,
phần hướng dẫn dạy học, dấu câu chủ yếu nêu lời giải cho các bài tập ở sách giáo khoa
mà không có hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về cách hướng dẫn học sinh làm bài tập
cũng như cách giảng giải cho học sinh nhận biết chức năng, công dụng của dấu câu
được học. Vì vậy, giáo viên và học sinh có phần lúng túng trước cách dạy và cách học
các bài tập về dấu câu đưa ra ở sách giáo khoa hiện nay.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học dấu câu nói riêng và dạy học
tiếng Việt nói chung, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục đưa
ra nhiều biện pháp khác nhau nhằm cải thiện chất lượng dạy và học. Các biện pháp đó
là đổi mới sách giáo khoa; Tập huấn chuyên đề theo định kì về đổi mới phương pháp
dạy và học, về sử dụng sách giáo khoa mới ... Tuy nhiên, trong cách dạy của giáo viên,
phương pháp dạy học dấu câu vẫn chủ yếu củng cố các hoạt động của thầy như: Giảng
giải, đàm thoại, làm mẫu ... Giáo viên hoặc chưa nhận thức được, hoặc chưa nhận thức
đúng về vai trò quan trọng của kĩ năng sử dụng dấu câu nên chỉ dạy lướt qua. Chưa
vận dụng sáng tạo được các phương pháp dạy học mới một cách thường xuyên, chưa
có biện pháp hữu hiệu nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh nên thực
tế giờ dạy vẫn là thầy diễn giảng, áp đặt cách hiểu bài của mình cho trò; Trò thừa nhận
ý kiến của thầy, nhắc lại lời của thầy ....
Qua trao đổi trực tiếp một số giáo viên, tôi thấy khó khăn lớn nhất đối với giáo
viên trong quá trình dạy học dấu câu nói riêng và quá trình dạy học tiếng việt nói
chung là việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sự phối hợp các
2 phương pháp dạy học chưa nhuần nhuyễn, chưa phù hợp với mục tiêu bài học. Trong
khi đó một số giáo viên lại chú trọng vào việc cung cấp kiến thức yêu cầu học sinh học
thuộc mà quên mất rằng cần chú trọng việc hình thành cho học sinh phương pháp học
tập, rèn luyện các kĩ năng. Phần lớn giáo viên khi lên lớp thường sử dụng phương
pháp giảng giải, một số giáo viên trực tiếp đưa ra các chức năng, công dụng của dấu
câu, yêu cầu học sinh phải thừa nhận.
Một số giáo viên có tâm huyết đã đầu tư công sức, thời gian cho bài dạy, vận
dung các phương pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động
( Giao tiếp, thảo luận). Nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học của học sinh, tuy
nhiên trình tự còn lộn xộn, giáo viên phối hợp các phương pháp dạy học chưa nhuần
nhuyễn, học sinh chưa có thói quen học tập, làm việc một cách độc lập nên hiệu quả
thực sự chưa cao. Do bị ảnh của chương trình cải cách giáo dục - nặng về ngữ pháp
cấu trúc, ít chú ý đến nội dung thông báo. Vì vậy, giáo viên thường xét câu một cách
cô lập, tách rời, không đặt trong hoàn cảnh giao tiếp, trong văn bản. Cho nên, việc xác
định đích giao tiếp trong những câu dùng theo lối gián tiếp còn nhiều hạn chế.
Điều tra kết quả sử dụng dấu câu của học sinh
Sau khi dự giờ để nắm được thực trạng dạy học trên lớp, tôi đã tiến hành điều
tra kết quả học tập của học sinh. Tôi chọn đối tượng học sinh lớp 3A của trường tôi để
khảo sát chất lượng.
- Lần 1: Phát phiếu ghi đề bài và cho học sinh làm để kiểm tra kiến thức về dấu câu
của các em.
Đề bài: Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
Kết quả thu được:
Số em sử dụng đúng dấu câu: 7/ 31 học sinh. Chiếm 22, 5 %.
Số em sử dụng thiếu dấu câu: 13/ 31 học sinh. Chiếm 41,9 %.
Số em sử dụng sai dấu câu: 11/ 31 học sinh. Chiếm 35,6 %
- Lần 2: Điều tra năng lực sử dụng dấu câu của học sinh qua việc thực hành.
Đề bài: 1. Kể lại buổi đầu em đi học
2.Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 câu)
Kết quả thu được:
Số em sử dụng đúng dấu câu: 8/31 Học sinh. Chiếm 25,8%
Số em sử dụng thiếu dấu câu: 13/31 Học sinh. Chiếm 41,9%
Số sử dụng sai dấu câu: 10/31 Học sinh. Chiếm 32,3%
Qua hai lần khảo sát việc sử dụng dấu câu của học sinh , tôi đã tổng hợp chung
về việc sử dụng dấu câu của học sinh lớp 3A như sau:
Mức độ sử dụng dấucâu Số lượng Tỉ lệ %
Tốt 7 22,5
Khá 9 29,0
3 Trung bình 11 35,6
Yếu 4 12,9
Qua khảo sát bài tập làm văn của học sinh, tôi thấy, bên cạnh những em sử dụng dấu
câu tương đối vững, vẫn còn nhiều em ( ở mọi đối tượng học lực giỏi, khá, trung bình,
yếu) mắc lỗi sử dụng dấu câu. Các lỗi chính về dấu câu trong bài viết của các em là:
- Không sử dụng dấu câu: Hiện tượng học sinh không sử dụng dấu câu nào trong toàn
bộ bài viết không ít. Điều này chứng tỏ học sinh chỉ quan tâm đến nội dung bài viết
mà không nhận thức rõ tầm quan trọng của dấu câu. Các em không hề để tâm đến yêu
cầu sử dụng dấu câu trong bài viết. Điều đó cũng cho thấy người dạy đã không chú ý
sửa lỗi về dấu câu cho học sinh, khiến việc không dùng dấu câu khi tạo lập văn bản đã
trở thành thói quen ở các em.
- Sử dụng dấu câu tuỳ tiện, nhiều sai sót: Hiện tượng học sinh thiếu ý thức trong việc
sử dụng dấu câu dẫn đến sai sót về dấu câu trong bài viết cũng khá phổ biến. Đó là
những trường hợp bài viết của các em sử dụng thiếu dấu hoặc thừa dấu câu. Nhiều bài
làm của học sinh chỉ sử dụng dấu kết thúc câu mà không sử dụng các loại dấu câu
khác, khiến cho các ý diễn đạt kém mạch lạc. Ngược lại, có những trường hợp, đã sử
dụng từ ngữ liên kết các thành phần câu nhưng các em vẫn đánh dấu câu trước hoặc
sau các từ nối đó. Đặc biệt, trong các bài viết của các em còn có hiện tượng sử dụng
dấu câu mang tính ngẫu hứng, không theo quy tắc nào và không đúng với chức năng
của chúng. Các hiện tượng sử dụng dấu câu có nhiều sai sót nêu trên cho thấy học sinh
đã có ý thức phải sử dụng dấu câu khi viết song các em chưa hiểu đúng vai trò, chức
năng, công dụng của dấu câu nên đã mắc lỗi.
- Sử dụng dấu câu đơn điệu: Hiện tượng bài viết của học sinh chỉ sử dụng hai loại
dấu( dấu chấm, dấu phẩy) rất phổ biến.
Tình hình dạy học nêu trên đây càng cho thấy rõ hơn nhiệm vụ trọng tâm và những
yêu cầu đói với việc dạy học dấu câu ở tiểu học cũng như sự cần thiết phải có biện
pháp hỗ trợ việc dạy học dấu câu cho giáo viên và học sinh tiểu học nhằm từng bước
nâng cao kết quả dạy và học dấu trong thời gian tới.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một số biện pháp, giải pháp dạy dấu câu tiếng Việt ở các lớp 1, 2, 3 theo hướng
thực hành.
I. Định hướng và những giải pháp chung
Để giúp học sinh sử dụng đúng dấu câu thì yếu tố quyết định đầu tiên phải là
giáo viên. Trước tiên, giáo viên phải xác định rõ công dụng, chức năng của dấu câu.
Từ đó giúp học sinh sử dụng dấu câu tiếng Việt một cách chính xác và đạt kết quả cao
nhất.
1. Hướng dẫn HS nhận biết chức năng của dấu câu
Trong sách giáo khoa cải cách giáo dục, trước giờ luyện tập về dấu câu là giờ
hình thành kiến thức về từng loại dấu câu. Trong sách giáo khoa hiện nay, ở phân môn
4 Luyện từ và câu lớp 2, 3 không có giờ lí thuyết về dấu câu, học sinh được học dấu câu
qua bài tập. Tuy nhiên, trong hệ thống bài tập này vẫn có những bài tập giúp học sinh
nhận biết cách sử dụng, kĩ thuật sử dụng từng loại dấu câu được học. Những loại bài
tập này vẫn chứa yếu tố lí thuyết để định hướng. Có thể coi đó là dạng bài tập cung
cấp kiến thức, hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu.
Đối với bài học giúp học sinh nhận biết chức năng của dấu câu, cần xác định rõ
những yêu cầu riêng, cụ thể, phù hợp với mỗi loại dấu câu để lựa chọn phương pháp
dạy học. Vì dấu câu liên quan đến mục đích nói, ngữ nghĩa, ngữ điệu, ngữ pháp... của
câu, giáo viên cần giúp học sinh nhận biết dấu câu trên các phương diện đó và tạo điều
kiện để các em được thực hành, vận dụng nhiều trong các tình huống giao tiếp cụ thể ở
cả dạng nói và dạng viết. Qua đó, các em sẽ dần nhận ra chức năng của dấu câu và ghi
nhớ quy tắc sử dụng.
Theo tôi, dựa vào đặc thù của giờ học Tiếng việt, việc dạy học sinh nhận biết
chức năng của dấu câu nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Quan sát câu mẫu( nhận biết dấu câu qua ngữ điệu, ngữ pháp..)
Bước 2: Phân tích câu mẫu( nhận biết chức năng và cách dùng dấu câu)
Bước 3: Tổng hợp và khái quát hoá( khái quát thành định nghĩa, qui tắc sử dụng
dấu câu)
Bước 4: Thực hành, luyện tập (củng cố kiến thức mới về dấu câu)
Bước1: Quan sát câu mẫu
Như tôi đã trình bày ở trên về quan điểm dạy học dấu câu ở các lớp 1, 2, 3 cần
tìm được mối liên hệ giữa ngôn ngữ nối và ngôn ngữ viết để dạy dấu câu cho học sinh.
ở bước này, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp để tạo các tình
huống giao tiếp, tận dụng câu mẫu từ lời nói sinh động của các em. Qua đó các em
được quan sát ngữ điệu lời nói ứng với dấu câu khi viết lại lời nói đó. Các câu mẫu
(ngữ liệu) này cần đảm bảo được những yêu cầu cơ bản như tôi đã trình bày.
Vì dung lượng của sách giáo khoa có giới hạn nên ngữ liệu đưa ra để nhận diện
chức năng của dấu câu khó có thể bao quát được hết các trường hợp sử dụng mỗi loại
dấu câu ứng với chức năng được học. Do đó, giáo viên có thể giới thiệu thêm ví dụ để
hướng dẫn các em quan sát, tập suy đoán để nhận ra yếu tố lập lại mang tính bản chất
của mỗi loại dấu câu đang là nội dung của bài học. Giáo viên nên tạo điều kiện để học
sinh được quan sát mẫu(ở đây là mẫu lời nói). Học sinh quan sát trên chức viết để
nhận diện vị trí dấu câu ở trong câu; Đọc thành tiếng câu mẫu để bước đầu nhận diện
dấu câu từ phương diện ngữ điệu. Không thể phủ nhận vai trò của sự quan sát ngữ
điệu trong dậy học dấu câu, bởi trong rất nhiều trường hợp, dấu câu và ngữ điệu có sự
tương hợp với nhau. Chẳng hạn, cũng một câu văn nhưng nếu điền các dấu khác nhau
sẽ đọc với ngữ điệu khác nhau và mang nội dụng thông báo hoặc nội dung biểu cảm
khác nhau, ví dụ như ba câu dưới đây có cách đọc hoàn toàn khác nhau:
Nam đội mũ vào đi kẻo lạnh.
Nam, đội mũ vào đi kẻo lạnh.
5 Nam! đội mũ vào đi kẻo lạnh.
Đối với những trường hợp nêu trên, việc quan sát ngữ điệu đóng vai trò rất quan
trọng để nhận biết nội dung lời nói, thông qua đó nhận diện chức năng của dấu câu.
Đặc biệt, với người bản ngữ, ngay cả khi đọc thầm văn bản, ngữ điệu của lời văn vẫn
có thể vang lên trong tâm chí của người đọc, tạo nên sức biểu đạt, sức truyền cảm cho
văn bản.
Khi đọc câu mẫu biểu thị ngữ điệu mà dấu câu quy định, giáo viên có thể đọc
mẫu, song tốt hơn nên yêu cầu học sinh tự tìm cách đọc và biết cách lí giải về cách đọc
của mình. Đó cũng là cách giúp học sinh học tập và ghi nhớ chức năng, công dụng của
dấu câu rất hữu hiệu. Theo đó, giáo viên có thể tạo điều kiện để học sinh học tập tích
cực, đồng thời cũng tạo cơ hội để học sinh vận dụng vốn hiểu biết về văn viết và kinh
nghiệm giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của mình vào việc chiếm lĩnh nội dung bài học.
Bước 2: Phân tích câu mẫu
Sau khi quan sát và chỉ ra đặc điểm ngữ điệu của câu và vị trí dấu câu, giáo viên
cho học sinh phân tích câu mẫu trên các phương diện mà nó liên quan hoặc thể hiện,
đó là: mục đích nói, nội dung, ngữ điệu, ngữ pháp... của câu để nhận ra tác dụng của
dấu câu được học. Đây là bước giáo viên có thể vận dụng phương pháp phân tích ngôn
ngữ trong dạy học tiếng Việt để dạy dấu câu.
Ở bước này, giáo viên cần lưu ý, không nên chỉ từ một mẫu câu, một ví dụ đã
được yêu cầu học sinh khái quát, phát biểu về chức năng, công dụng của một dấu câu
nào đó. Với mỗi chức năng của một loại dấu câu, cần học sinh quan sát một ví dụ đủ
để các em có thể so sánh, đối chiếu, từ đó nhận ra tính lặp lại của một hiện tượng nào
đó gắn với sự xuất hiện của dấu câu mà bài học có nhiệm vụ cung cấp. Đó chính là cơ
sở để các em có thể khái quát hoá thành quy tắc sử dụng loại dấu câu được học. Cách
ra bài tập trong sách giáo khoa Tiếng việt 3 nêu dưới đây, chúng tôi cho là hợp lí:
Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
a) Ông em bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện năm điều Bác Hồ dạy tuân theo điều lệ
Đội và giữ gìn danh dự Đội
(Tiếng việt 3, tập 1, Tr. 51)
Sự lặp lại hợp lí của một hiện tượng sử dụng dấu câu nào đó (như ví dụ nêu
trên) có khả năng giúp học sinh ghi nhớ lâu cách dùng. Bên cạnh giúp học sinh nhận
ra tính lặp lại nào đó của hiện tượng sử dụng dấu câu, cũng cần có những câu hỏi hoặc
bài tập giúp học sinh biết loại trừ những hiện tượng dễ nhầm lẫn. Ví dụ, khi dạy về
dấu chấm hỏi, giáo viên nên đưa thêm bài tập giúp học sinh phân biệt được sự khác
nhau của hai câu dưới đây về mục đích nói:
Hãy so sánh sự khác nhau về nội dung dưới đây và cách sử dụng dấu câu của
mỗi câu:
-Chị ơi, chị biết nhà bác Hùng ở đâu không ạ?
6 -Chị làm ơn chỉ giúp em nhà bác Hùng ở đâu ạ.
Cần lưu ý, ở bước này, học sinh không chỉ nhận diện được vị trí xuất hiện của
dấu trong câu mà còn nhận biết rõ ý nghĩa, tác dụng của dấu câu trong việc truyền đạt
nội dung thông tin và nội dung biểu cảm của lời nói. Học sinh phải nhận biết từ hiện
tượng đến bản chất của việc sử dụng dấu câu trong văn bản.
Bước 3: Tổng hợp và khái quát hoá
Đây là bước giáo viên giúp học sinh tổng kết và khái quát thành định nghĩa, quy
tắc sử dụng dấu câu. Trước tiên, giáo viên cần dành cho học sinh một khoảng thời gian
nhìn lại các ví dụ đã phân tích trước đó dể dối chiếu, so sánh, hệ thống hoá, rút ra nhận
xét hoặc kết luận về cách sử dụng dấu câu và nêu thành quy tắc sử dụng. Qua đó, rèn
luyện cho các em khả năng quy nạp vấn đề, năng lực nắm bắt bản chất của các sự vật,
hiện tượng, phát triển tư duy logic. Để thực hiện tốt bước này, giáo viên cần có câu hỏi
dẫn dắt, gợi mở để học sinh tự phát hiện và tự khái quát. Học sinh chỉ có thể thực hiện
tốt bước này khi đã nắm rõ tính quy luật của việc sử dụng dấu câu trên cơ sở nhận biết
việc lặp lại nào đó từ các trường hợp sử dụng dấu câu cụ thể.
Bước 4: Luyện tập, thực hành
Ở bước này, giáo viên tiếp tục giao việc, hướng dẫn học sinh vận dụng những
kiến thức, kĩ năng mới lĩnh hội được vào giải quyết các bài tập thực hành. Với mỗi bài
tập, giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, so sánh
với những trường hợp dấu câu đã biết, đã học để nhận xét và đi đến lựa chọn hướng
giải quyết bài tập. Nhờ vậy, từ một ít kiến thức và kinh nghiệm ban đầu, học sinh sẽ tự
mở rộng kiến thức và tạo được những cơ hội rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho mình.
Bên cạch các bài tập ở sách giáo khoa, cần thiết kế riêng hệ thống bài tập bổ trợ
cho việc dạy và học từng loại dấu câu có thể sử dụng trong phần luyện tập, thực hành
cuối giờ học. Trong đó, các bài học cần được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, ứng với từng lớp để học sinh có cơ hội luyện kĩ năng sử dụng dấu câu một
cách có hệ thống.
2. Tổ chức cho HS thực hành sử dụng dấu câu
Người giáo viên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều
khiển quá trình tư duy của học sinh thông qua việc làm mẫu, nêu câu hỏi, gợi ý...Câu
hỏi hoặc gợi ý của giáo viên cần được diễn đạt dễ hiểu. Các câu hỏi nên phân thành
những mức độ yêu cầu khác nhau, để mọi đối tượng học sinh( Trung bình, khá,
giỏi....) trong lớp đều được tham gia trả lời. Giáo viên cần giúp học sinh biết các kết
nối kiến thức cũ - mới khi cần thiết và định thời gian cho mỗi câu hỏi và điểm dừng
giữa các câu hỏi sao cho vừa sức với các em. Hệ thống câu hỏi đặt ra theo hướng yêu
cầu nhận thức ngày càng nâng cao dần. Đặc biệt đối với việc đặt dấu câu, nên chú
trọng sử dụng hiệu quả các câu hỏi viết. Trong giờ học, việc sử dụng câu trả lời của
học sinh theo các tích cực (cả câu trả lời chưa đúng) là điều giáo viên phải hết sức
quan tâm.
Trong quá trình dạy thực hành, luyện tập, giáo viên cần dành thời gian thích
đáng cho học sinh suy nghĩ, thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ suy nghĩ với cả nhóm.
7 Cách tổ chức hoạt động học tập này giúp học sinh biết hợp tác trong suy nghĩ và hành
động để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Bài luyện tập, thực hành dấu câu là cơ hội để học sinh rèn luyện một cách chủ
động kỹ năng sử dụng dấu câu. Qua hệ thống bài tập thực hành, học sinh được đặt vào
những tình huống buộc phải bộc lộ kiến thức và kỹ năng sử dụng dấu câu. Để giúp
giáo viên thực hiện có hiệu quả giờ dạy thực hành về dấu câu, theo tôi cần xây dựng
quy trình chung đối với giờ dạy thực hành về dấu câu theo các bước:
Bước 1: Nhận biết yêu cầu của bài tập (xác định nhiệm vụ)
Bước 2: Xác định phương hướng làm bài (Huy động kiến thức, kỹ năng đã biết)
Bước 3: Giải bài tập( xác định các bước và các cách làm)
Bước 4: Nêu tác dụng của bài tập( Củng cố kiến thức, rèn kỹ năng)
Bước 1: Nhận biết yêu cầu của bài tập
Đây là bước giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài tập. Với học sinh tiểu
học, việc hiểu yêu cầu, nhiệm vụ bài tập không phải là đơn giản. Giáo viên nên để cho
các em đọc toàn bộ bài tập, suy nghĩ và xác định nhiệm vụ mà bài tập yêu cầu. Hiểu
và xác định đúng yêu cầu của bài tập là một bước giúp trẻ tự tin hơn và có ý thức về
nhiệm vụ cần hoàn thành. Ví dụ, học sinh phải làm bài tập sau:
Hãy đưa ra các cách đặt dấu câu cho câu dưới đây, để tạo ra các thông tin
khác nhau:
Bò cày không được thịt.
( Tiếng Việt 5, tập 2, trang. 133)
Đây là dạng bài từ một câu văn cho trước, học sinh thi tìm nhanh các phương
án chấm câu khác nhau( dung các dấu câu khác nhau) sẽ đưa lại những nội dung khác
nhau( nội dung thông tin, nội dung biểu cảm...). Với bài tập trên, học sinh có thể có
những cách chấm câu như sau:
+ Bò cày, không được thịt!
Đây là câu mệnh lệnh, ý muốn nói: Bò dùng để cày ruộng, không được đem
giết thịt!
+ Bò cày không được, thịt.
Đây là câu kể( nêu nhận xét): Bò dùng để cày ruộng thường gày, mổ ra được ít
thịt.
Để hướng dẫn học sinh giải bài tập, giáo viên cần có biện pháp xác định xem
các em có hiểu đúng yêu cầu của bài tập hay không bằng cách nêu câu hỏi để học sinh
suy nghĩ, trả lời.
Ví dụ: - Bài tập này có gì đặc biệt?
( Học sinh cần nêu: Đây là dạng bài cùng một câu văn nhưng có thể hiểu nhiều
cách khác nhau, tuỳ thuộc vào việc ngắt hơi khi nói và cách sử dụng dấu câu khi viết.)
8 Bước nhận biết yêu cầu của bài tập chính là bước học sinh phải xác định được
nhiệm vụ bài tập yêu cầu. Bước này đòi hỏi học sinh phải rèn luyện khả năng tư duy khái
quát, óc phán đoán nhanh nhạy. Làm tốt bước này, các bước tiếp theo mới đúng hướng.
Bước 2: Xác định phương hướng làm bài tập
Thông thường, ở bước này, giáo viên yêu cầu học sinh tự suy nghĩ làm bài.
Cách dạy này, theo chúng tôi. khó đưa lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt đối với
đối tượng học sinh đại trà. Bởi các em sẽ lúng túng không biết suy nghĩ cái gì hoặc
phải "làm mò", nặng về cảm tính và kinh nghiệm chủ quan, khả năng khái quát không
được rèn tập. Để khắc phục việc này, theo tôi thì người giáo viên nên nêu ra các câu
hỏi nhỏ để gợi ý, định hướng các tư duy cho học sinh. Với bài tập nêu trên, giáo viên
có thể nêu yêu cầu hoặc câu hỏi cho học sinh suy nghĩ:
- Em hãy tìm những cách đọc (Cách ngắt hơi, ngữ điệu) khác nhau( Cho câu
văn trên), sao cho câu văn vẫn có nghĩa (có thể nội dung thông báo của câu trong mỗi
cách ngắt câu - tương ứng với mỗi cách sử dụng dấu câu - không giống nhau). Theo
em, nên đặt câu như thế nào để làm rõ nghĩa và rõ ngữ điệu của mỗi cách đọc mà em
đã tìm ra.
Hoặc: Em hãy đặt dấu câu nào, ở vị trí nào cho câu văn trên để tạo ra những
nội dung thông báo khác nhau?
Có thể giáo viên đưa thêm những dạng bài tương tự giúp học sinh nhận ra vấn
đề cần giải quyết ở dạng bài này là gì. Đó cũng là một các gợi ý về cách làm, cách giải
bài tập rất hữu hiệu.
Với yêu cầu của bước này, những câu hỏi, những gợi ý, dẫn dắt... như vậy, giáo
viên có thể định hướng, cách suy nghĩ, cách giải quyết bài tập sử dụng dấu câu trong
các trường hợp cụ thể cho học sinh.
Bước 3: Làm bài tập
Từ bước xác định phương hướng đến bước giải bài tập cũng còn một khoảng
cách đòi hỏi học sinh phải nỗ lực huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sử dụng
ngôn ngữ của mình. Với đối tượng học sinh khá giỏi, ở bước này, giáo viên có thể gợi
ý cách giải bài bằng việc đưa ra một bài tập khác như sau:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu sử dụng sai dấu câu.
A. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ
cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
B. Trên nương mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ
cúi lom khom tra ngô, các cụ già nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
C. Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày, các bà mẹ
cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ đốt lá, mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
( Tiếng việt 3, tập 1, tr. 80)
Hoặc: Dấu phẩy đặt ở vị trí nào trong câu dưới đây là đúng?
A. Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt.
B. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.
9 C. Tiếng mưa êm sợi mưa, đều như dệt.
C. Tiếng mưa êm sợi mưa đều, như dệt.
Đưa ra những bài tập như vậy, giáo viên đã gợi ý cho học sinh cách làm bài
theo hướng đặt ra những giả thiết, những phương án sử dụng dấu chấm câu khác nhau
cho cùng một câu văn. Trên cơ sở đối chiếu các cách sử dụng dấu câu khác nhau, các
em biết các cách sử dụng dấu câu chính xác và linh hoạt.
Bước 4: Nêu tác dụng của bài tập trong việc củng cố, mở rộng, nâng cao.....
kiến thức và kỹ năng sử dụng dấu câu
Đây là bước quan trọng giúp học sinh tích luỹ vốn kinh nghiệm, khắc sâu
phương pháp tư duy thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của từng bài tập.
Nếu bỏ qua bước này, các em sẽ không có ý thức thu lượm những kiến thức cơ bản, cốt
lõi mà mỗi bài tập hướng đến. Do vậy, ở bước này, giáo viên nên giúp trẻ nhìn lại toàn
bộ quá trình giải bài tập của mình để rút ra những bài học cần thiết về phương pháp giải
bài tập, kiến thức về công dụng, chức năng của dấu câu, về khả năng sử dụng dấu câu
linh hoạt, sáng tạo, v.v... Có như vậy, các em mới có thể chủ động khi gặp lại những
trường hợp sử dụng dấu câu đa dạng trong mọi loại hình văn bản mà em thường gặp.
Dạy thực hành dấu câu theo các bước nêu trên sẽ giúp học sinh thực sự tham
gia vào hoạt động học tập tích cực. Các kiến thức kỹ năng sử dụng dấu câu được hình
thành ở học sinh một cách chắc chắn, hợp quy luật nhận thức và khả năng nhận thức
của học sinh.
Bên cạnh các bài tập dành cho mục tiêu luyện tập, thực hành sử dụng dấu câu
đã có sách giáo khoa, cũng cần xây dựng hệ thống bài tập về dấu câu đảm bảo tính
khoa học, tính sư phạm giúp giáo viên chủ động trong các giờ dạy thực hành ở những
đối tượng học sinh khác nhau, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học dấu câu
trong nhà trường. Hiểu được dụng ý của của mỗi loại, dạng bài tập về dấu câu là rất
quan trọng đối với giáo viên để từ đó có kế hoạch , biện pháp thích hợp giúp học sinh
học tập rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu câu đạt hiệu quả. Rèn luyện kỹ năng sử dụng
dấu câu thông qua hệ thống bài tập là cách thức, biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu
quả dạy học dấu câu.
3. Xây dựng hệ thống bài tập dấu câu
Để nâng cao chất lượng dạy học dấu câu, bên cạnh các bài học trong sách giáo
khoa, cần xây dựng hệ thống bài tập dấu câu để học sinh có thể thực hiện rèn luyện kỹ
năng dùng dấu câu của mình, thông qua đó các em có thể tự đánh giá kết quả học tập
của mình. Hệ thống bài tập này có thể giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của các em sau mỗi bài học hoặc sau từng giai đoạn học tập.
Hệ thống bài tập về dấu câu dành cho học sinh có thể phân thành 3 nhóm, mỗi
nhóm được sử dụng ở những giai đoạn, thời điểm học tập khác nhau của học sinh,
tương ứng với những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu khác nhau, đó là:
- Bài tập về từng loại dấu câu.
- Bài tập phân biệt các nhóm dấu câu.
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_dau_cau_tieng_viet_cho_hoc_sinh_ca.doc