Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra nội bộ trường học

Trường học chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt. Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong trường học trước hết cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là yêu cầu cấp bách để giáo dục phát triển.

 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: “Tiếp tục nâng cao giáo dục chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 16630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra nội bộ trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên bao gồm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục và kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên. 2.Kiểm tra xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên: * Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục được kiểm tra và đánh giá theo 3 tiêu chí : 2.1- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy: - Thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh. - Mức độ tiến bộ của học sinh qua từng học kỳ và cả năm căn cứ vào tỷ lệ xếp loại và hạnh kiểm. 2.2- Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác: - Đảm bảo sĩ số, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh. Quản lý hồ sơ sổ sách. Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng nề nếp, giúp đỡ các học sinh cá biệt. - Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. - Tham gia các công tác khác đã được nhà trường phân công. 2.3- Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hàng năm theo yêu cầu của cấp trên. - Tham gia học tập để đạt chuẩn và nâng cao trình độ đào tạo. 3. Đánh giá kết quả tiết dạy được kiểm tra. Việc kiểm tra đánh giá tiết dạy của giáo viên dựa trên 4 tiêu chí sau 3.1- Kiến thức : - Xác định được vị trí mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản,trọng tâm của bài dạy. Giảng dạy kiến thức cơ bản, có hệ thống. Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục,toàn diện (về thái đô, tinh thần, thẩm mỹ). Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gần với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh. Nội dung dạy học phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh. 3.2- Kĩ năng sư phạm Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lý thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập…) Vận dụng theo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới. Xử lý các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục Sử dụng đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả Lời giảng mạch lạc, truyền cảm; trình bày hợp lý. chữ viết đúng. Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình dạy học, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế lớp học. 3.3 Thái độ sư phạm Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển kịp thời năng lực. 3.4 Hiệu quả Tiến trình tiết dạy hợp lý,nhẹ nhàng ; các hoạt động học tập diễn ra hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh . Học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài, có tình cảm, có thái độ đúng. Học sinh vận dụng tốt kiến thức vào bài học. 4 . Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn giáo viên: Kiểm tra tổ chuyên môn giúp hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân . Nội dung kiểm tra bao gồm: - Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng về nhận thức , vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn… - Kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm. - Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, chuyên đề… - Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua sổ nâng cao. - Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh theo từng khối: ngoại khoá, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi… 5. Kiểm tra các chuyên đề khác: Tập trung kiểm tra những nội dung mà năm học trước giáo viên thực hiện còn hạn chế như: kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp, kiểm tra giờ dạy trên lớp, kiểm tra việc thực hiên quy chế chuyên môn, kiểm tra hoạt động ngoài lớp, ngoài trường của giáo viên. Đồng thời đề ra những giải pháp tích cực giúp giáo viên khắc phục những hạn chế đó để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở trên, hiệu trưởng sử dụng các hình thức và phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp lý 6 . Kiểm tra các bộ phận ban ngành: Hiệu trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra các bộ phận ban ngành và các bộ phận trong nhà trường như : cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, tài chính, văn thể,… 6.1. Kiểm tra thư viện: Hiệu trưởng kiểm tra chức năng hoạt động của cán bộ thư viện. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách mà còn là nơi phổ biến sách báo cho bạn đọc. Sách báo phải được bảo quản giữ gìn, thống kê, phân loại theo chuyên môn ngành thư viện. Các sách báo phải được bổ sung kịp thời hàng tháng và đầu năm học. Để kiểm tra hoạt động của thư viện Hiệu trưởng sử dụng các phương pháp kiểm tra như: quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách quản lý, sử dụng, phổ biến sách báo, tài liệu của thư viện. 6.2. Kiểm tra cơ sở vật chất: * Kiểm tra phòng làm việc, lớp học nhằm hai mục đích: một là thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, hai là đảm bảo an toàn, thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc. Hiệu trưởng quan sát trực tiếp, kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến phát hiện của các cá nhân. * Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ: Kiểm tra để nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại đồ dùng bằng gỗ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến phát hiện của đơn vị cá nhân. 6.3. Kiểm tra tài chính: Hiệu trưởng kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách. Khi kiểm tra Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp như: quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách để kiểm tra . 6.4. Kiểm tra học sinh: Để làm tốt công tác quản lý trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà Hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một khối lớp cũng như toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập thể sư phạm trong giảng dạy, giáo dục. Nội dung kiểm tra bao gồm: - Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập. - Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ - vệ sinh, biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật… - Sinh hoạt tập thể lớp. 7. Tổng kết công tác kiểm tra: Sau khi kiểm tra Hiệu trưởng cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cẩn lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra ( hồ sơ kiểm tra cần: chính xác, khách quan). Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến quá trình quản lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lương dạy học giáo dục của nhà trường. VI. KẾT LUẬN : Công tác kiểm tra nội bộ trường học có tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng dạy và học là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Chính công tác kiểm tra giúp hiệu trưởng nắm được hoạt động hàng ngày trên lớp của giáo viên, cán bộ nhân viên, tình hình học tập của học sinh, đồng thời góp phần ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong nhà trường.Qua phân tích thực trạng kiểm tra nội bộ trường học ở trường Tiểu học Tôn Đức Thắng chúng tôi đã nhận thấy nhà trường đã tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đúng với quy trình, với văn bản cấp trên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học của đơn vị vẫn còn một số hạn chế trong việc tổ chức kiểm tra còn lúng túng, còn mang tính hình thức, kiểm tra đủ với số lượng kế hoạch đề ra song hiệu quả chưa cao. Qua thực hiện đề tài này tôi thấy được tính thực tiễn trong công tác kiểm tra nội bộ đối với nhà trường, đó là thực hiện tốt các giải pháp kiểm tra nội bộ một cách nghiêm túc, chắc chắn rằng hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học Tôn Đức Thắng sẽ đi vào nề nếp hơn, đạt hiệu quả cao hơn. KIẾN NGHỊ : 1. Đối với cấp trên. - Hàng năm cần có kế hoạch hỗ trợ kịp thời các đồ dùng dạy học để giúp giáo phát huy hết khả năng sư phạm thực hiện tốt giờ dạy của mình theo phương pháp đổi mới. .2. Đối với cấp trường. - Hàng tháng nên tổ chức họp rút kinh nghiệm và nhắc nhở các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch. - Bố trí và sắp xếp thời gian phù hợp để ban kiểm tra làm việc đạt hiệu quả.. - Hiệu trưởng phải có kế hoạch, suy nghĩ  tìm ra những biện pháp xây dựng công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của xã hội.     Từ nhận thức của cá nhân, của ban giám hiệu nhà  trường, tôi đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao chất lượng dạy học của trường Tiểu học Tôn Đức Thắng.    Vì  thời gian nghiên cứu có hạn, nên Sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý chân thành của quý vị và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện và mang tính thực tiển hơn. Ea Ngai ngày 15 thág 4 năm 2014 Người viết Lê Thị Cảnh MỤC LỤC Trang I .Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1-2 II. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………....2-3 III.Cơ sở thực tiển ……………………………………………. ………….............3-4 IV. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………. ………4-11 V.Kết quả nghiên cứu………………………………………………… ……………………11-15 VI. Kết Luận……………………………………………………………………….15 VII.Kiến nghị ………………………………………...............................................15

File đính kèm:

  • docCong tac kiem tra noi bo truong hoc o truong Tieuhoc.doc
Giáo án liên quan